Đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 17-2022
Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 17 phát hành ngày 25-04-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...
Cuối tháng 2/2022, khi Nga có các hoạt động quân sự tại Ukraine, nhiều cuộc tấn công mạng cũng dội vào nước này. Phó thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov sau đó đã đăng trên Twitter cho biết Ukraine đang tạo ra một đội quân công nghệ và sẽ tiếp tục chiến đấu trên mặt trận không gian mạng.
Nhiều chuyên gia an ninh mạng thế giới lo ngại một viễn cảnh nhiều cuộc tấn công sẽ nhắm vào Nga từ nhiều địa điểm khác trên toàn cầu. Và khi các lệnh trừng phạt được áp đặt thì đây cũng là lý do để hacker Nga có thể tiến hành trả đũa.
Tiếp đó là hàng loạt các cảnh báo về an ninh mạng, như Cơ quan an ninh mạng của Đức (BSI) cảnh báo người dùng đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Kaspersky (Nga) có nguy cơ trở thành nạn nhân của cuộc tấn công mạng; Nhóm tin tặc Anonymous tuyên bố đã vô hiệu hóa hoạt động của nhiều trang web thuộc Chính phủ Nga, và sau đó hacker Nga "phản công", đánh sập trang web của Anonymous, hay Ukraine chiêu mộ hơn 200 hãng công nghệ, 300.000 hacker để “đấu” với Nga…
Tất cả đã tạo nên một mối lo ngại về nguy cơ bùng lên một cuộc xung đột kỹ thuật số hay chiến tranh mạng trên khắp thế giới.
Đó là điều tất nhiên không một quốc gia nào trên thế giới mong muốn, nhưng cũng không thể thờ ơ, không thể không chuẩn bị, gia cố phòng thủ và tạo sức đề kháng cho mình. Việt Nam chắc chắn không là ngoại lệ. Đặc biệt đặt trong mục tiêu Việt Nam trở thành cường quốc về an ninh mạng, thì việc nhận diện nguy cơ, nhìn nhận sức mạnh nội tại, chiến lược phát triển và các giải pháp để sớm thành một cường quốc về an ninh mạng là điều cấp thiết.
Trong số báo ra sáng mai, thứ Hai, 25-4-2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho chủ đề "An ninh mạng cho Việt Nam” nhằm phản ánh những nhận định, đánh giá về nguy cơ cuộc xung đột kỹ thuật số trên toàn cầu hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, đề xuất để đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam, và xa hơn là mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về an ninh mạng.
Các bài viết bao gồm:
- Đường còn dài, nhiều thách thức: Để trở thành cường quốc về an ninh mạng. Với thực tế nguồn lực, các yếu tố về nhân sự, nhân lực và sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng, mục tiêu Việt Nam trở thành cường quốc về an ninh mạng là hoàn toàn khả thi. Vậy hiện nay, Việt Nam đang ở đâu trên hành trình thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc về an ninh mạng? (Nhĩ Anh).
- Liều thuốc thử đo “sức đề kháng” an ninh mạng Việt Nam. Mặc dù Việt Nam cách vùng chiến sự Nga - Ukraine đến gần 8.000 km, nhưng với các cuộc “nổ súng” trên không gian mạng vẫn khiến nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam bị “vạ lây”. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây là liều thuốc thử tốt nhất để đo “sức đề kháng” an ninh mạng Việt Nam. (Thủy Tiên).
- Kiên định con đường trở thành cường quốc an ninh mạng. Việc thiết lập môi trường an toàn, an ninh mạng được coi là yếu tố then chốt, là tấm khiên để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Đặc biệt, nếu đặt trong mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về an ninh mạng, thì việc nhận diện nguy cơ, tăng tiềm lực và sức mạnh nội tại, hiến kế đưa ra các giải pháp, chiến lược phát triển là điều cần thiết. (Hồng Vinh - Phan Anh - Đào Hưng).
Và nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:
- Quyết tâm phát triển thị trường vốn an toàn, hiệu quả và minh bạch. Nếu chúng ta không làm quyết liệt, “con sâu làm rầu nồi canh” sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trung và dài hạn, đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chủ trương phát triển thị trường vốn, đến niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chúng ta phải suy nghĩ và hành động về việc đó. (Nhóm phóng viên thực hiện).
