Được mở nhiều tài khoản chứng khoán, giao dịch cùng phiên và ký quỹ
Từ 1/8, nhiều quy định từng được xem là nhạy cảm trong hoạt động giao dịch chứng khoán sẽ được áp dụng
Sau 3 năm chờ đợi, những quy định từng được xem là nhạy cảm trong giao dịch chứng khoán như mở nhiều tài khoản, mua bán chứng khoán trong ngày, giao dịch mua ký quỹ đã được Bộ Tài chính cho phép áp dụng.
Ngoài việc tạo thuận lợi hơn cho hoạt động giao dịch, việc nới lỏng này được kỳ vọng sẽ có tác động nhất định đến tính thanh khoản của thị trường.
Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành ngày 1/6/2011, có 5 nội dung mới và có hiệu lực từ ngày 1/8/2011.
Tuy nhiên, điều mà thị trường mong đợi nhiều nhất khi nới lỏng quy định giao dịch là cho nhà đầu tư được bán chứng khoán đã mua vào ngày T+2, đã không được đề cập đến trong thông tư này.
Điểm mới đầu tiên là việc cho phép mỗi nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau, thay vì quy định hiện nay chỉ cho phép mở một tài khoản ở một công ty chứng khoán.
Điểm thứ hai là cho phép nhà đầu tư mua và bán cùng một loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch và vẫn phải đảm bảo giao dịch là tài sản thực (đứng tên sở hữu). Việc cho phép mua, bán chứng khoán trong một ngày theo quy định mới là cho phép nhà đầu tư mua, bán cùng một loại chứng khoán nhưng trên nguyên tắc bán số chứng khoán trên tài khoản hiện có của mình chứ không phải là cho phép bán chứng khoán vừa mua được trong ngày giao dịch.
Đồng thời, nhà đầu tư không được rao lệnh mua - bán cùng lúc và chỉ được thực hiện lệnh mua/bán khi lệnh bán/mua trước đã hoàn tất.
Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán), hiện nay, có nhiều nhà đầu tư hiểu sai về quy định này. Việt Nam chưa cho phép bán chứng khoán vừa mua được trong ngày (hay còn hiểu giao dịch T+0), thực tiễn ở các thị trường quốc tế, giao dịch trong ngày (daytrading) có thể được cho phép (vì họ cho phép bán khống; vay mượn chứng khoán để bán).
Tuy nhiên, ông Sơn nói, vấn đề này ở Việt Nam cần phải có thêm thời gian. Trước mắt, chỉ có thể chó phép thực hiện các giao dịch ngược chiều trong ngày giao dịch.
Ví dụ: nhà đầu tư bán cổ phiếu A vào lúc 9h00, sau đó có thể mua lại cổ phiếu A vào lúc 10h00; hoặc nhà đầu tư có 10.000 cổ phiếu A trên tài khoản, có thể mua thêm 5.000 cổ phiếu A vào lúc 9h00, nhưng sau đó có thông tin không tốt về cổ phiếu A và họ phải bán đi cổ phiếu đang sở hữu để tránh giảm giá vào các phiên kế tiếp, nhưng nhà đầu tư đó chỉ được bán 10.000 cổ phiếu đang sở hữu, số 5.000 cổ phiếu mới mua được phải sau khi hoàn tất thanh toán giao dịch mới được bán ra.
Điểm mới thứ ba được đề cập đến là tài khoản giao dịch ủy quyền, cho phép cá nhân ủy quyền cho công ty chứng khoán, mà không được ủy quyền cho nhân viên môi giới.
Điểm thứ tư, cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ và số cổ phiếu này không bị ràng buộc nắm giữ trong vòng 6 tháng như hiện nay.
Điểm mới quan trọng thứ năm là chính thức cho phép thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin) và giao dịch. Riêng đối với quy định này, Bộ Tài chính giao cho Ủy ban Chứng khoán có hướng dẫn chi tiết như: tỷ lệ ký quỹ, thủ tục ký quỹ, chứng khoán nào được chọn để ký quỹ. Theo quy định mới, nhà đầu tư phải mở một tài khoản riêng về giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán.
