Dự án bauxite Tân Rai dự kiến vận hành tháng 9 tới
Tổng số tiền mà Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã bỏ vào dự án bauxite Tân Rai là trên 11.600 tỷ đồng
Dự kiến đến tháng 9/2013, tổ hợp bauxite Tân Rai sẽ được nhà thầu chính thức bàn giao cho TKV sau một thời gian chạy thử.
Trao đổi với báo chí ngày 7/6, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Nhôm Lâm Đồng Lê Việt Quang, cho biết tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (dự án Tân Rai) có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 650.000 tấn alumin/năm. Đến nay, công tác xây dựng cơ bản của phần khai thác mỏ bauxite đã hoàn thành, trong đó đã khai thác được 1,6 triệu tấn quặng bauxite.
Tổng số tiền mà Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bỏ vào dự án này là trên 11.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Quang, sản phẩm của nhà máy hiện "vẫn đang trong quá trình chạy thử, nên hiệu quả kinh tế của dự án sẽ được đánh giá chính xác hơn trong quá trình vận hành, sản xuất chính thức" và "những năm đầu của dự án sẽ cố gắng cân bằng về mặt kinh tế".
Ông Trần Văn Cảng, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), nơi đặt dự án thì cho biết, dự án bauxite Tân Rai có diện tích ảnh hưởng khoảng 2.000 ha, trong đó có 900 hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải bàn giao đất cho ban quản lý. Hiện vẫn còn 20 hộ dân không nhận tiền đền bù, dù đã được tỉnh cho áp giá tối đa.
Ông cũng khẳng định, từ khi dự án triển khai, ít nhiều môi trường nước, không khí tại đây cũng bị ảnh hưởng, không thể nói là không có. An ninh xã hội trên địa bàn cũng phức tạp hơn, tệ nạn xã hội theo đó cũng tăng lên…
"Hiện tác động của dự án đối với môi trường không khí, nước cũng chỉ mới dừng ở mức “định tính” chứ chưa có định lượng cụ thể. Hơn nữa, trong bùn đỏ thải ra từ nhà máy này có hoá chất nên có thể nó sẽ phát tán trong không khí. Tuy nhiên, theo như cam kết của nhà thầu và chủ đầu tư, những tác động này đều nằm trong giới hạn cho phép", Trưởng ban Tuyên giáo huyện Bảo Lâm nói.
Về lao động người Trung Quốc tại dự án này, ông Cảng cho biết lúc cao điểm lên tới 1.500 người, nhưng hiện nay chỉ còn một số cán bộ kỹ thuật ở lại, phần lớn lao động Trung Quốc đã rút về nước.
Còn theo đại diện Ban Quản lý dự án Tân Rai, hiện lao động tại dự án này là 1.397 người, trong đó người của địa phương là 1.018 người, trong đó có một phần nhỏ là người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất.
Vị đại diện cũng cho biết, trong quá trình chạy thử, tổ hợp bauxite Tân Rai chưa gặp sự cố nào. Riêng việc chậm tiến độ gần hai năm là do phải điều chỉnh thiết kế hồ bùn đỏ, sau sự cố tràn bùn ở Hungary.
Trao đổi với báo chí ngày 7/6, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Nhôm Lâm Đồng Lê Việt Quang, cho biết tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (dự án Tân Rai) có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 650.000 tấn alumin/năm. Đến nay, công tác xây dựng cơ bản của phần khai thác mỏ bauxite đã hoàn thành, trong đó đã khai thác được 1,6 triệu tấn quặng bauxite.
Tổng số tiền mà Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bỏ vào dự án này là trên 11.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Quang, sản phẩm của nhà máy hiện "vẫn đang trong quá trình chạy thử, nên hiệu quả kinh tế của dự án sẽ được đánh giá chính xác hơn trong quá trình vận hành, sản xuất chính thức" và "những năm đầu của dự án sẽ cố gắng cân bằng về mặt kinh tế".
Ông Trần Văn Cảng, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), nơi đặt dự án thì cho biết, dự án bauxite Tân Rai có diện tích ảnh hưởng khoảng 2.000 ha, trong đó có 900 hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải bàn giao đất cho ban quản lý. Hiện vẫn còn 20 hộ dân không nhận tiền đền bù, dù đã được tỉnh cho áp giá tối đa.
Ông cũng khẳng định, từ khi dự án triển khai, ít nhiều môi trường nước, không khí tại đây cũng bị ảnh hưởng, không thể nói là không có. An ninh xã hội trên địa bàn cũng phức tạp hơn, tệ nạn xã hội theo đó cũng tăng lên…
"Hiện tác động của dự án đối với môi trường không khí, nước cũng chỉ mới dừng ở mức “định tính” chứ chưa có định lượng cụ thể. Hơn nữa, trong bùn đỏ thải ra từ nhà máy này có hoá chất nên có thể nó sẽ phát tán trong không khí. Tuy nhiên, theo như cam kết của nhà thầu và chủ đầu tư, những tác động này đều nằm trong giới hạn cho phép", Trưởng ban Tuyên giáo huyện Bảo Lâm nói.
Về lao động người Trung Quốc tại dự án này, ông Cảng cho biết lúc cao điểm lên tới 1.500 người, nhưng hiện nay chỉ còn một số cán bộ kỹ thuật ở lại, phần lớn lao động Trung Quốc đã rút về nước.
Còn theo đại diện Ban Quản lý dự án Tân Rai, hiện lao động tại dự án này là 1.397 người, trong đó người của địa phương là 1.018 người, trong đó có một phần nhỏ là người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất.
Vị đại diện cũng cho biết, trong quá trình chạy thử, tổ hợp bauxite Tân Rai chưa gặp sự cố nào. Riêng việc chậm tiến độ gần hai năm là do phải điều chỉnh thiết kế hồ bùn đỏ, sau sự cố tràn bùn ở Hungary.