“Dù hoàn cảnh nào thì vẫn có hoạt động vay tiền”
Giám đốc phụ trách lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Standard Chartered dự báo về thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
Bà Namita Lal, giám đốc phụ trách lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Standard Chartered, dự báo về sự phát triển của thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Bà đánh giá thế nào về triển vọng tăng trưởng của thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam?
Trong vòng 5 năm tới, chắc chắn tỉ lệ tăng trưởng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ tăng ở mức độ cao và nhanh. Chẳng hạn như trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản, tỉ lệ tăng trưởng sẽ vượt lên ở mức 30-35% bởi vì ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa mở tài khoản. Họ yêu cầu chúng tôi cung cấp các dịch vụ về cho vay hay quản lý tiền mặt.
Đối với dịch vụ cho vay tín dụng tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng còn tăng nhanh hơn khoảng 40%. Dịch vụ tín dụng cho người tiêu dùng tăng trưởng nhanh như vậy sẽ tốt cho nền kinh tế địa phương, cho sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam, vì sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực luôn gắn liền với nhau.
Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có tiềm năng phát triển. Nhưng ngành này cần phải có sự tổ chức tốt hơn. Ngân hàng Standard Chartered sẽ sử dụng những kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất mà chúng tôi có được để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bà có lạc quan quá không khi cho rằng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng sẽ khoảng 40%, trong khi lạm phát cao đang làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm đi và lãi suất cao đang làm cho chi phí vốn tăng lên?
Có hai vấn đề ở đây.
Thứ nhất, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn liền với tỉ lệ tăng trưởng của tín dụng dành cho người tiêu dùng. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao bởi vì thị trường Việt Nam rất nhỏ. Nếu so sánh Việt Nam với các nước khu vực như Singapore, Malaysia thì thấy rằng dung lượng thị trường của Việt Nam không đáng kể nên tỉ lệ tăng trưởng luôn luôn cao.
Thứ hai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì hoạt động vay tiền vẫn luôn luôn diễn ra. Nếu như người tiêu dùng không vay tiền của ngân hàng thì họ cũng vay ở nơi khác (bạn bè, người thân, khu vực phi chính thức), chính vì vậy, ngân hàng chúng tôi mới cung cấp các dịch vụ một cách có tổ chức cho người tiêu dùng vay. Bởi vì khi vay từ những dịch vụ không có tổ chức chắc chắn lãi suất sẽ cao.
Nhưng tôi cũng hiểu rằng trong điều kiện hiện nay, Chính phủ đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm nguồn cung của tín dụng và tiền tệ trên thị trường. Chúng tôi hiểu chính sách này là ngắn hạn, nhưng về trung hạn trong 2-3 năm tới tình hình sẽ lạc quan, tích cực hơn.
Việt Nam có dân số trẻ, tỉ lệ thu nhập của người dân ngày càng tăng, cũng như nhiều người dân có việc làm và họ có thu nhập, chính vì thế, Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chúng tôi.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Bà nghĩ sao về điều này?
Khi hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ mở tài khoản ngân hàng nhiều hơn. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn tín dụng.
Chính vì thế, tôi nghĩ rằng một trong những hướng phát triển rất lớn trong 2-3 năm tới là sẽ có nhiều doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng, như trả lương cho công nhân thông qua tài khoản ngân hàng. Như vậy sẽ làm cho họ có thể tiếp cận tín dụng của chúng tôi dễ dàng hơn thông qua việc giao dịch qua ngân hàng.
Hơn nữa, khi các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận làm ăn với các công ty toàn cầu, chắc chắn họ sẽ phải tuân thủ kỷ luật về tài chính hơn, cần sử dụng những dịch vụ chuyên môn hơn như dịch vụ về quản lí tiền mặt.
Tôi cho rằng những động thái phát triển như vậy sẽ tốt cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang chiếm đa số trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, họ là khu vực cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam. Nếu họ tăng trưởng thì điều này sẽ tốt cho nền kinh tế Việt Nam.
Khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, Standard Chartered có đưa ra mức lãi suất ưu đãi hơn không? Đâu là lợi thế của Standard Chartered so với ngân hàng khác, thưa bà?