- Xóa bỏ hoang mang phía sau thanh lọc thị trường tài chính. Vì sự lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và giúp nhà đầu tư vững tin trong tương lai, việc loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh” là cần thiết. Tuy nhiên, đong đếm những hệ lụy và nhanh chóng xoá bỏ nỗi hoang mang phía nhà đầu tư hiện nay cần được cơ quan chức năng sớm giải quyết. (Tuyết Nhi).
- Sáu nền tảng vững chắc giúp thị trường vốn hoạt động hiệu quả. Hầu hết các đại biểu tham dự hội nghị về thị trường vốn do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 22/4 đều thống nhất quan điểm: Bên cạnh việc nhanh chóng xử lý bất ổn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cần nhanh chóng hoàn chỉnh khung khổ luật pháp, nâng cấp hạ tầng để thị trường vốn phát triển bền vững, đa dạng, giảm nguy cơ thao túng và trục lợi. (Phùng Tuyết).
- Nâng cao hiệu lực của Luật Chứng khoán.Sau những lùm xùm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, điều quan trọng hơn là tạo một thị trường minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tối đa quyền lợi của nhà đầu tư, bất kể là trong nước hay nước ngoài. Khoảng cách giữa luật trên giấy và luật trên thực tế cũng cần được thu hẹp, lý tưởng nhất là không còn khoảng cách. (TS.Võ Đình Trí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, IPAG Business School (Paris) và AVSE Global).
- Dòng tiền quay lại quỹ đạo sau thời kỳ lạc nhịp. Sau gần 2 năm lang thang ở các thị trường tài sản có nhiều rủi ro bởi Covid-19, dòng tiền trong nước đang quay lại quỹ đạo vốn có. Trong đó, tiền gửi cư dân vào hệ thống ngân hàng tăng nhanh, còn doanh nghiệp cũng rút dần tiền gửi để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Giới chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu rõ ràng nhất cho sự hồi phục của nền kinh tế.(Đào Vũ).
- Doanh nghiệp trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế. Kiến tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi chính là một trong các giải pháp quan trọng giúp đạt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp tham gia thị trường, theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. (Nguyễn Quốc Uy).
- Hướng tới xuất khẩu bền vững. Với nền kinh tế có độ mở lớn như hiện nay, xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì thế, Chính phủ, các bộ, ngành đã và đang nỗ lực để đa dạng hóa thị trường. Kết quả đến nay, Việt Nam đã có 17 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (15 đã ký kết, 2 đang đàm phán). Đây có thể coi là những “điểm tựa” để Việt Nam hướng tới xuất khẩu bền vững trong tương lai. (Mạnh Đức).
- Cần “cú huých” để doanh nghiệp bứt phá. Bất chấp làn sóng Covid-19 thứ tư, vốn đầu tư trong lĩnh vực mạo hiểm vẫn đạt mức cao kỷ lục với 1,4 tỷ USD. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định, vốn đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn có thể thu hút nguồn vốn đầu tư nếu xây dựng thành công công nghệ lõi và mô hình kinh doanh đột phá. P/v bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Do Ventures. (Anh Nhi).
- Liêm chính trong kinh doanh phải bắt đầu từ khi khởi nghiệp.Việc thực thi luật pháp cần được tăng cường hơn nữa, gỡ bỏ các rào cản trong thực hiện các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch... sẽ là động lực tạo lập môi trường kinh doanh liêm chính.(Song Hà).
- Doanh nghiệp chuyển đổi số để thích nghi với tình hình mới. Trước tình hình thiếu lao động kéo dài, giá nhân công lao động ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước đang thích nghi bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật để khôi phục sản xuất và đáp ứng các đơn hàng theo kế hoạch của năm 2022. (Tuệ Mỹ).
- Cần cơ chế đột phá nhưng không “xẻ” đất đường sắt xây cao ốc. Sớm lấy lại vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước, phát huy tính ưu việt của vận tải đường sắt, hàng loạt cơ chế đột phá xây dựng tuyến đường sắt quốc gia được đề xuất. Đáng chú ý là đẩy mạnh phân quyền cho địa phương, dành quỹ đất để phát triển các đô thị nhưng tuyệt đối không “xẻ” quỹ đất đường sắt hiện hữu. (Ánh Tuyết).
