Doanh nghiệp nhỏ và vừa không “mặn mà” với hiệp hội
Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên?
Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên?
VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.
Thưa ông, vì sao sau 2 năm thành lập, cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp mà mới có 10.000 doanh nghiệp gia nhập hiệp hội?
Nhiều người cho rằng chúng tôi làm không chuyên nghiệp. Bằng chứng là sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn trong tình trạng “thiếu thốn” đủ bề: không trụ sở, không được cấp kinh phí, không cơ quan ngôn luận, vì thế mà nhiều doanh nghiệp “ngại” vào hiệp hội.
Thực tế, ít người biết hơn 2 năm nay chúng tôi đã bỏ tiền túi ra làm hiệp hội. Chúng tôi cũng đã nghĩ ra nhiều lối đi nhưng lại có nhiều “rào cản”. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều thiếu vốn, rất cần có một ngân hàng riêng dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy mà khi chúng tôi lập đề án, gửi đi gần 2 năm rồi vẫn chưa thấy Ngân hàng Nhà nước trả lời.
Vừa rồi chúng tôi tổ chức hội chợ An Biên ở Đức, 12 doanh nghiệp tham gia, được hiệp hội tổ chức đưa đi bài bản, lo vé, visa, gian hàng… Sau hội chợ, cả 12 doanh nghiệp đều ký được hợp đồng. Có chủ doanh nghiệp về Việt Nam đến gặp chúng tôi chia sẻ: ký được hợp đồng, cả xã em có việc làm, lãi đến 50%. Nhờ có hiệp hội, chứ chúng em doanh nghiệp bé, lại quê mùa, một tiếng Tây bẻ làm đôi không biết. Ai ngờ được đi Tây, kiếm được đô la!
Tuy nhiên, với một hiệp hội lớn, mái nhà chung của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, chúng tôi không thể để tình trạng “hữu sinh vô dưỡng”, chúng tôi rất cần sự quan tâm của Chính phủ. Tôi nghĩ để mạnh được lên cần phải có thời gian.
Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước?
Ở Việt Nam, không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp nhỏ, đâu là doanh nghiệp vừa. Thường thì các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiện cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp thì 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là những “thanh giảm xóc” cho nền kinh tế, là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, là trụ cột của kinh tế địa phương…
Không phải ngẫu nhiên mà giữa thời buổi gần như “loạn” hội nọ, hội kia, cả nước có tới hàng trăm hiệp hội khác nhau, Chính phủ vẫn quan tâm đặc biệt tới việc phải có một hiệp hội của khối các doanh nghiệp. Điều đó là rất đúng bởi cộng đồng này đang đóng góp khoảng 30% GDP cho đất nước, chiếm 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng rất quan tâm đến cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cũng rất mong có một dịp nào đó để báo cáo Thủ tướng những khó khăn của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, bởi đây là “mái nhà chung” của một cộng đồng với hơn 300.000 doanh nghiệp.
Đã đi nhiều nơi, ông thấy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao là thực trạng chung ở nhiều nước trên thế giới. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, phần lớn các nước đều có chính sách quan tâm, hỗ trợ đến các doanh nghiệp.
Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước cũng rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của ông chủ tịch hiệp hội.
Nhớ một lần chúng tôi sang Đức, thấy ông chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa rất “oách”. Có tiếng nói của ông ấy, hội chợ của các doanh nghiệp Việt Nam được cả nước Đức quan tâm ngay. Đi đến đâu, sân bay hay xe bus, chỉ cần giơ tấm thẻ hội chợ là được miễn vé liền.
Hay như lần sang Hàn Quốc, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy trụ sở hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa rất “hoành tráng”. Họ còn sở hữu hệ thống ngân hàng của hiệp hội với số vốn rất lớn. Họ đón tiếp Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như đón tiếp một bộ trưởng.
Gần đây, Hội nghị cấp cao APEC 14 được tổ chức ở Hà Nội. Tại đây có hẳn một cuộc họp Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước. Ấy vậy mà tại cuộc họp quan trọng này, Chủ tịch Hiệp hội của chúng tôi lại không được tham gia…
VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.
