Doanh nghiệp sữa chống chọi “cơn lốc” melamine
Sự kiện melamine chỉ khó khăn cho các sản phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng, những thương hiệu uy tín thì không sao
Sự kiện melamine chỉ khó khăn cho các sản phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng, những thương hiệu uy tín thì không sao.
Ngay sau scandal sữa Tam Lộc của Trung Quốc có chất melamine, nhiều dự đoán cho rằng các doanh nghiệp sữa, doanh nghiệp nhập khẩu bột sữa, doanh nghiệp chế biến bánh, kẹo... tại Việt Nam có dùng nguyên liệu là bột sữa cũng bị vạ lây.
Tạm ngưng bán, không giảm doanh số
Ông Trần Hữu Đức - Giám đốc quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) cho biết khi bắt đầu rộ lên thông tin về melamine, có thông tin nhầm lẫn rằng Nutifood dùng bột sữa Trung Quốc. Nutifood cũng đã nhanh chóng giải thích, cam đoan sản phẩm không sử dụng nguyên liệu Trung Quốc, đồng thời nhanh chóng đưa mẫu đi kiểm nghiệm như các doanh nghiệp khác.
Ông Đức cho rằng sự cố melamine Trung Quốc có ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam, một số nhà phân phối đề nghị ngưng nhập hàng, chờ kết quả kiểm nghiệm. Tuy nhiên, chỉ là tạm ngưng chứ không giảm doanh số, cũng không bị người tiêu dùng từ chối sản phẩm.
Ảnh hưởng nặng hơn là mặt hàng bánh, kẹo sử dụng bột sữa. Buổi sáng có thông tin nghi ngờ sôcôla M&M, Dover, Snickers sản xuất tại Trung Quốc nhiễm melamine, lập tức buổi chiều các siêu thị rút hàng ra khỏi kệ, yêu cầu nhà nhập khẩu và phân phối mặt hàng này (Công ty Kim Liên, quận Tân Bình) cung cấp kết quả kiểm nghiệm.
Chiều 30/9, ông Ngô Văn Hải - Phó giám đốc kinh doanh CitiMart cho biết Công ty Kim Liên đã có văn bản gửi Citi Mart khẳng định các sản phẩm sôcôla trên được sản xuất từ nguồn nguyên liệu bột sữa đảm bảo chất lượng và cam kết sẽ gửi kết quả kiểm nghiệm sau. Tuy nhiên, ông Hải cho biết để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, siêu thị vẫn tạm ngưng bán mặt hàng này cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm.
Liên tục đăng quảng cáo để minh oan
Những ngày qua trên báo chí liên tiếp xuất hiện các mẩu quảng cáo để khẳng định chất lượng sữa. Cũng trong dịp này, các hãng sữa phải chạy đôn chạy đáo đưa mẫu sữa đi kiểm nghiệm.
Ngay sau scandal sữa Tam Lộc của Trung Quốc có chất melamine, nhiều dự đoán cho rằng các doanh nghiệp sữa, doanh nghiệp nhập khẩu bột sữa, doanh nghiệp chế biến bánh, kẹo... tại Việt Nam có dùng nguyên liệu là bột sữa cũng bị vạ lây.
Tạm ngưng bán, không giảm doanh số
Ông Trần Hữu Đức - Giám đốc quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) cho biết khi bắt đầu rộ lên thông tin về melamine, có thông tin nhầm lẫn rằng Nutifood dùng bột sữa Trung Quốc. Nutifood cũng đã nhanh chóng giải thích, cam đoan sản phẩm không sử dụng nguyên liệu Trung Quốc, đồng thời nhanh chóng đưa mẫu đi kiểm nghiệm như các doanh nghiệp khác.
Ông Đức cho rằng sự cố melamine Trung Quốc có ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam, một số nhà phân phối đề nghị ngưng nhập hàng, chờ kết quả kiểm nghiệm. Tuy nhiên, chỉ là tạm ngưng chứ không giảm doanh số, cũng không bị người tiêu dùng từ chối sản phẩm.
Ảnh hưởng nặng hơn là mặt hàng bánh, kẹo sử dụng bột sữa. Buổi sáng có thông tin nghi ngờ sôcôla M&M, Dover, Snickers sản xuất tại Trung Quốc nhiễm melamine, lập tức buổi chiều các siêu thị rút hàng ra khỏi kệ, yêu cầu nhà nhập khẩu và phân phối mặt hàng này (Công ty Kim Liên, quận Tân Bình) cung cấp kết quả kiểm nghiệm.
Chiều 30/9, ông Ngô Văn Hải - Phó giám đốc kinh doanh CitiMart cho biết Công ty Kim Liên đã có văn bản gửi Citi Mart khẳng định các sản phẩm sôcôla trên được sản xuất từ nguồn nguyên liệu bột sữa đảm bảo chất lượng và cam kết sẽ gửi kết quả kiểm nghiệm sau. Tuy nhiên, ông Hải cho biết để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, siêu thị vẫn tạm ngưng bán mặt hàng này cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm.
Liên tục đăng quảng cáo để minh oan
Những ngày qua trên báo chí liên tiếp xuất hiện các mẩu quảng cáo để khẳng định chất lượng sữa. Cũng trong dịp này, các hãng sữa phải chạy đôn chạy đáo đưa mẫu sữa đi kiểm nghiệm.
Tương tự như nội dung quảng cáo trên một số tờ báo, ông Trần Bảo Minh - Phó tổng giám đốc Vinamilk khẳng định doanh thu của Vinamilk không bị ảnh hưởng bởi scandal này, vì Vinamilk không sử dụng bột sữa Trung Quốc.
Khi nổ ra thông tin trên, hầu hết doanh nghiệp ngành sữa đều phải chủ động đưa mẫu đi kiểm nghiệm. Ông Minh không xem việc này là một khó khăn mà còn cho rằng việc kiểm nghiệm này là việc hết sức bình thường, chi phí chẳng đáng là bao mà có thể giúp cho người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chủ động thông tin cho người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm của mình. Những ngày qua, Dutch Lady liên tục đăng thông điệp khẳng định sản phẩm của mình không sử dụng nguyên liệu Trung Quốc. Vinamilk cũng khẳng định sản phẩm của mình không có melamine.
Ngoài ra, Tập đoàn bơ sữa Namyang cũng thông cáo rằng sữa XO và sữa Star Science Gold của hãng này không có melamine. Dumex Việt Nam thì khẳng định sản phẩm của mình an toàn...
Ông Trần Bảo Minh cho rằng chi phí truyền thông này cũng không phải là lớn gì, nhất là so với quyền được thông tin, quyền được sử dụng sản phẩm an toàn của người tiêu dùng. Ông Minh đánh giá rằng trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp lúc thuận lợi, lúc khó khăn và sự kiện melamine lần này sẽ là một khó khăn cho các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không chất lượng chứ không ảnh hưởng đến những thương hiệu uy tín.
Tố Như (Pháp luật Tp.HCM)