Thực tế, tỉ lệ lãi suất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giống như lãi suất dành cho các cá nhân. Cái khác biệt của chúng tôi là khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa mở tài khoản kinh doanh thì chúng tôi đưa ra một tỉ lệ lãi suất luỹ tiến. Nếu như họ gửi càng nhiều tiền thì tỉ lệ lãi suất càng cao, tối đa 5%.
Ngoài ra, cũng có những lợi thế so sánh khác của chúng tôi dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là việc cung cấp dịch vụ quản lí quan hệ, báo cáo tài chính, sổ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong giới thiệu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ và vừa này, chúng tôi có hai lợi thế.
Thứ nhất, chúng tôi có mạng lưới toàn cầu và sẽ sử dụng nó để phục vụ cho khách hàng ở Việt Nam.
Thứ hai là chất lượng dịch vụ. Đây chính là điểm để chúng tôi thể hiện sự khác biệt của mình so với các đối thủ không chỉ ở châu Á mà còn nhiều khu vực khác như Trung Đông, châu Phi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ như chuyên gia tư vấn tài chính cho cá nhân, các nhà quản lý những mối quan hệ dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi đào tạo những chuyên gia và các nhà quản lí này không chỉ ở Việt Nam mà còn đưa sang các nước khác để đào tạo.
Nếu người dân vay tiền của Standard Chartered với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường chứng khoán, hay bất động sản, liệu bà có cho vay không?
Mức lãi suất trên thị trường hiện nay không thuận lợi cho họ để có thể vay tiền ngân hàng để đầu tư vào những lĩnh vực đó. Họ có thể sử dụng dịch vụ khác như cho vay trả góp để mua bất động sản.
Tôi nghĩ rằng tại bất kỳ thời điểm nào thì việc vay tiền ngân hàng để mua bất động sản đều không nên. Việc đầu tư vào thị trường bất động sản chỉ nên lấy từ nguồn tiết kiệm.
Báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia Standard Chartered mới đây cũng đã hạ thấp dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2008 này. Vậy Standard Chartered có lường trước những khó khăn sẽ đến khi mở rộng thêm dịch vụ tại thị trường Việt Nam?
Hai điểm tôi muốn nói ở đây. Thứ nhất, tỉ lệ tăng trưởng chúng tôi hạ xuống còn 6,7% đến 7% vẫn là cao. Với tỉ lệ như vậy, Việt Nam vẫn nằm trong số những nước có mức tăng trưởng cao thứ 2-3 trong khu vực.
Hơn nữa, những khó khăn kinh tế này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn nhiều nước khác. Trong khi đó, những nhân tố khác cũng có lợi thế cho Việt Nam như dân số, FDI, nguồn kiều hối đều tăng.
Như vậy, những khó khăn đó chỉ là ngắn hạn và Chính phủ cũng đang có những chính sách điều chỉnh và đã có những dấu hiệu cải thiện. Do đó, tôi cho rằng 3-5 năm tới, tình hình vẫn rất khả quan. Với kế hoạch mở rộng của mình, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng với tốc độ như vậy, không hề giảm.
Việc mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ ra Hà Nội là hoạt động tiếp nối của dịch vụ này tại Tp.HCM từ một năm nay. Bà đánh giá như thế nào những kết quả đạt được khi triển khai thị trường bán lẻ tại Tp.HCM?
Chúng tôi bắt đầu giới thiệu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM vào ngày 27/6/2007. Đến nay, kết quả đạt được vượt ngoài mong đợi của chúng tôi.
Cụ thể đến nay, chúng tôi đã có 2.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các sản phẩm dịch vụ như tài khoản tiền gửi thặng dư, chương trình tiết kiệm đa ngoại tệ, gói dịch vụ thương gia dành cho khách hàng rất được ưa chuộng bởi khách hàng là các cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí cho cả giới Việt kiều.
Xuất phát từ thành công này, chúng tôi mở rộng hợp tác với rất nhiều các ngân hàng, chi nhánh ở các nước khác như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...
