Đồng USD sụt giá mạnh vì nỗi lo về Tổng thống Trump
Đồng USD đã trải qua tháng Giêng tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ, với mức giảm 2,6%
Đồng USD giảm giá mạnh trong phiên giao dịch sáng 1/2 tại thị trường châu Á sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Đức và Nhật Bản phá giá đồng tiền để giành lợi thế thương mại.
Theo tin từ Reuters, trước đó, đồng USD đã trải qua tháng Giêng tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ, với mức giảm 2,6%, khi giới đầu tư lo ngại ông Trump có thể châm ngòi chiến tranh thương mại với một số đối tác thương mại lớn, đặc biệt là Trung Quốc.
Mới đây, tân Tổng thống Mỹ tiếp tục gây lo ngại khi nói rằng tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều “sống nhờ phá giá đồng tiền”.
Chỉ vài giờ sau khi một cố vấn thương mại cấp cao của Trump nói rằng nước Đức đang sử dụng đồng USD “bị phá giá một cách rõ ràng” để giành ưu thế thương mại trước các đối tác. Cố vấn này cũng tuyên bố một thỏa thuận thương mại được đề xuất giữa Mỹ và châu Âu đã chết.
“Những hoài nghi cho rằng Washington có thể ngày càng chú ý vấn đề tỷ giá đồng USD đang trở thành tâm điểm”, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ viết trong một báo cáo. “Những tín hiệu ban đầu cho thấy sức cạnh tranh từ tỷ giá đồng USD có thể giữ một vai trò quan trọng trong chủ trương ‘nước Mỹ trên hết’ của chính quyền Trump”.
Tỷ giá đồng USD so với Yên Nhật có lúc giảm 1,5% trong phiên châu Á sáng 1/2, còn 112,08 Yên đổi 1 USD, trước khi phục hồi về mức 112,7 Yên đổi 1 USD.
Tỷ giá đồng USD so với Euro có lúc giảm còn 1,0812 USD tương đương 1 Euro, từ mức 1,0617 USD “ăn” 1 Euro hôm thứ Hai.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt giảm xuống mức 99,43 điểm, thấp nhất từ đầu tháng 12. Trong tháng 1, chỉ số này mất 2,6%.
Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ vào tháng 12 năm ngoái, đồng USD đã tăng giá mạnh. Đó là do giới đầu tư hy vọng chính quyền Trump sẽ tăng mạnh chi tiêu công để kích thích tăng trưởng.
Tuy nhiên, những hy vọng này đã giảm xuống trong thời gian gần đây khi những chính sách gây tranh cãi và mang màu sắc bảo hộ của ông Trump được công bố, trong đó có việc ông rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ban lệnh cấm nhập cảnh đối tạm thời đối với người tị nạn và công dân 7 nước Hồi giáo.
Những bấp bênh xung quanh chính sách của Trump khiến thị trường tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ 2 ngày kết thúc vào ngày 1/2.
Tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư cũng khiến chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ tư liên tục vào đêm qua. Trái lại, những tài sản an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ và vàng tăng giá.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm còn 2,45%, so với mức 2,48% vào đầu tuần. Giá vàng giao ngay tại New York tăng 15 USD/oz, tương đương tăng 1,3%, đóng cửa ở mức 1.211,3 USD/oz.
Theo tin từ Reuters, trước đó, đồng USD đã trải qua tháng Giêng tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ, với mức giảm 2,6%, khi giới đầu tư lo ngại ông Trump có thể châm ngòi chiến tranh thương mại với một số đối tác thương mại lớn, đặc biệt là Trung Quốc.
Mới đây, tân Tổng thống Mỹ tiếp tục gây lo ngại khi nói rằng tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều “sống nhờ phá giá đồng tiền”.
Chỉ vài giờ sau khi một cố vấn thương mại cấp cao của Trump nói rằng nước Đức đang sử dụng đồng USD “bị phá giá một cách rõ ràng” để giành ưu thế thương mại trước các đối tác. Cố vấn này cũng tuyên bố một thỏa thuận thương mại được đề xuất giữa Mỹ và châu Âu đã chết.
“Những hoài nghi cho rằng Washington có thể ngày càng chú ý vấn đề tỷ giá đồng USD đang trở thành tâm điểm”, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ viết trong một báo cáo. “Những tín hiệu ban đầu cho thấy sức cạnh tranh từ tỷ giá đồng USD có thể giữ một vai trò quan trọng trong chủ trương ‘nước Mỹ trên hết’ của chính quyền Trump”.
Tỷ giá đồng USD so với Yên Nhật có lúc giảm 1,5% trong phiên châu Á sáng 1/2, còn 112,08 Yên đổi 1 USD, trước khi phục hồi về mức 112,7 Yên đổi 1 USD.
Tỷ giá đồng USD so với Euro có lúc giảm còn 1,0812 USD tương đương 1 Euro, từ mức 1,0617 USD “ăn” 1 Euro hôm thứ Hai.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt giảm xuống mức 99,43 điểm, thấp nhất từ đầu tháng 12. Trong tháng 1, chỉ số này mất 2,6%.
Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ vào tháng 12 năm ngoái, đồng USD đã tăng giá mạnh. Đó là do giới đầu tư hy vọng chính quyền Trump sẽ tăng mạnh chi tiêu công để kích thích tăng trưởng.
Tuy nhiên, những hy vọng này đã giảm xuống trong thời gian gần đây khi những chính sách gây tranh cãi và mang màu sắc bảo hộ của ông Trump được công bố, trong đó có việc ông rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ban lệnh cấm nhập cảnh đối tạm thời đối với người tị nạn và công dân 7 nước Hồi giáo.
Những bấp bênh xung quanh chính sách của Trump khiến thị trường tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ 2 ngày kết thúc vào ngày 1/2.
Tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư cũng khiến chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ tư liên tục vào đêm qua. Trái lại, những tài sản an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ và vàng tăng giá.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm còn 2,45%, so với mức 2,48% vào đầu tuần. Giá vàng giao ngay tại New York tăng 15 USD/oz, tương đương tăng 1,3%, đóng cửa ở mức 1.211,3 USD/oz.