Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm lần đầu trong 13 năm
Kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đã co lại trong quý 4/2011, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong vòng hơn 1 thập kỷ
Kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đã co lại trong quý 4/2011, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong vòng hơn 1 thập kỷ trở lại đây, theo tờ Financial Times.
Báo này cho biết, dự trữ ngoại hồi trên đã giảm 20,5 tỷ USD do thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm và nước này chứng kiến sự rút lui của các dòng vốn ngoại tương tự như ở các thị trường mới nổi khác. Đây là lần đầu tiên dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đi xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998.
Tuy nhiên, hiện Trung Quốc vẫn đang nắm giữ 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và lớn gấp ba lần dự trữ ngoại hối của Nhật Bản - nước đứng thứ nhì về phương diện này.
Giới phân tích cho rằng, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể chỉ giảm tạm thời và sẽ tăng trở lại trong năm nay, nhưng xu hướng tăng có thể giảm tốc do thặng dư thương mại co hẹp. “Đây thực sự là một tín hiệu tốt, đồng nghĩa với việc chính sách của Trung Quốc sẽ ít chịu tác động bởi các dòng vốn đổ vào”, chuyên gia phân tích Tao Wang của ngân hàng UBS nói với Financial Times.
Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc tích lũy được trung bình mỗi quý thêm 160 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Nhiều quốc gia có thể “ghen tị” với dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc, nhưng thực ra đây lại là một chuyện khiến các nhà chức trách của nước này “đau đầu”.
Một trong những vấn đề là Bắc Kinh cần tìm chỗ để đầu tư khoản vốn khổng lồ này. Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực đa dạng hóa danh mục bằng cách đầu tư vào mọi loại tài sản từ dầu, tới vàng, rồi cổ phần trong các công ty đại chúng ở châu Âu, hay bất động sản ở Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không có nhiều lựa chọn ngoài việc dành phần lớn dự trữ ngoại hối để mua trái phiếu kho bạc Mỹ, loại tài sản mà thị trường có đủ độ lớn và tính thanh khoản để hấp thụ một lượng vốn khổng lồ như vậy.
Bắc Kinh đã không ít lần bày tỏ quan điểm lo ngại về độ an toàn của nợ Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục mua trái phiếu kho bạc do Washington phát hành, bất chấp “núi” nợ của Mỹ ngày càng cao.
Một vấn đề lớn hơn là Trung Quốc phải đối mặt với áp lực lạm phát trong nước xuất phát từ việc tích lũy dự trữ ngoại hối.
Nguyên nhân gốc rễ của việc tăng trưởng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chính là chính sách của Bắc Kinh nhằm kiểm soát tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Sự ràng buộc tỷ giá này buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phải mua phần lớn số ngoại tệ chảy vào nước này, theo đó bơm Nhân dân tệ vào hệ thống tài chính.
Để tránh việc số nội tệ in thêm này đẩy giá cả lên cao hơn, PBoC liên tục phải hút bớt lượng thanh khoản dư thừa trong hệ thồng, bằn cách phát hành tín phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại. Năm ngoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục 21,5%.
Bởi thế, theo giới phân tích, dự trữ ngoại hối giảm sẽ “dọn đường” cho PBoC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó gia tăng lượng thanh khoản trong nền kinh tế, giúp kích thích tăng trưởng. Tháng 11 vừa rồi, PBoC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc một lần, và theo dự báo, sẽ có thêm động thái tương tự trong những tháng sắp tới.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lu Ting thuộc Bank of America Merrill Lynch lại cho rằng, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm có thể vì một số lý do kỹ thuật. Đồng Euro suy yếu, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tự nắm giữ ngoại tệ, việc Trung Quốc gia tăng hoạt động thanh toán thương mại bằng Nhân dân tệ… đều có khả năng gây áp lực giảm dự trữ ngoại hối.
