Đua lãi suất VND: Biến động chưa từng thấy
Kết thúc ngày 19/2, một kỷ lục lãi suất khó tin lại được xác lập. Thị trường ngân hàng đang có những biến động chưa từng thấy
Kết thúc ngày 19/2, một kỷ lục lãi suất khó tin lại được xác lập. Thị trường ngân hàng đang có những biến động chưa từng thấy.
Cuối ngày giao dịch 19/2, một cán bộ tín dụng vô tình kiểm tra điện thoại và nhận thấy có tới 18/31 tin nhắn trong ngày liên quan đến lãi suất đồng nội tệ. Tin nhắn cuối cùng, theo cán bộ này là “không tưởng” khi lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng được loan tin là 43%.
Một kỷ lục khó tin bởi mốc 33% trước đó theo ông là đã “quá đà” và mức 43% chưa từng thấy trong lịch sử thị trường ngân hàng Việt Nam. Kỷ lục này cũng được ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), xác nhận.
Ông Thắm cho biết, với mức lãi suất cao như vậy, một số ngân hàng nhỏ phải chấp nhận nhưng cũng không vay được vốn để cải thiện khả năng thanh khoản, bởi nguồn cho vay hạn chế.
Cán bộ tín dụng trên cho biết ngân hàng mình vẫn phải tạm ngừng cho vay, dù thông tin này không thể công bố chính thức.
Trước đó, từ ngày 18/2, Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) đã bắt đầu nối lại hoạt động cho vay đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Tại OceanBank, tính thanh khoản được hỗ trợ từ các cổ đông lớn trong thời điểm khó khăn, nhưng việc cho vay vẫn theo hướng hạn chế.
Trong ngày 19/2, thị trường lại xuất hiện tin đồn đến lượt Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phải tạm ngừng cho vay. Tuy nhiên, ông Đỗ Xuân Hiền, Giám đốc Sacombank chi nhánh Đống Đa (Hà Nội), phủ nhận thông tin này.
“Làm gì có ngân hàng, hoạt động ngân hàng mà lại không cho vay? Nếu chính anh có nhu cầu, hoặc giới thiệu cho những trường hợp cần vay vốn, đến 360 Tây Sơn (địa chỉ của chi nhánh - PV) chúng tôi sẽ đáp ứng”, ông Hiền nói.
Lãi suất nhảy như… giá vàng
Một điểm cũng chưa từng thấy là chỉ trong một ngày, lãi suất huy động VND trên thị trường ngân hàng liên tục nhảy lên những mức cao mới; có trường hợp các quyết định điều chỉnh chỉ cách nhau vẻn vẹn một ngày.
Ngày 19/2, đỉnh cao lãi suất của VPBank ngày 18/2 nhanh chóng bị Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) thay thế. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng của SeABank từ 13 giờ cùng ngày đã lên đến 10,68%; riêng kỳ hạn 13 tháng theo hình thức bậc thang có đỉnh là 10,92%.
Và cũng chưa từng thấy trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), 4 lần điều chỉnh liên tiếp chỉ trong vòng hơn 20 ngày qua; hai lần mới nhất chỉ cách nhau đúng 1 ngày. Cụ thể, sau điều chỉnh trong ngày 18/2, ngày 29/2 SCB tiếp tục tăng lãi suất lên cao nhất trên thị trường, vượt cả SeABank ở kỳ hạn 12 tháng (10,56%).
Cũng trong ngày 19/2, thị trường lại đón nhận thêm một loạt ngân hàng mới thông báo tăng lãi suất VND. Ngoài SeABank và SCB, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội… cũng đã có biểu lãi suất mới; trong đó có thành viên chỉ vừa điều chỉnh vào cuối tuần qua.
Ngoài những thông báo dồn dập về lãi suất mới, thị trường đang ngóng đợi những tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước. Và cuối chiều 19/2, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chính thức có thông báo: “Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức 2 phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở trong ngày (1 phiên giao dịch bán giấy tờ có giá và 1 phiên giao dịch mua giấy tờ có giá)”.