* Ngày 18/6/2008, Ngân hàng Standard Chartered tuyên bố sẽ chính thức khai trương dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bao gồm các dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội vào ngày 1/7/2008.
Bà đánh giá thế nào về triển vọng tăng trưởng của thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam?
Trong vòng 5 năm tới, chắc chắn tỉ lệ tăng trưởng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ tăng ở mức độ cao và nhanh. Chẳng hạn như trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản, tỉ lệ tăng trưởng sẽ vượt lên ở mức 30-35% bởi vì ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa mở tài khoản. Họ yêu cầu chúng tôi cung cấp các dịch vụ về cho vay hay quản lý tiền mặt.
Đối với dịch vụ cho vay tín dụng tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng còn tăng nhanh hơn khoảng 40%. Dịch vụ tín dụng cho người tiêu dùng tăng trưởng nhanh như vậy sẽ tốt cho nền kinh tế địa phương, cho sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam, vì sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực luôn gắn liền với nhau.
Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có tiềm năng phát triển. Nhưng ngành này cần phải có sự tổ chức tốt hơn. Ngân hàng Standard Chartered sẽ sử dụng những kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất mà chúng tôi có được để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bà có lạc quan quá không khi cho rằng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng sẽ khoảng 40%, trong khi lạm phát cao đang làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm đi và lãi suất cao đang làm cho chi phí vốn tăng lên?
Có hai vấn đề ở đây.
Thứ nhất, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn liền với tỉ lệ tăng trưởng của tín dụng dành cho người tiêu dùng. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao bởi vì thị trường Việt Nam rất nhỏ. Nếu so sánh Việt Nam với các nước khu vực như Singapore, Malaysia thì thấy rằng dung lượng thị trường của Việt Nam không đáng kể nên tỉ lệ tăng trưởng luôn luôn cao.
Thứ hai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì hoạt động vay tiền vẫn luôn luôn diễn ra. Nếu như người tiêu dùng không vay tiền của ngân hàng thì họ cũng vay ở nơi khác (bạn bè, người thân, khu vực phi chính thức), chính vì vậy, ngân hàng chúng tôi mới cung cấp các dịch vụ một cách có tổ chức cho người tiêu dùng vay. Bởi vì khi vay từ những dịch vụ không có tổ chức chắc chắn lãi suất sẽ cao.
Nhưng tôi cũng hiểu rằng trong điều kiện hiện nay, Chính phủ đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm nguồn cung của tín dụng và tiền tệ trên thị trường. Chúng tôi hiểu chính sách này là ngắn hạn, nhưng về trung hạn trong 2-3 năm tới tình hình sẽ lạc quan, tích cực hơn.
Việt Nam có dân số trẻ, tỉ lệ thu nhập của người dân ngày càng tăng, cũng như nhiều người dân có việc làm và họ có thu nhập, chính vì thế, Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chúng tôi.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Bà nghĩ sao về điều này?
Khi hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ mở tài khoản ngân hàng nhiều hơn. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn tín dụng.
Chính vì thế, tôi nghĩ rằng một trong những hướng phát triển rất lớn trong 2-3 năm tới là sẽ có nhiều doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng, như trả lương cho công nhân thông qua tài khoản ngân hàng. Như vậy sẽ làm cho họ có thể tiếp cận tín dụng của chúng tôi dễ dàng hơn thông qua việc giao dịch qua ngân hàng.
Hơn nữa, khi các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận làm ăn với các công ty toàn cầu, chắc chắn họ sẽ phải tuân thủ kỷ luật về tài chính hơn, cần sử dụng những dịch vụ chuyên môn hơn như dịch vụ về quản lí tiền mặt.
Tôi cho rằng những động thái phát triển như vậy sẽ tốt cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang chiếm đa số trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, họ là khu vực cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam. Nếu họ tăng trưởng thì điều này sẽ tốt cho nền kinh tế Việt Nam.
Khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, Standard Chartered có đưa ra mức lãi suất ưu đãi hơn không? Đâu là lợi thế của Standard Chartered so với ngân hàng khác, thưa bà?