“Không cần phải lo ngại về nền kinh tế hay hệ thống tài chính của Trung Quốc. Nước này không thể gặp nguy cơ khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán”, ông Lu Ting nói.
Báo này cho biết, dự trữ ngoại hồi trên đã giảm 20,5 tỷ USD do thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm và nước này chứng kiến sự rút lui của các dòng vốn ngoại tương tự như ở các thị trường mới nổi khác. Đây là lần đầu tiên dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đi xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998.
Tuy nhiên, hiện Trung Quốc vẫn đang nắm giữ 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và lớn gấp ba lần dự trữ ngoại hối của Nhật Bản - nước đứng thứ nhì về phương diện này.
Giới phân tích cho rằng, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể chỉ giảm tạm thời và sẽ tăng trở lại trong năm nay, nhưng xu hướng tăng có thể giảm tốc do thặng dư thương mại co hẹp. “Đây thực sự là một tín hiệu tốt, đồng nghĩa với việc chính sách của Trung Quốc sẽ ít chịu tác động bởi các dòng vốn đổ vào”, chuyên gia phân tích Tao Wang của ngân hàng UBS nói với Financial Times.
Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc tích lũy được trung bình mỗi quý thêm 160 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Nhiều quốc gia có thể “ghen tị” với dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc, nhưng thực ra đây lại là một chuyện khiến các nhà chức trách của nước này “đau đầu”.
Một trong những vấn đề là Bắc Kinh cần tìm chỗ để đầu tư khoản vốn khổng lồ này. Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực đa dạng hóa danh mục bằng cách đầu tư vào mọi loại tài sản từ dầu, tới vàng, rồi cổ phần trong các công ty đại chúng ở châu Âu, hay bất động sản ở Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không có nhiều lựa chọn ngoài việc dành phần lớn dự trữ ngoại hối để mua trái phiếu kho bạc Mỹ, loại tài sản mà thị trường có đủ độ lớn và tính thanh khoản để hấp thụ một lượng vốn khổng lồ như vậy.
Bắc Kinh đã không ít lần bày tỏ quan điểm lo ngại về độ an toàn của nợ Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục mua trái phiếu kho bạc do Washington phát hành, bất chấp “núi” nợ của Mỹ ngày càng cao.
Một vấn đề lớn hơn là Trung Quốc phải đối mặt với áp lực lạm phát trong nước xuất phát từ việc tích lũy dự trữ ngoại hối.
Nguyên nhân gốc rễ của việc tăng trưởng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chính là chính sách của Bắc Kinh nhằm kiểm soát tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Sự ràng buộc tỷ giá này buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phải mua phần lớn số ngoại tệ chảy vào nước này, theo đó bơm Nhân dân tệ vào hệ thống tài chính.
Để tránh việc số nội tệ in thêm này đẩy giá cả lên cao hơn, PBoC liên tục phải hút bớt lượng thanh khoản dư thừa trong hệ thồng, bằn cách phát hành tín phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại. Năm ngoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục 21,5%.
Bởi thế, theo giới phân tích, dự trữ ngoại hối giảm sẽ “dọn đường” cho PBoC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó gia tăng lượng thanh khoản trong nền kinh tế, giúp kích thích tăng trưởng. Tháng 11 vừa rồi, PBoC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc một lần, và theo dự báo, sẽ có thêm động thái tương tự trong những tháng sắp tới.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lu Ting thuộc Bank of America Merrill Lynch lại cho rằng, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm có thể vì một số lý do kỹ thuật. Đồng Euro suy yếu, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tự nắm giữ ngoại tệ, việc Trung Quốc gia tăng hoạt động thanh toán thương mại bằng Nhân dân tệ… đều có khả năng gây áp lực giảm dự trữ ngoại hối.
“Không cần phải lo ngại về nền kinh tế hay hệ thống tài chính của Trung Quốc. Nước này không thể gặp nguy cơ khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán”, ông Lu Ting nói.