Thưa ông, vì sao sau 2 năm thành lập, cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp mà mới có 10.000 doanh nghiệp gia nhập hiệp hội?
Nhiều người cho rằng chúng tôi làm không chuyên nghiệp. Bằng chứng là sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn trong tình trạng “thiếu thốn” đủ bề: không trụ sở, không được cấp kinh phí, không cơ quan ngôn luận, vì thế mà nhiều doanh nghiệp “ngại” vào hiệp hội.
Thực tế, ít người biết hơn 2 năm nay chúng tôi đã bỏ tiền túi ra làm hiệp hội. Chúng tôi cũng đã nghĩ ra nhiều lối đi nhưng lại có nhiều “rào cản”. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều thiếu vốn, rất cần có một ngân hàng riêng dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy mà khi chúng tôi lập đề án, gửi đi gần 2 năm rồi vẫn chưa thấy Ngân hàng Nhà nước trả lời.
Vừa rồi chúng tôi tổ chức hội chợ An Biên ở Đức, 12 doanh nghiệp tham gia, được hiệp hội tổ chức đưa đi bài bản, lo vé, visa, gian hàng… Sau hội chợ, cả 12 doanh nghiệp đều ký được hợp đồng. Có chủ doanh nghiệp về Việt Nam đến gặp chúng tôi chia sẻ: ký được hợp đồng, cả xã em có việc làm, lãi đến 50%. Nhờ có hiệp hội, chứ chúng em doanh nghiệp bé, lại quê mùa, một tiếng Tây bẻ làm đôi không biết. Ai ngờ được đi Tây, kiếm được đô la!
Tuy nhiên, với một hiệp hội lớn, mái nhà chung của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, chúng tôi không thể để tình trạng “hữu sinh vô dưỡng”, chúng tôi rất cần sự quan tâm của Chính phủ. Tôi nghĩ để mạnh được lên cần phải có thời gian.
Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước?
Ở Việt Nam, không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp nhỏ, đâu là doanh nghiệp vừa. Thường thì các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiện cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp thì 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là những “thanh giảm xóc” cho nền kinh tế, là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, là trụ cột của kinh tế địa phương…
Không phải ngẫu nhiên mà giữa thời buổi gần như “loạn” hội nọ, hội kia, cả nước có tới hàng trăm hiệp hội khác nhau, Chính phủ vẫn quan tâm đặc biệt tới việc phải có một hiệp hội của khối các doanh nghiệp. Điều đó là rất đúng bởi cộng đồng này đang đóng góp khoảng 30% GDP cho đất nước, chiếm 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng rất quan tâm đến cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cũng rất mong có một dịp nào đó để báo cáo Thủ tướng những khó khăn của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, bởi đây là “mái nhà chung” của một cộng đồng với hơn 300.000 doanh nghiệp.
Đã đi nhiều nơi, ông thấy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao là thực trạng chung ở nhiều nước trên thế giới. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, phần lớn các nước đều có chính sách quan tâm, hỗ trợ đến các doanh nghiệp.
Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước cũng rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của ông chủ tịch hiệp hội.
Nhớ một lần chúng tôi sang Đức, thấy ông chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa rất “oách”. Có tiếng nói của ông ấy, hội chợ của các doanh nghiệp Việt Nam được cả nước Đức quan tâm ngay. Đi đến đâu, sân bay hay xe bus, chỉ cần giơ tấm thẻ hội chợ là được miễn vé liền.
Hay như lần sang Hàn Quốc, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy trụ sở hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa rất “hoành tráng”. Họ còn sở hữu hệ thống ngân hàng của hiệp hội với số vốn rất lớn. Họ đón tiếp Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như đón tiếp một bộ trưởng.
Gần đây, Hội nghị cấp cao APEC 14 được tổ chức ở Hà Nội. Tại đây có hẳn một cuộc họp Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước. Ấy vậy mà tại cuộc họp quan trọng này, Chủ tịch Hiệp hội của chúng tôi lại không được tham gia…