Đồng Euro “đứt phanh” vì khủng hoảng nợ
Tỷ giá Euro liên tục phá đáy khi nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công Hy Lạp tăng từng giờ
Liên tục phá đáy khi nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công Hy Lạp tăng từng giờ, tỷ giá Euro/USD trượt thẳng về mức thấp nhất trong vòng 15 tháng trở lại đây.
Theo thông tin mới nhất, nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) đã quyết định tổ chức một cuộc họp khẩn để bàn thảo vấn đề Hy Lạp, khiến các đồng tiền an toàn như USD và Yên Nhật giảm giá nhẹ vào buổi trưa nay.
Trong nước, tỷ giá USD/VND sáng nay tăng nhẹ và tiếp tục ổn định quanh mức 19.000 VND/USD trên cả thị trường ngân hàng và “chợ đen”.
Hy Lạp, quốc gia đang bị bao phủ bởi bóng đen khủng hoảng và tình hình bạo loạn gia tăng trên các đường phố, đang tiếp tục nhích gần hơn tới bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, dù gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang chờ được kích hoạt.
Hôm qua, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mà Chính phủ đề xuất để nhận được gói viện trợ của EU và IMF. Tuy nhiên, đây chưa phải là rào cản cuối cùng để Athens nhận được phao cứu sinh. Theo yêu cầu của EU và IMF, Hy Lạp phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới đề ra, trong khi những biện pháp này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân trong nước, thể hiện qua các cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộ trên các đường phố.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp đang tiếp tục tăng vọt, đồng nghĩa với việc Athens sẽ phải trả mức lãi suất ngày càng cao nếu tiếp tục muốn vay vốn từ các nhà đầu tư trái phiếu. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 10 năm với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức - loại trái phiếu được xem là chuẩn để so sánh giữa các loại trái phiếu trong khối Eurozone - hiện đã tăng lên mức 8%, cao nhất từ khi đồng Euro ra đời tới nay.
Điều mà thị trường lo ngại hơn nữa ở thời điểm này là khủng hoảng sẽ không chỉ dừng ở bên trong biên giới Hy Lạp. Hai quốc gia khác trong khối Eurozone với mức thâm hụt ngân sách cao và nợ công chồng chất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang có nguy cơ chung số phận với Hy Lạp.
Lợi suất trái phiếu chính phủ do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát hành cũng đang trên đà leo thang mạnh không kém trái phiếu Hy Lạp, đặc biệt sau khi các hãng định mức tín nhiệm hạ điểm tín nhiệm hoặc cảnh báo sẽ hạ điểm tín nhiệm nợ công của hai nước này. Hôm qua, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu của hai nước này so với trái phiếu Đức cũng đạt mức cao nhất từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999.
Hãng định mức tín nhiệm Moody’s hôm qua cho hay, cuộc khủng hoảng của châu Âu có thể đe dọa các ngân hàng ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Ireland, và Anh. “Hệ thống ngân hàng của mỗi nước trong số này đang đối mặt với những thách thức khác nhau ở những quy mô khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro lan rộng của cuộc khủng hoảng có thể xóa nhòa những khác biệt này và đặt ra những mối đe dọa chung với các hệ thống nhà băng đó”, Bloomberg trích báo cáo của Moody’s.
Vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp như USD và Yên Nhật đang được xem là có độ an toàn cao hơn.
Tỷ giá Euro/USD hôm qua đã có lúc rớt về mức 1 Euro tương đương 1,25 USD, từ mức 1 Euro đổi được 1,28 USD của phiên trước. Đây là mức thấp nhất của tỷ giá Euro/USD kể từ tháng 3/2009.
Từ đầu tuần tới nay, đồng Euro đã mất giá khoảng 4,5% so với USD. Theo Reuters, tuần này có khả năng trở thành tuần tồi tệ nhất của đồng Euro kể từ thời điểm tháng 12/2001.
Trong một cuộc họp báo ngày 6/5 diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet tuyên bố, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn ổn, và tình hình Hy Lạp sẽ ổn một khi được cấp vốn vay, nhưng thị trường không mấy bị thuyết phục bởi nhận định này. Bằng chứng là thị trường chứng khoán toàn cầu đã có một phiên giao dịch đỏ lửa và các loại hàng hóa cơ bản cùng lao dốc mạnh.
Tuyên bố trên của ông Trichet bị xem là một động thái “câu giờ”, vì ECB hiện vẫn chưa chịu có hành động nào để ngăn chặn đà lây lan của cuộc khủng hoảng. Ông Trichet cho hay, ECB chưa tính tới chuyện mua vào trái phiếu chính phủ để qua đó bơm vốn cho các nước chịu khủng hoảng, vì điều này còn phụ thuộc vào quyết tâm cắt giảm thâm hụt ngân sách của các nước lớn tới đâu.