Theo ông Sơn, việc cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản vào thời điểm hiện nay là hợp lý. Bởi trên thực tế, do quy định trước đây hạn chế, nên nhà đầu tư đã lách luật bằng cách mở nhiều tài khoản dưới các tên khác nhau và ủy quyền giao dịch cho một nhà đầu tư, thậm chí có nhà đầu tư sử dụng một chứng minh thư nhưng mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhau, do đó cơ quan quản lý rất khó kiểm soát việc sử dụng các tài khoản khác nhau để mua, bán, “làm giá” chứng khoán.
“Việc cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản không chỉ khắc phục rất nhiều bất cập hiện nay về tài khoản giao dịch của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tài khoản ủy thác đầu tư, mà còn có cơ sở để hợp pháp hóa các tài khoản giao dịch của nhà đầu tư hoạt động trên cơ sở khai báo với sở giao dịch chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán để tiện theo dõi, kiểm soát và minh bạch hóa các tỷ lệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu cổ đông lớn và sở hữu nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp”, ông Sơn nhấn mạnh.
Việc cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, cũng như mua bán trong ngày giao dịch, bên cạnh ưu việt là gia tăng tính thanh khoản của thị trường, vẫn đặt ra cho cơ quan quản lý cần phải tăng cường năng lực cho hệ thống giám sát thị trường để theo dõi, phát hiện các tài khoản giao dịch có dấu hiệu nghi vấn.
Hiện nay, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã đưa vào hoạt động hệ thống quản lý, giám sát thông tin đến từng tài khoản của nhà đầu tư, đây là công cụ rất tốt để có thể giám sát được các hoạt động giao dịch của nhà đầu tư.
Sự thay đổi trong cơ chế giao dịch lần này được cho là phù hợp với thông lệ quốc tế và vẫn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát thị trường. Nó cũng giúp cho Việt Nam không còn bị lạc lõng với thế giới, bởi hiện nay không còn thị trường nào quy định nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản giao dịch và cấm mua, bán cùng một loại chứng khoán như ở Việt Nam.
Trước khi triển khai áp dụng thông tư mới này, các công ty chứng khoán sẽ phải chỉnh sửa lại phần mềm và kết hợp với các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán chạy thử nghiệm.
Ngoài việc tạo thuận lợi hơn cho hoạt động giao dịch, việc nới lỏng này được kỳ vọng sẽ có tác động nhất định đến tính thanh khoản của thị trường.
Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành ngày 1/6/2011, có 5 nội dung mới và có hiệu lực từ ngày 1/8/2011.
Tuy nhiên, điều mà thị trường mong đợi nhiều nhất khi nới lỏng quy định giao dịch là cho nhà đầu tư được bán chứng khoán đã mua vào ngày T+2, đã không được đề cập đến trong thông tư này.
Điểm mới đầu tiên là việc cho phép mỗi nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau, thay vì quy định hiện nay chỉ cho phép mở một tài khoản ở một công ty chứng khoán.
Điểm thứ hai là cho phép nhà đầu tư mua và bán cùng một loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch và vẫn phải đảm bảo giao dịch là tài sản thực (đứng tên sở hữu). Việc cho phép mua, bán chứng khoán trong một ngày theo quy định mới là cho phép nhà đầu tư mua, bán cùng một loại chứng khoán nhưng trên nguyên tắc bán số chứng khoán trên tài khoản hiện có của mình chứ không phải là cho phép bán chứng khoán vừa mua được trong ngày giao dịch.
Đồng thời, nhà đầu tư không được rao lệnh mua - bán cùng lúc và chỉ được thực hiện lệnh mua/bán khi lệnh bán/mua trước đã hoàn tất.
Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán), hiện nay, có nhiều nhà đầu tư hiểu sai về quy định này. Việt Nam chưa cho phép bán chứng khoán vừa mua được trong ngày (hay còn hiểu giao dịch T+0), thực tiễn ở các thị trường quốc tế, giao dịch trong ngày (daytrading) có thể được cho phép (vì họ cho phép bán khống; vay mượn chứng khoán để bán).
