Đổi hạt nhân, Triều Tiên được lương thực
Ngay sau cam kết giải giáp hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, các tổ chức quốc tế và các nước đã nối lại hoạt động viện trợ cho nước này
Ngay sau khi CHDCND Triều Tiên thực hiện các cam kết giải giáp hạt nhân ở nước này, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) tuyên bố mở rộng viện trợ lương thực cho Triều Tiên. Mỹ, Hàn Quốc cũng đã nối lại các hoạt động trợ giúp nước này.
Triều Tiên đang đối mặt với nạn thiếu lương thực nặng nề do lũ lụt nghiệm trọng hồi năm trước. WFP ước tính, sẽ có hơn 5 triệu người, trong tổng số 23 triệu người dân Triều Tiên, cần được cứu đói.
Mỹ và WFB mở rộng viện trợ lương thực
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 30/6 cho biết, sẽ mở rộng viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Theo đó, số người được WFP viện trợ lương thực có thể lên tới hơn 5 triệu, so với con số 1,2 triệu hiện nay. Giám đốc khu vực châu Á của WFP Tony Banbury cho biết, nhờ sự chấp thuận của Bình Nhưỡng và hỗ trợ của Mỹ, WFP có thể mở rộng chương trình trợ giúp lương thực của mình để cung cấp cho hàng triệu người dân Triều Tiên đang có nguy cơ thiếu lương thực và suy dinh dưỡng. WFP đã được phép cử gần 50 nhân viên cứu trợ quốc tế đến Triều Tiên.
Mỹ và Triều Tiên cũng đã ký thỏa thuận về việc nối lại hỗ trợ lương thực cho Bình Nhưỡng ngay sau khi Triều Tiên phá hủy tháp giải nhiệt tại lò phản ứng hạt nhân Yongbyun tuần trước. Theo CNN, Mỹ và Triều Tiên đã ký bản ghi nhớ về việc Washington hỗ trợ 500 nghìn tấn lương thực cho Bình Nhưỡng. Con tàu chở 38 nghìn tấn lương thực của Mỹ đã cập cảng Nampo, Triều Tiên và số lương thực này được phân phối cho người dân Triều Tiên từ 30/6.
Theo thỏa thuận vừa ký, Triều Tiên sẽ cho phép tăng số lượng nhân viên nước ngoài giám sát quá trình phân phối lương thực từ 10 người lên 60 người. Các nhân viên này được quyền kiểm tra bất kỳ khu vực được hỗ trợ lương thực nào. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đồng ý mở rộng các khu vực được hỗ trợ từ 50 lên 150 khu vực.
Mới đây, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua dự luật hỗ trợ ngân sách cho Triều Tiên, để thực hiện giải trừ toàn bộ các cơ sở hạt nhân. Nếu Tổng thống Bush ký dự luật này, Triều Tiên sẽ không còn nằm trong những đối tượng bị Mỹ áp dụng điều luật “Glenn”, điều luật cho phép tự động áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nước thử hạt nhân. Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trên hôm 27/6.
Các chuyên gia cho rằng, những động thái gần đây như Mỹ bắt đầu các thủ tục đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố, dỡ bỏ cấm vận đối với Bình Nhưỡng ngay sau khi Triều Tiên giao nộp danh sách các chương trình hạt nhân, đang thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.
Quan hệ liên Triều bớt căng thẳng
Cùng với diễn biến tích cực của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên cũng đang ấm lên. Ngày 30/6, Hàn Quốc một lần nữa đề nghị viện trợ 50.000 tấn ngũ cốc cho Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Ho-Nyoun, từ tuần trước, bộ này đã thông qua các tổ chức chữ thập đỏ hai miền Triều Tiên gửi đi thông điệp rằng Hàn Quốc sẵn sàng gửi cho Triều Tiên ngũ cốc, "thậm chí bằng các kênh không chính thức".
Những năm gần đây, mỗi năm Hàn Quốc cung cấp cho Triều Tiên 400.000 tấn gạo và 300.000 tấn phân bón. Tuy nhiên, hoạt động này đã bị ngưng lại hồi tháng hai sau khi Bình Nhưỡng ngừng đối thoại cấp chính phủ và đóng cửa biên giới giữa hai nước để phản đối chính sách ngoại giao cứng rắn của Chính phủ mới ở Hàn Quốc. Posco, tập đoàn thép lớn nhất Hàn Quốc cũng đang xem xét nhập khẩu quặng sắt từ Triều Tiên.
Một quan chức Posco cho biết, Uỷ ban hợp tác kinh tế liên Triều của Triều Tiên đã chính thức mời Giám đốc điều hành Posco Kim Dong-jin sang Bình Nhưỡng để thảo luận kế hoạch mua bán quặng sắt và mở rộng khai thác than đá.
Người phát ngôn của Bộ Thống nhất Kim Ho-nyeon cũng cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp trang thiết bị viễn thông cho Triều Tiên theo cam kết tại cuộc họp xúc tiến hợp tác giao lưu liên Triều tháng 11/2007. Ông Kim cho biết, Chính phủ cũng đề nghị Triều Tiên thảo luận về vấn đề đi lại, viễn thông và thuế quan tại khu công nghiệp Gaesung và núi Geumgang, nhưng Bình Nhưỡng tiếp tục từ chối.
