Đồng USD tăng giá mạnh sau khi FED nâng lãi suất
Chỉ số Dollar Index, một thước đo sức mạnh đồng USD, tăng lên mức 102,1 điểm, gần mức cao nhất 14 năm
Đồng USD trở thành đối tượng hưởng lợi chính ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 14/12 có động thái tăng lãi suất đầu tiên và duy nhất trong năm 2016. Tín hiệu của FED về đẩy nhanh việc tăng lãi suất trong thời gian tới đã đưa tỷ giá đồng bạc xanh tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Chỉ số Bloomerg Dollar Spot Index đo sức mạnh của đồng USD so với 10 đồng tiền mạnh khác tăng 0,4% trong phiên sáng nay tại châu Á, sau khi tăng 1,1% trong phiên giao dịch ngày 14/12.
Đồng Euro giảm giá 0,6%, đồng Yên giảm 0,7% so với đồng USD, đồng Won Hàn Quốc có lúc giảm 1,1%, trong khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm hơn 0,3%.
Một thước đo khác của sức mạnh đồng USD là Dollar Index tăng lên mức 102,1 điểm, gần mức cao nhất 14 năm.
Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày 13-14/12, FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD thêm 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 0,5-0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai của FED trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, nhưng không nằm ngoài dự báo của thị trường.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, FED đặt kỳ vọng sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2017, nhiều hơn kỳ vọng 2 lần tăng đưa ra hồi tháng 9. Chính kỳ vọng này mới là nguyên nhân đẩy tỷ giá đồng USD tăng mạnh, bởi động thái tăng lãi suất lần này của FED hầu như đã được phản ánh vào giá trị các tài sản từ trước đó.
Với việc đường đi lãi suất của Mỹ trở nên rõ ràng hơn, với xu hướng chính là thắt chặt, thị trường thời gian tới có thể sẽ dồn sự chú ý vào các chủ trương, chính sách của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Theo nhiều dự báo, chính sách của ông Trump sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm phát ở Mỹ, tạo điều kiện cho đồng USD tăng giá mạnh hơn.
Nhiều thị trường chứng khoán chủ chốt ở khu vực châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay khi giới đầu tư lo ngại lãi suất cao ở Mỹ sẽ hút thêm vốn chảy khỏi các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, đồng Yên giảm giá đã trở thành chất xúc tác giúp chứng khoán Nhật tăng giá, đưa chỉ số Nikkei tăng 0,9%. Một đồng Yên rẻ hơn sẽ là nhân tố giúp ích cho các công ty xuất khẩu của Nhật.
Chỉ số Bloomerg Dollar Spot Index đo sức mạnh của đồng USD so với 10 đồng tiền mạnh khác tăng 0,4% trong phiên sáng nay tại châu Á, sau khi tăng 1,1% trong phiên giao dịch ngày 14/12.
Đồng Euro giảm giá 0,6%, đồng Yên giảm 0,7% so với đồng USD, đồng Won Hàn Quốc có lúc giảm 1,1%, trong khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm hơn 0,3%.
Một thước đo khác của sức mạnh đồng USD là Dollar Index tăng lên mức 102,1 điểm, gần mức cao nhất 14 năm.
Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày 13-14/12, FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD thêm 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 0,5-0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai của FED trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, nhưng không nằm ngoài dự báo của thị trường.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, FED đặt kỳ vọng sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2017, nhiều hơn kỳ vọng 2 lần tăng đưa ra hồi tháng 9. Chính kỳ vọng này mới là nguyên nhân đẩy tỷ giá đồng USD tăng mạnh, bởi động thái tăng lãi suất lần này của FED hầu như đã được phản ánh vào giá trị các tài sản từ trước đó.
Với việc đường đi lãi suất của Mỹ trở nên rõ ràng hơn, với xu hướng chính là thắt chặt, thị trường thời gian tới có thể sẽ dồn sự chú ý vào các chủ trương, chính sách của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Theo nhiều dự báo, chính sách của ông Trump sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm phát ở Mỹ, tạo điều kiện cho đồng USD tăng giá mạnh hơn.
Nhiều thị trường chứng khoán chủ chốt ở khu vực châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay khi giới đầu tư lo ngại lãi suất cao ở Mỹ sẽ hút thêm vốn chảy khỏi các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, đồng Yên giảm giá đã trở thành chất xúc tác giúp chứng khoán Nhật tăng giá, đưa chỉ số Nikkei tăng 0,9%. Một đồng Yên rẻ hơn sẽ là nhân tố giúp ích cho các công ty xuất khẩu của Nhật.