Tuy nhiên, ông Sơn nói, vấn đề này ở Việt Nam cần phải có thêm thời gian. Trước mắt, chỉ có thể chó phép thực hiện các giao dịch ngược chiều trong ngày giao dịch.
Ví dụ: nhà đầu tư bán cổ phiếu A vào lúc 9h00, sau đó có thể mua lại cổ phiếu A vào lúc 10h00; hoặc nhà đầu tư có 10.000 cổ phiếu A trên tài khoản, có thể mua thêm 5.000 cổ phiếu A vào lúc 9h00, nhưng sau đó có thông tin không tốt về cổ phiếu A và họ phải bán đi cổ phiếu đang sở hữu để tránh giảm giá vào các phiên kế tiếp, nhưng nhà đầu tư đó chỉ được bán 10.000 cổ phiếu đang sở hữu, số 5.000 cổ phiếu mới mua được phải sau khi hoàn tất thanh toán giao dịch mới được bán ra.
Điểm mới thứ ba được đề cập đến là tài khoản giao dịch ủy quyền, cho phép cá nhân ủy quyền cho công ty chứng khoán, mà không được ủy quyền cho nhân viên môi giới.
Điểm thứ tư, cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ và số cổ phiếu này không bị ràng buộc nắm giữ trong vòng 6 tháng như hiện nay.
Điểm mới quan trọng thứ năm là chính thức cho phép thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin) và giao dịch. Riêng đối với quy định này, Bộ Tài chính giao cho Ủy ban Chứng khoán có hướng dẫn chi tiết như: tỷ lệ ký quỹ, thủ tục ký quỹ, chứng khoán nào được chọn để ký quỹ. Theo quy định mới, nhà đầu tư phải mở một tài khoản riêng về giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán.
Theo ông Sơn, việc cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản vào thời điểm hiện nay là hợp lý. Bởi trên thực tế, do quy định trước đây hạn chế, nên nhà đầu tư đã lách luật bằng cách mở nhiều tài khoản dưới các tên khác nhau và ủy quyền giao dịch cho một nhà đầu tư, thậm chí có nhà đầu tư sử dụng một chứng minh thư nhưng mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhau, do đó cơ quan quản lý rất khó kiểm soát việc sử dụng các tài khoản khác nhau để mua, bán, “làm giá” chứng khoán.
“Việc cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản không chỉ khắc phục rất nhiều bất cập hiện nay về tài khoản giao dịch của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tài khoản ủy thác đầu tư, mà còn có cơ sở để hợp pháp hóa các tài khoản giao dịch của nhà đầu tư hoạt động trên cơ sở khai báo với sở giao dịch chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán để tiện theo dõi, kiểm soát và minh bạch hóa các tỷ lệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu cổ đông lớn và sở hữu nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp”, ông Sơn nhấn mạnh.
Việc cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, cũng như mua bán trong ngày giao dịch, bên cạnh ưu việt là gia tăng tính thanh khoản của thị trường, vẫn đặt ra cho cơ quan quản lý cần phải tăng cường năng lực cho hệ thống giám sát thị trường để theo dõi, phát hiện các tài khoản giao dịch có dấu hiệu nghi vấn.
Hiện nay, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã đưa vào hoạt động hệ thống quản lý, giám sát thông tin đến từng tài khoản của nhà đầu tư, đây là công cụ rất tốt để có thể giám sát được các hoạt động giao dịch của nhà đầu tư.
Sự thay đổi trong cơ chế giao dịch lần này được cho là phù hợp với thông lệ quốc tế và vẫn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát thị trường. Nó cũng giúp cho Việt Nam không còn bị lạc lõng với thế giới, bởi hiện nay không còn thị trường nào quy định nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản giao dịch và cấm mua, bán cùng một loại chứng khoán như ở Việt Nam.
Trước khi triển khai áp dụng thông tư mới này, các công ty chứng khoán sẽ phải chỉnh sửa lại phần mềm và kết hợp với các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán chạy thử nghiệm.