Đối thoại về bất động sản: “Nóng” chuyện nhà
Khát khao có nhà ở của những người thu nhập thấp đã trở thành “tâm điểm” của buổi đối thoại trực tuyến
Khát khao có nhà ở của những người thu nhập thấp đã trở thành “tâm điểm” của buổi đối thoại trực tuyến.
>>Cơ hội mua nhà xã hội giá rẻ
Diễn ra trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ từ 15h30 - 17h30 ngày 9/5, buổi đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân có chủ đề “Thị trường bất động sản - Thực trạng và giải pháp”. Buổi đối thoại có 4 nhóm chủ đề chính: đầu tư và phát triển bất động sản; giao dịch, mua bán bất động sản; giá cả bất động sản; quản lý, sử dụng, bảo trì bất động sản.
Thế nhưng, nhóm những câu hỏi độc giả gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân phần nhiều là về vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp.
Nhà ở, xa vời vợi…
Giá bất động sản ở mức cao tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM khiến giấc mơ nhà ở đang vượt quá tầm với của đa số người dân. Hiện trạng này được phản ánh trong nhiều câu hỏi được độc giả gửi đến Bộ trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân thừa nhận, những biến động trên thị trường bất động sản thời gian qua đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân, trong đó có nguồn cung nhà cho người thu nhập thấp.
Ông Quân cho biết, từ khi Luật Nhà ở ra đời (năm 2006), Nhà nước đã có chính sách xây dựng quỹ nhà ở xã hội cho những người thu nhập thấp, nhưng gần đây mới triển khai được. Chính sách này đang được thí điểm ở 3 thành phố: Hà Nội, Bình Dương và Tp.HCM, thông qua hình thức hợp tác xã nhà ở.
Trong một lần trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Duy Nhật - Giám đốc Dự án Phát triển Hợp tác xã Nhà ở - cho hay, việc xây dựng nhà ở theo mô hình hợp tác xã cho những người thu nhập thấp đã triển khai được hai năm, nhưng đến nay, khâu vướng mắc nhất vẫn là ở đất đai. “Việc xin cấp đất xây dựng vẫn còn rất khó, nhiều thủ tục. Ở Hà Nội chúng tôi vẫn chưa xin được đất”, ông Nhật nói.
Trong ngày họp thứ 4 (9/5) của kỳ họp Quốc hội khóa XII, một đại biểu Quốc hội tính toán, với những người làm công ăn lương có thu nhập thấp, ít ỏi trong thời buổi giá tiêu dùng, nguyên liệu, đất đai đều cao thì “cả đời cũng không mua được nhà”.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng “tạo niềm tin” cho những người thu nhập thấp khi cho biết Bộ đang xây dựng đề án phát triển nhà xã hội trên phạm vi toàn quốc để trình Chính phủ. “Nhưng lộ trình đó còn là cả một quá trình cần phải phấn đấu”, Bộ trưởng nói.
Tăng cung, hoàn chỉnh thuế
Tuy không “nóng” bằng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng vấn đề làm thế nào để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững cũng được nhiều độc giả quan tâm.
Ông Nguyễn Hồng Quân cho biết, để ổn định thị trường bất động sản cần thực hiện mạnh ba nhóm giải pháp: rà soát, tăng nguồn cung cho bất động sản; hoàn thiện chính sách về thuế, tín dụng và có bộ máy, cơ sở, con người để quản lý giao dịch bất động sản, đặc biệt là phải giao dịch, đăng ký bất động sản qua sàn để công khai, minh bạch, ngă chặn tình trạng mua đầu cơ nhà ở, mua không dùng.
Theo ông Quân, giải pháp quan trọng đầu tiên là phải tăng nguồn cung bất động sản. Bởi vì, nguồn cung bất động sản luôn ít hơn cầu, nên mới dẫn đến tình trạng đầu cơ, thổi giá. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân do "cầu ảo", giá tăng do nhà đầu cơ kích cầu ảo lên, đồng thời có cả yếu tố tâm lý của người tiêu dùng, nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời.
Mặt khác, quy định về chính sách thuế chưa đủ và chưa phù hợp. Thuế chuyển nhượng có, nhưng cao, làm nhiều người giao dịch ngầm. Thuế tài sản chưa có, nên dẫn đến tình trạng mua để dành. Vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thuế bất động sản, thuế lũy tiến để quản lý và phát triển bền vững thị trường “nhạy cảm” này.
