Đua lãi suất: Những chuyển động mới…
“Bão” lãi suất tăng cấp, các ngân hàng đưa ra những giải pháp mới và có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ nhượng bộ
“Bão” lãi suất tăng cấp, các ngân hàng đưa ra những giải pháp mới và có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ nhượng bộ.
Trong ngày 18/2, thông tin lãi suất ngân hàng bạn trở thành tin nhắn nhộn nhịp của nhiều nhân viên tín dụng. Đây cũng là ngày cao trào của đợt biến động lãi suất từ sau kỳ nghỉ Tết.
Chưa có điểm dừng
Mở đầu tuần mới, thị trường ngân hàng dồn dập đón nhận thông tin tăng lãi suất. Với một ngân hàng, lần tăng thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy ba tuần là tần suất điều chỉnh chưa từng có nhiều năm trở lại đây. Đỉnh cao lãi suất cũng chưa có điểm dừng.
SCB, VPBank, Eximbank, ACB, Sacombank… lần lượt thông báo tăng mạnh lãi suất huy động VND. Mặt bằng lãi suất định hình quanh mốc 9,6%/năm (tương ứng 0,8%/tháng) tuần trước sau quyết định của Techcombank, VIB Bank… dâng thêm một mức mới. Trong các thông báo, thông tin “là ngân hàng có lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay” nhanh chóng bị lỗi thời.
Cuối tuần trước, đỉnh cao được xác định ở biểu lãi suất mới của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank); mức lãi suất bậc thang cao nhất của kỳ hạn 24 tháng VND lên tới 10,15%/năm. Nhưng ngay trong ngày 18/2, những con số cao hơn tiếp tục được công bố.
Chỉ riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng của của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã lên tới 10,44%/năm. Đây là ngân hàng có 3 quyết định điều chỉnh liên tiếp chỉ trong vòng chưa đây 1 tháng qua. Nhưng thông tin “cao nhất trên thị trường” trong thông báo nhanh chóng thuộc về Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), kỳ hạn 12 tháng chính thức đánh dấu mốc 10,5%.
Và đỉnh cao có thể chưa dừng lại, khi hai thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối cổ phần là Ngân hàng Á châu (ACB) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã vào cuộc, gia tăng thêm áp lực cạnh tranh.
Trên thị trường liên ngân hàng, đỉnh cao lãi suất qua đêm 30% được đề cập đến cuối tuần qua cũng nhanh chóng bồi thêm mốc mới. Kỷ lục của ngày giao dịch 18/2 đã lên đến 33%.
Những sắc thái mới
Đi cùng với lãi suất cao, VPBank củng cố thêm sức cạnh tranh bằng sản phẩm mới “Tiết kiệm bù lạm phát”. Đây là ngân hàng đầu tiên đưa ra loại sản phẩm này, thu hút sự chú ý của người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát cao.
Cụ thể, ngoài mức lãi suất ban đầu, khách hàng sẽ được VPBank cam kết bù thêm một phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và tỷ lệ lạm phát thực tế. Với sản phẩm này, lãi suất mà ngân hàng trả có thể lên tới 12% kỳ hạn 12 tháng.
Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, cho biết đây là một sản phẩm được xây dựng theo bối cảnh mới, có thể được sử dụng linh hoạt trong quý I/2008 (thời điểm căng vốn tại các ngân hàng thương mại).
Trong khi đó, SCB lại có một hình thức huy động đáng chú ý và khá hấp dẫn đối với những nguồn vốn nhàn rỗi trong ngắn hạn. Đó là việc áp lãi suất cao cho các khoản tiền gửi tính theo ngày, từ 2 đến 6 ngày, từ 0,35% đến 0,55%. Ngoài ra, ngân hàng này còn áp dụng hình thức cộng thêm lãi suất cho các khoản tiền tái gửi kỳ hạn 3 đến 12 tháng.
Dự báo một năm khó khăn
Thông tin lãi suất trong ngày 18/2 liên tục được các ngân hàng cập nhật để có ứng xử phù hợp. Đại diện một số thành viên tại miền Bắc cũng đã ngồi lại với nhau, thông qua Hiệp hội Ngân hàng, để cùng tìm hướng tháo gỡ khó khăn.
Ông Lê Đắc Sơn cho biết ngay cả khi trả mức lãi suất tới 33% trên thị trường liên ngân hàng cũng khó lòng vay được vốn. Những ngân hàng dư dật cũng hạn chế mở hầu bao bởi còn lo dự phòng cho chính mình. Trong khi đó, ông Sơn cho biết Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có hỗ trợ.
Sau khi điều chỉnh tăng lãi suất, một số ngân hàng đã bắt đầu có vốn để đáp ứng nhu cầu vay bức thiết của khách hàng ruột. Tại VPBank, sau kỳ “bế quan” từ trước Tết, bắt đầu tư ngày 18/2, hoạt động cho vay được nối lại nhưng chỉ dành cho những khách hàng đã có quan hệ tín dụng trước đó. Với riêng cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản, cửa vẫn đóng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Sơn cho rằng thời điểm khó khăn hiện nay sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008. Lãi suất cho vay cũng buộc phải tăng cao và hậu quả là doanh nghiệp và người dân vay vốn phải gánh chịu.
Tại cuộc họp nói trên của đại diện các ngân hàng phía Bắc, khó khăn về vốn ảnh hưởng đến hoạt động cũng là vấn đề được đề cập đến. Đáng chú ý là một kiến nghị đã được đưa ra, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm lùi thời điểm phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Có thể kiến nghị này sẽ được xem xét.
