Đồng loạt giảm phí: Công ty chứng khoán nói gì?
Một loạt công ty chứng khoán đã giảm 50% phí giao dịch trong bối cảnh hoạt động khó khăn
Một loạt công ty chứng khoán đã giảm 50% phí giao dịch trong bối cảnh hoạt động khó khăn.
Tuần qua, lần lượt các công ty chứng khoán trong tốp dẫn đầu thị phần môi giới cùng công bố chính sách giảm phí giao dịch.
“Phát súng” đầu tiên được ghi nhận từ Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), khi thực hiện giảm 50% phí giao dịch cùng lúc với việc áp biên độ giao động giá xuống 1% và 2% tại hai đầu cầu Tp.HCM và Hà Nội. Phí giao dịch của ACBS chỉ còn 0,2%.
Cùng ngày, trước giờ mở cửa thị trường, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thông báo giảm 50% phí giao dịch cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
ACBS hiện có tới trên 27.000 tài khoản, BVSC còn có lợi thế của thành viên thâm niên nhất trên thị trường. Quyết định giảm phí từ hai công ty này tạo áp lực lớn đối với những thành viên còn lại.
Và cuối tuần qua, trong các ngày 3 và 4/4, hai thành viên lớn khác là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng lần lượt nhập cuộc; trong đó VCBS giảm 50% phí từ 7/4 đến hết ngày 7/5/2008, SSI căn theo các bước giá trị giao dịch.
Sau khi những thành viên dẫn đầu thị trường đã lần lượt giảm phí, dự báo trong tuần tới, sẽ có thêm những thành viên khác điều chỉnh theo.
Áp lực cạnh tranh là một nguyên nhân, nhưng đó là một xu hướng hợp lý theo biên độ giao động giá mới. Từ 27/3 đến 4/4, biện độ tại sàn Tp.HCM chỉ 1%, tại sàn Hà Nội chỉ 2%, trong khi phí giao dịch phổ biến là 0,4% dẫn đến lợi suất đầu tư bị thu hẹp; mức phí đó cũng là một hạn chế đối với tính thanh khoản những phiên vừa qua.
Ngược lại, việc giảm phí giao dịch càng đặt các công ty chứng khoán trước khó khăn, nhất là với những thành viên có nguồn thu chủ yếu từ môi giới.
Trong tuần qua, với giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tại cả hai sàn chỉ xoay quanh khoảng 150 tỷ đồng, cá biệt có những phiên chưa đầy 70 tỷ đồng; nếu với mức phí 0,4%, nguồn thu bình quân cho gần 90 công ty chứng khoán từ nguồn này chưa được 10 triệu đồng/thành viên/phiên. Nếu trừ thị phần của nhóm 10 – 15 thành viên dẫn đầu, đa số còn lại sẽ có trường hợp nguồn thu phí thấp hơn ngày lương của một lãnh đạo công ty chứng khoán!
Nay, phí giảm thêm, hoạt động tự doanh khó khăn, khả năng thua lỗ là thực tế mà nhiều công ty chứng khoán đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, lãnh đạo một số công ty chứng khoán cho rằng không thể vì nguồn thu trước mắt mà bỏ qua yêu cầu thực tế của thị trường cũng như quyền lợi của khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc VCBS, cho rằng việc VCBS giảm phí “là biểu thị cho việc sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với khách hàng trong thời điểm thị trường biến động mạnh. Qua đó, VCBS mong muốn bày tỏ tinh thần luôn luôn đồng hành cùng với các khách hàng của mình”.
Ông Nguyễn Ngọc Chung, Phó tổng giám đốc ACBS, cũng cho rằng việc giảm phí giao dịch là một động thái nhằm thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán về việc ổn định và phát triển thị trường chứng khoán; chia sẻ những khó khăn với nhà đầu tư trong thời điểm thị trường có nhiều biến động như hiện nay.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc BVSC, xác định việc giảm phí cho nhà đầu tư là nhằm hỗ trợ khách hàng của mình tham gia thị trường trong bối cảnh biên độ giao động giá thu hẹp. Tại ngày giao dịch, BVSC sẽ thực hiện thông báo và trích phí cho nhà đầu tư theo đúng biểu phí hiện hành. Toàn bộ số phí giao dịch được điều chỉnh giảm đối với các giao dịch mua của nhà đầu tư phát sinh (nếu có) sẽ được hoàn lại vào tài khoản vào cuối mỗi tháng.
Trong khi đó, lãnh đạo một công ty chứng khoán mới đi vào hoạt động đầu năm nay cho biết việc giảm phí giao dịch tại thời điểm này là cần thiết; ngoài yêu cầu đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư trong bối cảnh biên độ hẹp, còn là một lợi thế cạnh tranh giữa các thành viên trên thị trường.