Trong khi đó, Triều Tiên tỏ ý lấy làm tiếc về việc các dự án tại khu công nghiệp Gaesung và núi Geumgang đang gặp khó khăn.
Triều Tiên đang đối mặt với nạn thiếu lương thực nặng nề do lũ lụt nghiệm trọng hồi năm trước. WFP ước tính, sẽ có hơn 5 triệu người, trong tổng số 23 triệu người dân Triều Tiên, cần được cứu đói.
Mỹ và WFB mở rộng viện trợ lương thực
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 30/6 cho biết, sẽ mở rộng viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Theo đó, số người được WFP viện trợ lương thực có thể lên tới hơn 5 triệu, so với con số 1,2 triệu hiện nay. Giám đốc khu vực châu Á của WFP Tony Banbury cho biết, nhờ sự chấp thuận của Bình Nhưỡng và hỗ trợ của Mỹ, WFP có thể mở rộng chương trình trợ giúp lương thực của mình để cung cấp cho hàng triệu người dân Triều Tiên đang có nguy cơ thiếu lương thực và suy dinh dưỡng. WFP đã được phép cử gần 50 nhân viên cứu trợ quốc tế đến Triều Tiên.
Mỹ và Triều Tiên cũng đã ký thỏa thuận về việc nối lại hỗ trợ lương thực cho Bình Nhưỡng ngay sau khi Triều Tiên phá hủy tháp giải nhiệt tại lò phản ứng hạt nhân Yongbyun tuần trước. Theo CNN, Mỹ và Triều Tiên đã ký bản ghi nhớ về việc Washington hỗ trợ 500 nghìn tấn lương thực cho Bình Nhưỡng. Con tàu chở 38 nghìn tấn lương thực của Mỹ đã cập cảng Nampo, Triều Tiên và số lương thực này được phân phối cho người dân Triều Tiên từ 30/6.
Theo thỏa thuận vừa ký, Triều Tiên sẽ cho phép tăng số lượng nhân viên nước ngoài giám sát quá trình phân phối lương thực từ 10 người lên 60 người. Các nhân viên này được quyền kiểm tra bất kỳ khu vực được hỗ trợ lương thực nào. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đồng ý mở rộng các khu vực được hỗ trợ từ 50 lên 150 khu vực.
Mới đây, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua dự luật hỗ trợ ngân sách cho Triều Tiên, để thực hiện giải trừ toàn bộ các cơ sở hạt nhân. Nếu Tổng thống Bush ký dự luật này, Triều Tiên sẽ không còn nằm trong những đối tượng bị Mỹ áp dụng điều luật “Glenn”, điều luật cho phép tự động áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nước thử hạt nhân. Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trên hôm 27/6.
Các chuyên gia cho rằng, những động thái gần đây như Mỹ bắt đầu các thủ tục đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố, dỡ bỏ cấm vận đối với Bình Nhưỡng ngay sau khi Triều Tiên giao nộp danh sách các chương trình hạt nhân, đang thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.
Quan hệ liên Triều bớt căng thẳng
Cùng với diễn biến tích cực của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên cũng đang ấm lên. Ngày 30/6, Hàn Quốc một lần nữa đề nghị viện trợ 50.000 tấn ngũ cốc cho Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Ho-Nyoun, từ tuần trước, bộ này đã thông qua các tổ chức chữ thập đỏ hai miền Triều Tiên gửi đi thông điệp rằng Hàn Quốc sẵn sàng gửi cho Triều Tiên ngũ cốc, "thậm chí bằng các kênh không chính thức".
Những năm gần đây, mỗi năm Hàn Quốc cung cấp cho Triều Tiên 400.000 tấn gạo và 300.000 tấn phân bón. Tuy nhiên, hoạt động này đã bị ngưng lại hồi tháng hai sau khi Bình Nhưỡng ngừng đối thoại cấp chính phủ và đóng cửa biên giới giữa hai nước để phản đối chính sách ngoại giao cứng rắn của Chính phủ mới ở Hàn Quốc. Posco, tập đoàn thép lớn nhất Hàn Quốc cũng đang xem xét nhập khẩu quặng sắt từ Triều Tiên.
Một quan chức Posco cho biết, Uỷ ban hợp tác kinh tế liên Triều của Triều Tiên đã chính thức mời Giám đốc điều hành Posco Kim Dong-jin sang Bình Nhưỡng để thảo luận kế hoạch mua bán quặng sắt và mở rộng khai thác than đá.
Người phát ngôn của Bộ Thống nhất Kim Ho-nyeon cũng cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp trang thiết bị viễn thông cho Triều Tiên theo cam kết tại cuộc họp xúc tiến hợp tác giao lưu liên Triều tháng 11/2007. Ông Kim cho biết, Chính phủ cũng đề nghị Triều Tiên thảo luận về vấn đề đi lại, viễn thông và thuế quan tại khu công nghiệp Gaesung và núi Geumgang, nhưng Bình Nhưỡng tiếp tục từ chối.
Trong khi đó, Triều Tiên tỏ ý lấy làm tiếc về việc các dự án tại khu công nghiệp Gaesung và núi Geumgang đang gặp khó khăn.