Liên quan đến kế hoạch phát hành tín phiếu nói trên, nhà phân tích kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Mỹ), lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước quá mạnh tay thắt chặt tín dụng đúng thời điểm nền kinh tế cần tiền nhất. Từ đây có thể dẫn tới mất thanh khoản cục bộ và ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Trong ngày 18/2, thông tin lãi suất ngân hàng bạn trở thành tin nhắn nhộn nhịp của nhiều nhân viên tín dụng. Đây cũng là ngày cao trào của đợt biến động lãi suất từ sau kỳ nghỉ Tết.
Chưa có điểm dừng
Mở đầu tuần mới, thị trường ngân hàng dồn dập đón nhận thông tin tăng lãi suất. Với một ngân hàng, lần tăng thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy ba tuần là tần suất điều chỉnh chưa từng có nhiều năm trở lại đây. Đỉnh cao lãi suất cũng chưa có điểm dừng.
SCB, VPBank, Eximbank, ACB, Sacombank… lần lượt thông báo tăng mạnh lãi suất huy động VND. Mặt bằng lãi suất định hình quanh mốc 9,6%/năm (tương ứng 0,8%/tháng) tuần trước sau quyết định của Techcombank, VIB Bank… dâng thêm một mức mới. Trong các thông báo, thông tin “là ngân hàng có lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay” nhanh chóng bị lỗi thời.
Cuối tuần trước, đỉnh cao được xác định ở biểu lãi suất mới của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank); mức lãi suất bậc thang cao nhất của kỳ hạn 24 tháng VND lên tới 10,15%/năm. Nhưng ngay trong ngày 18/2, những con số cao hơn tiếp tục được công bố.
Chỉ riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng của của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã lên tới 10,44%/năm. Đây là ngân hàng có 3 quyết định điều chỉnh liên tiếp chỉ trong vòng chưa đây 1 tháng qua. Nhưng thông tin “cao nhất trên thị trường” trong thông báo nhanh chóng thuộc về Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), kỳ hạn 12 tháng chính thức đánh dấu mốc 10,5%.
Và đỉnh cao có thể chưa dừng lại, khi hai thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối cổ phần là Ngân hàng Á châu (ACB) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã vào cuộc, gia tăng thêm áp lực cạnh tranh.
Trên thị trường liên ngân hàng, đỉnh cao lãi suất qua đêm 30% được đề cập đến cuối tuần qua cũng nhanh chóng bồi thêm mốc mới. Kỷ lục của ngày giao dịch 18/2 đã lên đến 33%.
Những sắc thái mới
Đi cùng với lãi suất cao, VPBank củng cố thêm sức cạnh tranh bằng sản phẩm mới “Tiết kiệm bù lạm phát”. Đây là ngân hàng đầu tiên đưa ra loại sản phẩm này, thu hút sự chú ý của người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát cao.
Cụ thể, ngoài mức lãi suất ban đầu, khách hàng sẽ được VPBank cam kết bù thêm một phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và tỷ lệ lạm phát thực tế. Với sản phẩm này, lãi suất mà ngân hàng trả có thể lên tới 12% kỳ hạn 12 tháng.
Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, cho biết đây là một sản phẩm được xây dựng theo bối cảnh mới, có thể được sử dụng linh hoạt trong quý I/2008 (thời điểm căng vốn tại các ngân hàng thương mại).
Trong khi đó, SCB lại có một hình thức huy động đáng chú ý và khá hấp dẫn đối với những nguồn vốn nhàn rỗi trong ngắn hạn. Đó là việc áp lãi suất cao cho các khoản tiền gửi tính theo ngày, từ 2 đến 6 ngày, từ 0,35% đến 0,55%. Ngoài ra, ngân hàng này còn áp dụng hình thức cộng thêm lãi suất cho các khoản tiền tái gửi kỳ hạn 3 đến 12 tháng.
Dự báo một năm khó khăn
Thông tin lãi suất trong ngày 18/2 liên tục được các ngân hàng cập nhật để có ứng xử phù hợp. Đại diện một số thành viên tại miền Bắc cũng đã ngồi lại với nhau, thông qua Hiệp hội Ngân hàng, để cùng tìm hướng tháo gỡ khó khăn.
Ông Lê Đắc Sơn cho biết ngay cả khi trả mức lãi suất tới 33% trên thị trường liên ngân hàng cũng khó lòng vay được vốn. Những ngân hàng dư dật cũng hạn chế mở hầu bao bởi còn lo dự phòng cho chính mình. Trong khi đó, ông Sơn cho biết Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có hỗ trợ.
Sau khi điều chỉnh tăng lãi suất, một số ngân hàng đã bắt đầu có vốn để đáp ứng nhu cầu vay bức thiết của khách hàng ruột. Tại VPBank, sau kỳ “bế quan” từ trước Tết, bắt đầu tư ngày 18/2, hoạt động cho vay được nối lại nhưng chỉ dành cho những khách hàng đã có quan hệ tín dụng trước đó. Với riêng cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản, cửa vẫn đóng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Sơn cho rằng thời điểm khó khăn hiện nay sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008. Lãi suất cho vay cũng buộc phải tăng cao và hậu quả là doanh nghiệp và người dân vay vốn phải gánh chịu.
Tại cuộc họp nói trên của đại diện các ngân hàng phía Bắc, khó khăn về vốn ảnh hưởng đến hoạt động cũng là vấn đề được đề cập đến. Đáng chú ý là một kiến nghị đã được đưa ra, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm lùi thời điểm phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Có thể kiến nghị này sẽ được xem xét.
Liên quan đến kế hoạch phát hành tín phiếu nói trên, nhà phân tích kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Mỹ), lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước quá mạnh tay thắt chặt tín dụng đúng thời điểm nền kinh tế cần tiền nhất. Từ đây có thể dẫn tới mất thanh khoản cục bộ và ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.