Còn trong ngày 20/2, thị trường bắt đầu đón nhận thông tin từ bản báo cáo mới nhất của HSBC, trong đó có nhận định cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng là một nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán sụt giảm trong thời gian vừa qua.
Cuối ngày giao dịch 19/2, một cán bộ tín dụng vô tình kiểm tra điện thoại và nhận thấy có tới 18/31 tin nhắn trong ngày liên quan đến lãi suất đồng nội tệ. Tin nhắn cuối cùng, theo cán bộ này là “không tưởng” khi lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng được loan tin là 43%.
Một kỷ lục khó tin bởi mốc 33% trước đó theo ông là đã “quá đà” và mức 43% chưa từng thấy trong lịch sử thị trường ngân hàng Việt Nam. Kỷ lục này cũng được ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), xác nhận.
Ông Thắm cho biết, với mức lãi suất cao như vậy, một số ngân hàng nhỏ phải chấp nhận nhưng cũng không vay được vốn để cải thiện khả năng thanh khoản, bởi nguồn cho vay hạn chế.
Cán bộ tín dụng trên cho biết ngân hàng mình vẫn phải tạm ngừng cho vay, dù thông tin này không thể công bố chính thức.
Trước đó, từ ngày 18/2, Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) đã bắt đầu nối lại hoạt động cho vay đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Tại OceanBank, tính thanh khoản được hỗ trợ từ các cổ đông lớn trong thời điểm khó khăn, nhưng việc cho vay vẫn theo hướng hạn chế.
Trong ngày 19/2, thị trường lại xuất hiện tin đồn đến lượt Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phải tạm ngừng cho vay. Tuy nhiên, ông Đỗ Xuân Hiền, Giám đốc Sacombank chi nhánh Đống Đa (Hà Nội), phủ nhận thông tin này.
“Làm gì có ngân hàng, hoạt động ngân hàng mà lại không cho vay? Nếu chính anh có nhu cầu, hoặc giới thiệu cho những trường hợp cần vay vốn, đến 360 Tây Sơn (địa chỉ của chi nhánh - PV) chúng tôi sẽ đáp ứng”, ông Hiền nói.
Lãi suất nhảy như… giá vàng
Một điểm cũng chưa từng thấy là chỉ trong một ngày, lãi suất huy động VND trên thị trường ngân hàng liên tục nhảy lên những mức cao mới; có trường hợp các quyết định điều chỉnh chỉ cách nhau vẻn vẹn một ngày.
Ngày 19/2, đỉnh cao lãi suất của VPBank ngày 18/2 nhanh chóng bị Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) thay thế. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng của SeABank từ 13 giờ cùng ngày đã lên đến 10,68%; riêng kỳ hạn 13 tháng theo hình thức bậc thang có đỉnh là 10,92%.
Và cũng chưa từng thấy trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), 4 lần điều chỉnh liên tiếp chỉ trong vòng hơn 20 ngày qua; hai lần mới nhất chỉ cách nhau đúng 1 ngày. Cụ thể, sau điều chỉnh trong ngày 18/2, ngày 29/2 SCB tiếp tục tăng lãi suất lên cao nhất trên thị trường, vượt cả SeABank ở kỳ hạn 12 tháng (10,56%).
Cũng trong ngày 19/2, thị trường lại đón nhận thêm một loạt ngân hàng mới thông báo tăng lãi suất VND. Ngoài SeABank và SCB, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội… cũng đã có biểu lãi suất mới; trong đó có thành viên chỉ vừa điều chỉnh vào cuối tuần qua.
Ngoài những thông báo dồn dập về lãi suất mới, thị trường đang ngóng đợi những tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước. Và cuối chiều 19/2, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chính thức có thông báo: “Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức 2 phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở trong ngày (1 phiên giao dịch bán giấy tờ có giá và 1 phiên giao dịch mua giấy tờ có giá)”.
Còn trong ngày 20/2, thị trường bắt đầu đón nhận thông tin từ bản báo cáo mới nhất của HSBC, trong đó có nhận định cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng là một nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán sụt giảm trong thời gian vừa qua.