“Nhà đầu tư hiện có nhiều lựa chọn. Việc giảm phí cũng sẽ kích thích họ tham gia thị trường, tạo cơ sở cho khả năng sôi động hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chỉ nên ở mức giảm 50% để tránh cạnh tranh không lành mạnh”, ông này nói.
Tuần qua, lần lượt các công ty chứng khoán trong tốp dẫn đầu thị phần môi giới cùng công bố chính sách giảm phí giao dịch.
“Phát súng” đầu tiên được ghi nhận từ Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), khi thực hiện giảm 50% phí giao dịch cùng lúc với việc áp biên độ giao động giá xuống 1% và 2% tại hai đầu cầu Tp.HCM và Hà Nội. Phí giao dịch của ACBS chỉ còn 0,2%.
Cùng ngày, trước giờ mở cửa thị trường, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thông báo giảm 50% phí giao dịch cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
ACBS hiện có tới trên 27.000 tài khoản, BVSC còn có lợi thế của thành viên thâm niên nhất trên thị trường. Quyết định giảm phí từ hai công ty này tạo áp lực lớn đối với những thành viên còn lại.
Và cuối tuần qua, trong các ngày 3 và 4/4, hai thành viên lớn khác là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng lần lượt nhập cuộc; trong đó VCBS giảm 50% phí từ 7/4 đến hết ngày 7/5/2008, SSI căn theo các bước giá trị giao dịch.
Sau khi những thành viên dẫn đầu thị trường đã lần lượt giảm phí, dự báo trong tuần tới, sẽ có thêm những thành viên khác điều chỉnh theo.
Áp lực cạnh tranh là một nguyên nhân, nhưng đó là một xu hướng hợp lý theo biên độ giao động giá mới. Từ 27/3 đến 4/4, biện độ tại sàn Tp.HCM chỉ 1%, tại sàn Hà Nội chỉ 2%, trong khi phí giao dịch phổ biến là 0,4% dẫn đến lợi suất đầu tư bị thu hẹp; mức phí đó cũng là một hạn chế đối với tính thanh khoản những phiên vừa qua.
Ngược lại, việc giảm phí giao dịch càng đặt các công ty chứng khoán trước khó khăn, nhất là với những thành viên có nguồn thu chủ yếu từ môi giới.
Trong tuần qua, với giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tại cả hai sàn chỉ xoay quanh khoảng 150 tỷ đồng, cá biệt có những phiên chưa đầy 70 tỷ đồng; nếu với mức phí 0,4%, nguồn thu bình quân cho gần 90 công ty chứng khoán từ nguồn này chưa được 10 triệu đồng/thành viên/phiên. Nếu trừ thị phần của nhóm 10 – 15 thành viên dẫn đầu, đa số còn lại sẽ có trường hợp nguồn thu phí thấp hơn ngày lương của một lãnh đạo công ty chứng khoán!
Nay, phí giảm thêm, hoạt động tự doanh khó khăn, khả năng thua lỗ là thực tế mà nhiều công ty chứng khoán đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, lãnh đạo một số công ty chứng khoán cho rằng không thể vì nguồn thu trước mắt mà bỏ qua yêu cầu thực tế của thị trường cũng như quyền lợi của khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc VCBS, cho rằng việc VCBS giảm phí “là biểu thị cho việc sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với khách hàng trong thời điểm thị trường biến động mạnh. Qua đó, VCBS mong muốn bày tỏ tinh thần luôn luôn đồng hành cùng với các khách hàng của mình”.
Ông Nguyễn Ngọc Chung, Phó tổng giám đốc ACBS, cũng cho rằng việc giảm phí giao dịch là một động thái nhằm thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán về việc ổn định và phát triển thị trường chứng khoán; chia sẻ những khó khăn với nhà đầu tư trong thời điểm thị trường có nhiều biến động như hiện nay.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc BVSC, xác định việc giảm phí cho nhà đầu tư là nhằm hỗ trợ khách hàng của mình tham gia thị trường trong bối cảnh biên độ giao động giá thu hẹp. Tại ngày giao dịch, BVSC sẽ thực hiện thông báo và trích phí cho nhà đầu tư theo đúng biểu phí hiện hành. Toàn bộ số phí giao dịch được điều chỉnh giảm đối với các giao dịch mua của nhà đầu tư phát sinh (nếu có) sẽ được hoàn lại vào tài khoản vào cuối mỗi tháng.
Trong khi đó, lãnh đạo một công ty chứng khoán mới đi vào hoạt động đầu năm nay cho biết việc giảm phí giao dịch tại thời điểm này là cần thiết; ngoài yêu cầu đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư trong bối cảnh biên độ hẹp, còn là một lợi thế cạnh tranh giữa các thành viên trên thị trường.
“Nhà đầu tư hiện có nhiều lựa chọn. Việc giảm phí cũng sẽ kích thích họ tham gia thị trường, tạo cơ sở cho khả năng sôi động hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chỉ nên ở mức giảm 50% để tránh cạnh tranh không lành mạnh”, ông này nói.