Thực tế, tỉ lệ lãi suất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giống như lãi suất dành cho các cá nhân. Cái khác biệt của chúng tôi là khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa mở tài khoản kinh doanh thì chúng tôi đưa ra một tỉ lệ lãi suất luỹ tiến. Nếu như họ gửi càng nhiều tiền thì tỉ lệ lãi suất càng cao, tối đa 5%.
Ngoài ra, cũng có những lợi thế so sánh khác của chúng tôi dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là việc cung cấp dịch vụ quản lí quan hệ, báo cáo tài chính, sổ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong giới thiệu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ và vừa này, chúng tôi có hai lợi thế.
Thứ nhất, chúng tôi có mạng lưới toàn cầu và sẽ sử dụng nó để phục vụ cho khách hàng ở Việt Nam.
Thứ hai là chất lượng dịch vụ. Đây chính là điểm để chúng tôi thể hiện sự khác biệt của mình so với các đối thủ không chỉ ở châu Á mà còn nhiều khu vực khác như Trung Đông, châu Phi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ như chuyên gia tư vấn tài chính cho cá nhân, các nhà quản lý những mối quan hệ dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi đào tạo những chuyên gia và các nhà quản lí này không chỉ ở Việt Nam mà còn đưa sang các nước khác để đào tạo.
Nếu người dân vay tiền của Standard Chartered với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường chứng khoán, hay bất động sản, liệu bà có cho vay không?
Mức lãi suất trên thị trường hiện nay không thuận lợi cho họ để có thể vay tiền ngân hàng để đầu tư vào những lĩnh vực đó. Họ có thể sử dụng dịch vụ khác như cho vay trả góp để mua bất động sản.
Tôi nghĩ rằng tại bất kỳ thời điểm nào thì việc vay tiền ngân hàng để mua bất động sản đều không nên. Việc đầu tư vào thị trường bất động sản chỉ nên lấy từ nguồn tiết kiệm.
Báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia Standard Chartered mới đây cũng đã hạ thấp dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2008 này. Vậy Standard Chartered có lường trước những khó khăn sẽ đến khi mở rộng thêm dịch vụ tại thị trường Việt Nam?
Hai điểm tôi muốn nói ở đây. Thứ nhất, tỉ lệ tăng trưởng chúng tôi hạ xuống còn 6,7% đến 7% vẫn là cao. Với tỉ lệ như vậy, Việt Nam vẫn nằm trong số những nước có mức tăng trưởng cao thứ 2-3 trong khu vực.
Hơn nữa, những khó khăn kinh tế này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn nhiều nước khác. Trong khi đó, những nhân tố khác cũng có lợi thế cho Việt Nam như dân số, FDI, nguồn kiều hối đều tăng.
Như vậy, những khó khăn đó chỉ là ngắn hạn và Chính phủ cũng đang có những chính sách điều chỉnh và đã có những dấu hiệu cải thiện. Do đó, tôi cho rằng 3-5 năm tới, tình hình vẫn rất khả quan. Với kế hoạch mở rộng của mình, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng với tốc độ như vậy, không hề giảm.
Việc mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ ra Hà Nội là hoạt động tiếp nối của dịch vụ này tại Tp.HCM từ một năm nay. Bà đánh giá như thế nào những kết quả đạt được khi triển khai thị trường bán lẻ tại Tp.HCM?
Chúng tôi bắt đầu giới thiệu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM vào ngày 27/6/2007. Đến nay, kết quả đạt được vượt ngoài mong đợi của chúng tôi.
Cụ thể đến nay, chúng tôi đã có 2.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các sản phẩm dịch vụ như tài khoản tiền gửi thặng dư, chương trình tiết kiệm đa ngoại tệ, gói dịch vụ thương gia dành cho khách hàng rất được ưa chuộng bởi khách hàng là các cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí cho cả giới Việt kiều.
Xuất phát từ thành công này, chúng tôi mở rộng hợp tác với rất nhiều các ngân hàng, chi nhánh ở các nước khác như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...
* Ngày 18/6/2008, Ngân hàng Standard Chartered tuyên bố sẽ chính thức khai trương dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bao gồm các dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội vào ngày 1/7/2008.