- Hạn chế lũng đoạn thị trường bất động sản: Cách nào? Vừa qua, nhiều địa phương đã ra văn bản yêu cầu siết chặt quản lý việc phân lô bán nền. Các chuyên gia cho rằng động thái này là cần thiết, nhưng về lâu dài thì chưa phải là giải pháp hiệu quả. (Nam Huyền).
- Xóa bỏ nghịch lý “63 nền kinh tế”, thiếu liên kết giữa các vùng. Quyết tâm xóa bỏ nghịch lý “63 nền kinh tế”, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 57/ NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội. (An An).
- Mở rộng đường đưa thương hiệu Việt ra thế giới. Nước ta mới có 11 thương hiệu Việt Nam nằm trong top 1.000 thương hiệu của châu Á, nhưng chưa có thương hiệu nào lọt vào danh sách của Global Brand. Chặng đường mang thương hiệu ra toàn cầu còn khá dài. Làm sao đẩy mạnh hỗ trợ thương hiệu bay cao, bay xa hơn? (Vũ Khuê).
- Blockchain-“át chủ bài” để kinh tế số bứt phá. Một startup trong lĩnh vực Blockchain chỉ trong một vài năm đã phát triển đột phá và tạo giá trị vốn hóa lên tới hàng tỷ USD, gấp nhiều lần một tập đoàn đã ra đời hàng chục năm. Với tín hiệu tích cực này, nhiều chuyên gia cho rằng Blockchain có thể trở thành một trong những công nghệ bứt phá, là hạ tầng quan trọng của chuyển đổi số, tác nhân trọng yếu của nền kinh tế số, giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc công nghệ số vào năm 2030. (Nhĩ Anh).
- Phát triển logistics: cần một chính sách đồng bộ. Phát triển logistics tại Việt Nam đang có nhiều thuận lợi như thị trường nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực châu Á, có sức tiêu thụ lớn, xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh... Nhưng để xoay chuyển tiềm năng thành hiện thực, cần một chính sách phát triển đồng bộ từ thu hút đầu tư tới cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính. (Vũ Khuê).
- Để ngăn chặn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần. Số người nhận bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2022 đã được các cơ quan cảnh báo là một thực tế đáng lo ngại. a / b đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xung quanh vấn đề này. P/v ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. (Thu Hằng).
- Nan giải nguồn nhân lực kinh tế phía Nam: “Lệch pha” cung – cầu. Đề cập đến nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, không chỉ là trách nhiệm của cơ sở đào tạo, mà bản thân các đơn vị tuyển dụng, chọn lọc cũng chưa toàn diện. Trong khi đó, đầu ra của nguồn nhân lực chính là đơn vị sử dụng lao động, tức là các doanh nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. (Thiên Ân).
- Ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraine: Nhiều nước ngấp nghé khủng hoảng nợ. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến cho chính phủ của nhiều quốc gia đang phát triển gặp thách thức lớn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Thực trạng này làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ có thể nổ ra, gây chao đảo thị trường tài chính, làm suy yếu sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. (An Huy).
- Công ty lữ hành: Náo nức đón khách nghỉ lễ, du lịch hè. Theo các doanh nghiệp lữ hành, lượng khách du lịch trong kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ tăng mạnh so với thời điểm trước đó và so với cùng kỳ năm trước. Nhiều tour du lịch, dịch vụ đã kín chỗ cách đây cả tháng… (Tường Bách).
- Kinh doanh dịch vụ cưới: “Hốt bạc” thời bình thường mới. Sau hai năm chờ đợi, các cặp đôi đang mong ngóng một hôn lễ hoành tráng nhất có thể. Trên khắp thế giới, nhiều đôi lứa đã tổ chức hôn lễ nhỏ vào năm 2020 hoặc 2021, nay lại lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới, tiệc báo hỉ lần hai, lần ba để có thể giải tỏa tâm trạng sau đại dịch Covid. (Tường Bách).