Tới buổi trưa nay theo giờ Việt Nam, tỷ giá Euro đã phục hồi trở lại so với USD sau khi có tin G-7 sẽ bàn về vấn đề Hy Lạp trong một cuộc họp qua điện thoại trong ngày hôm nay. Cuộc họp này được G-7 quyết định tổ chức khẩn cấp khi chứng kiến nỗi sợ hãi leo thang nhấn chìm thị trường chứng khoán thế giới trong sắc đỏ.
Tỷ giá Euro/USD lúc 11h15 giờ Việt Nam tăng trở lại mức 1,27 USD đổi được 1 Euro.
Theo dữ liệu của Bloomberg, tỷ giá Euro/Yên Nhật cũng phục hồi về mức 1 Euro tương đương 117,16 Yên vào cuối buổi trưa theo giờ Tokyo, từ mức 1 Euro chỉ “ăn” 114,32 USD cuối ngày 6/5 tại New York. Trong ngày hôm qua, đã có lúc tỷ giá Euro/Yên sụt về mức 1 Euro tương đương 110,70 Yên, thấp nhất từ tháng 12/2001.
Tỷ giá USD/Yên Nhật lúc buổi trưa tại Tokyo là 1 USD tương đương 92,18 Yên, so với mức 1 USD đổi được 90,58 Yên cuối ngày hôm qua tại New York.
Hôm nay, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi những diễn biến mới về tình hình Hy Lạp. Trong đó, Đức - quốc gia chịu phần đóng góp nhiều nhất vào gói cứu trợ Athens - sẽ có cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội để thông qua khoản đóng góp này. Sau đó, các nhà lãnh đạo của khối Eurozone sẽ gặp gỡ tại Brussels, Bỉ, để ký kết gói cứu trợ.
Tỷ giá USD/VND trong nước sáng nay tăng so với hôm qua. Ngân hàng Vietcombank nâng giá USD lên mức 18.970 VND/USD (mua vào) và 19.070 VND/USD (bán ra), tăng tương ứng 20 VND/USD và 40 VND/USD.
Trên thị trường tự do tại Hà Nội, USD được báo giá phổ biến ở mức 18.980 VND/USD (mua vào) và 19.000 VND/USD, giá mua vào tăng 20 VND/USD, giá bán ra không thay đổi.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì tỷ giá liên ngân hàng ở mức 18.544 VND/USD.
Theo thông tin mới nhất, nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) đã quyết định tổ chức một cuộc họp khẩn để bàn thảo vấn đề Hy Lạp, khiến các đồng tiền an toàn như USD và Yên Nhật giảm giá nhẹ vào buổi trưa nay.
Trong nước, tỷ giá USD/VND sáng nay tăng nhẹ và tiếp tục ổn định quanh mức 19.000 VND/USD trên cả thị trường ngân hàng và “chợ đen”.
Hy Lạp, quốc gia đang bị bao phủ bởi bóng đen khủng hoảng và tình hình bạo loạn gia tăng trên các đường phố, đang tiếp tục nhích gần hơn tới bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, dù gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang chờ được kích hoạt.
Hôm qua, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mà Chính phủ đề xuất để nhận được gói viện trợ của EU và IMF. Tuy nhiên, đây chưa phải là rào cản cuối cùng để Athens nhận được phao cứu sinh. Theo yêu cầu của EU và IMF, Hy Lạp phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới đề ra, trong khi những biện pháp này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân trong nước, thể hiện qua các cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộ trên các đường phố.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp đang tiếp tục tăng vọt, đồng nghĩa với việc Athens sẽ phải trả mức lãi suất ngày càng cao nếu tiếp tục muốn vay vốn từ các nhà đầu tư trái phiếu. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 10 năm với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức - loại trái phiếu được xem là chuẩn để so sánh giữa các loại trái phiếu trong khối Eurozone - hiện đã tăng lên mức 8%, cao nhất từ khi đồng Euro ra đời tới nay.
Điều mà thị trường lo ngại hơn nữa ở thời điểm này là khủng hoảng sẽ không chỉ dừng ở bên trong biên giới Hy Lạp. Hai quốc gia khác trong khối Eurozone với mức thâm hụt ngân sách cao và nợ công chồng chất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang có nguy cơ chung số phận với Hy Lạp.
Lợi suất trái phiếu chính phủ do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát hành cũng đang trên đà leo thang mạnh không kém trái phiếu Hy Lạp, đặc biệt sau khi các hãng định mức tín nhiệm hạ điểm tín nhiệm hoặc cảnh báo sẽ hạ điểm tín nhiệm nợ công của hai nước này. Hôm qua, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu của hai nước này so với trái phiếu Đức cũng đạt mức cao nhất từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999.