>>Cơ hội mua nhà xã hội giá rẻ
Diễn ra trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ từ 15h30 - 17h30 ngày 9/5, buổi đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân có chủ đề “Thị trường bất động sản - Thực trạng và giải pháp”. Buổi đối thoại có 4 nhóm chủ đề chính: đầu tư và phát triển bất động sản; giao dịch, mua bán bất động sản; giá cả bất động sản; quản lý, sử dụng, bảo trì bất động sản.
Thế nhưng, nhóm những câu hỏi độc giả gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân phần nhiều là về vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp.
Nhà ở, xa vời vợi…
Giá bất động sản ở mức cao tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM khiến giấc mơ nhà ở đang vượt quá tầm với của đa số người dân. Hiện trạng này được phản ánh trong nhiều câu hỏi được độc giả gửi đến Bộ trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân thừa nhận, những biến động trên thị trường bất động sản thời gian qua đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân, trong đó có nguồn cung nhà cho người thu nhập thấp.
Ông Quân cho biết, từ khi Luật Nhà ở ra đời (năm 2006), Nhà nước đã có chính sách xây dựng quỹ nhà ở xã hội cho những người thu nhập thấp, nhưng gần đây mới triển khai được. Chính sách này đang được thí điểm ở 3 thành phố: Hà Nội, Bình Dương và Tp.HCM, thông qua hình thức hợp tác xã nhà ở.
Trong một lần trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Duy Nhật - Giám đốc Dự án Phát triển Hợp tác xã Nhà ở - cho hay, việc xây dựng nhà ở theo mô hình hợp tác xã cho những người thu nhập thấp đã triển khai được hai năm, nhưng đến nay, khâu vướng mắc nhất vẫn là ở đất đai. “Việc xin cấp đất xây dựng vẫn còn rất khó, nhiều thủ tục. Ở Hà Nội chúng tôi vẫn chưa xin được đất”, ông Nhật nói.
Trong ngày họp thứ 4 (9/5) của kỳ họp Quốc hội khóa XII, một đại biểu Quốc hội tính toán, với những người làm công ăn lương có thu nhập thấp, ít ỏi trong thời buổi giá tiêu dùng, nguyên liệu, đất đai đều cao thì “cả đời cũng không mua được nhà”.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng “tạo niềm tin” cho những người thu nhập thấp khi cho biết Bộ đang xây dựng đề án phát triển nhà xã hội trên phạm vi toàn quốc để trình Chính phủ. “Nhưng lộ trình đó còn là cả một quá trình cần phải phấn đấu”, Bộ trưởng nói.
Tăng cung, hoàn chỉnh thuế
Tuy không “nóng” bằng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng vấn đề làm thế nào để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững cũng được nhiều độc giả quan tâm.
Ông Nguyễn Hồng Quân cho biết, để ổn định thị trường bất động sản cần thực hiện mạnh ba nhóm giải pháp: rà soát, tăng nguồn cung cho bất động sản; hoàn thiện chính sách về thuế, tín dụng và có bộ máy, cơ sở, con người để quản lý giao dịch bất động sản, đặc biệt là phải giao dịch, đăng ký bất động sản qua sàn để công khai, minh bạch, ngă chặn tình trạng mua đầu cơ nhà ở, mua không dùng.
Theo ông Quân, giải pháp quan trọng đầu tiên là phải tăng nguồn cung bất động sản. Bởi vì, nguồn cung bất động sản luôn ít hơn cầu, nên mới dẫn đến tình trạng đầu cơ, thổi giá. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân do "cầu ảo", giá tăng do nhà đầu cơ kích cầu ảo lên, đồng thời có cả yếu tố tâm lý của người tiêu dùng, nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời.
Mặt khác, quy định về chính sách thuế chưa đủ và chưa phù hợp. Thuế chuyển nhượng có, nhưng cao, làm nhiều người giao dịch ngầm. Thuế tài sản chưa có, nên dẫn đến tình trạng mua để dành. Vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thuế bất động sản, thuế lũy tiến để quản lý và phát triển bền vững thị trường “nhạy cảm” này.