“Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng không quá 1%”
Đó là nhận định của ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2008 dự kiến tăng tối đa không quá 1% so với tháng 8/2008.
Trong tháng 9/2008 có một số ngày lễ, tết như Quốc khánh 2/9, khai giảng năm học mới, Tết Trung thu nên có thể nhu cầu mua sắm cũng sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên, theo ông Xuân, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 9 sẽ không vượt quá 1% nếu không có những đột biến như thiên tai, dịch bệnh... và diễn biến bất thường của giá dầu trên thị trường thế giới.
Việc cung ứng hàng hóa trong tháng 9 và những tháng cuối năm sẽ được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Bởi từ giữa năm 2008, Bộ Công Thương đã có chủ trương yêu cầu các hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty và các địa phương tính đến bài toán cung - cầu cuối năm 2008, từ sản xuất, dự trữ đến cung ứng.
Như vậy, ngoài yếu tố thế giới thì tình hình sản xuất trong nước, không khí chuẩn bị hàng hóa từ nay đến cuối năm và việc thực hành tiết kiệm chi tiêu công, cũng như xu thế thay đổi thói quen trong tiêu dùng sẽ góp phần đáng kể vào việc kiềm chế tăng giá trong tháng 9 và những tháng cuối năm.
Mặt khác, diễn biến của giá tiêu dùng tháng 9/2008 còn được hưởng lợi từ việc liên Bộ Tài chính - Công Thương cuối tháng 8 vừa qua đã quyết định giảm giá bán lẻ xăng và dầu hỏa.
Vì phương tiện vận tải cũng là 1 trong 10 nhóm hàng hóa cấu thành chỉ số CPI nên Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với Bộ Tài chính, UBND các địa phương, các hiệp hội vận tải yêu cầu điều chỉnh lại giá cước cho hợp lý so với giá xăng, dầu hiện nay. Theo đó, giá taxi, vận tải phải giảm ít nhất từ 5 - 7%.
Đồng thời, để đề phòng những biến động, ổn định mặt bằng giá, Chính phủ đã và đang cố gắng lường trước những vấn đề, có những phương án, giải pháp hết sức linh hoạt để đảm bảo cung – cầu những mặt hàng thiết yếu như thép, phân bón, xi măng, xăng dầu, lương thực... Đối với dịch vụ kinh doanh vận tải sẽ không để xảy ra chuyện gây sốt, tăng giá đột biến mà sẽ được điều tiết cục bộ.
Trong tháng 9/2008 có một số ngày lễ, tết như Quốc khánh 2/9, khai giảng năm học mới, Tết Trung thu nên có thể nhu cầu mua sắm cũng sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên, theo ông Xuân, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 9 sẽ không vượt quá 1% nếu không có những đột biến như thiên tai, dịch bệnh... và diễn biến bất thường của giá dầu trên thị trường thế giới.
Việc cung ứng hàng hóa trong tháng 9 và những tháng cuối năm sẽ được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Bởi từ giữa năm 2008, Bộ Công Thương đã có chủ trương yêu cầu các hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty và các địa phương tính đến bài toán cung - cầu cuối năm 2008, từ sản xuất, dự trữ đến cung ứng.
Như vậy, ngoài yếu tố thế giới thì tình hình sản xuất trong nước, không khí chuẩn bị hàng hóa từ nay đến cuối năm và việc thực hành tiết kiệm chi tiêu công, cũng như xu thế thay đổi thói quen trong tiêu dùng sẽ góp phần đáng kể vào việc kiềm chế tăng giá trong tháng 9 và những tháng cuối năm.
Mặt khác, diễn biến của giá tiêu dùng tháng 9/2008 còn được hưởng lợi từ việc liên Bộ Tài chính - Công Thương cuối tháng 8 vừa qua đã quyết định giảm giá bán lẻ xăng và dầu hỏa.
Vì phương tiện vận tải cũng là 1 trong 10 nhóm hàng hóa cấu thành chỉ số CPI nên Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với Bộ Tài chính, UBND các địa phương, các hiệp hội vận tải yêu cầu điều chỉnh lại giá cước cho hợp lý so với giá xăng, dầu hiện nay. Theo đó, giá taxi, vận tải phải giảm ít nhất từ 5 - 7%.
Đồng thời, để đề phòng những biến động, ổn định mặt bằng giá, Chính phủ đã và đang cố gắng lường trước những vấn đề, có những phương án, giải pháp hết sức linh hoạt để đảm bảo cung – cầu những mặt hàng thiết yếu như thép, phân bón, xi măng, xăng dầu, lương thực... Đối với dịch vụ kinh doanh vận tải sẽ không để xảy ra chuyện gây sốt, tăng giá đột biến mà sẽ được điều tiết cục bộ.