Hãng định mức tín nhiệm Moody’s hôm qua cho hay, cuộc khủng hoảng của châu Âu có thể đe dọa các ngân hàng ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Ireland, và Anh. “Hệ thống ngân hàng của mỗi nước trong số này đang đối mặt với những thách thức khác nhau ở những quy mô khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro lan rộng của cuộc khủng hoảng có thể xóa nhòa những khác biệt này và đặt ra những mối đe dọa chung với các hệ thống nhà băng đó”, Bloomberg trích báo cáo của Moody’s.
Vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp như USD và Yên Nhật đang được xem là có độ an toàn cao hơn.
Tỷ giá Euro/USD hôm qua đã có lúc rớt về mức 1 Euro tương đương 1,25 USD, từ mức 1 Euro đổi được 1,28 USD của phiên trước. Đây là mức thấp nhất của tỷ giá Euro/USD kể từ tháng 3/2009.
Từ đầu tuần tới nay, đồng Euro đã mất giá khoảng 4,5% so với USD. Theo Reuters, tuần này có khả năng trở thành tuần tồi tệ nhất của đồng Euro kể từ thời điểm tháng 12/2001.
Trong một cuộc họp báo ngày 6/5 diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet tuyên bố, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn ổn, và tình hình Hy Lạp sẽ ổn một khi được cấp vốn vay, nhưng thị trường không mấy bị thuyết phục bởi nhận định này. Bằng chứng là thị trường chứng khoán toàn cầu đã có một phiên giao dịch đỏ lửa và các loại hàng hóa cơ bản cùng lao dốc mạnh.
Tuyên bố trên của ông Trichet bị xem là một động thái “câu giờ”, vì ECB hiện vẫn chưa chịu có hành động nào để ngăn chặn đà lây lan của cuộc khủng hoảng. Ông Trichet cho hay, ECB chưa tính tới chuyện mua vào trái phiếu chính phủ để qua đó bơm vốn cho các nước chịu khủng hoảng, vì điều này còn phụ thuộc vào quyết tâm cắt giảm thâm hụt ngân sách của các nước lớn tới đâu.
Tới buổi trưa nay theo giờ Việt Nam, tỷ giá Euro đã phục hồi trở lại so với USD sau khi có tin G-7 sẽ bàn về vấn đề Hy Lạp trong một cuộc họp qua điện thoại trong ngày hôm nay. Cuộc họp này được G-7 quyết định tổ chức khẩn cấp khi chứng kiến nỗi sợ hãi leo thang nhấn chìm thị trường chứng khoán thế giới trong sắc đỏ.
Tỷ giá Euro/USD lúc 11h15 giờ Việt Nam tăng trở lại mức 1,27 USD đổi được 1 Euro.
Theo dữ liệu của Bloomberg, tỷ giá Euro/Yên Nhật cũng phục hồi về mức 1 Euro tương đương 117,16 Yên vào cuối buổi trưa theo giờ Tokyo, từ mức 1 Euro chỉ “ăn” 114,32 USD cuối ngày 6/5 tại New York. Trong ngày hôm qua, đã có lúc tỷ giá Euro/Yên sụt về mức 1 Euro tương đương 110,70 Yên, thấp nhất từ tháng 12/2001.
Tỷ giá USD/Yên Nhật lúc buổi trưa tại Tokyo là 1 USD tương đương 92,18 Yên, so với mức 1 USD đổi được 90,58 Yên cuối ngày hôm qua tại New York.
Hôm nay, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi những diễn biến mới về tình hình Hy Lạp. Trong đó, Đức - quốc gia chịu phần đóng góp nhiều nhất vào gói cứu trợ Athens - sẽ có cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội để thông qua khoản đóng góp này. Sau đó, các nhà lãnh đạo của khối Eurozone sẽ gặp gỡ tại Brussels, Bỉ, để ký kết gói cứu trợ.
Tỷ giá USD/VND trong nước sáng nay tăng so với hôm qua. Ngân hàng Vietcombank nâng giá USD lên mức 18.970 VND/USD (mua vào) và 19.070 VND/USD (bán ra), tăng tương ứng 20 VND/USD và 40 VND/USD.
Trên thị trường tự do tại Hà Nội, USD được báo giá phổ biến ở mức 18.980 VND/USD (mua vào) và 19.000 VND/USD, giá mua vào tăng 20 VND/USD, giá bán ra không thay đổi.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì tỷ giá liên ngân hàng ở mức 18.544 VND/USD.