ECB “mời” các ngân hàng châu Âu vay số tiền kỷ lục
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định bơm số tiền 442,6 tỷ Euro, tương đương 619 tỷ USD, vào hệ thống ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 24/6 đã quyết định bơm số tiền 442,6 tỷ Euro, tương đương 619 tỷ USD, vào hệ thống ngân hàng của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro.
Đây được xem là đợt hỗ trợ tài chính khẩn cấp có quy mô kỷ lục của ECB trong nỗ lực phá băng thị trường tín dụng và kích thích tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Theo kế hoạch trên, ECB sẽ cấp các khoản vay kỳ hạn 1 năm cho hơn 1.100 ngân hàng trong khu vực với mức lãi suất 1%, bằng mức lãi suất cơ bản của đồng Euro hiện nay. Giới quan sát nhận định, đây là một “gói kích thích kinh tế dạng ẩn” của ECB, vì số tiền này không được chi trực tiếp vào hoạt động chi tiêu chính phủ như các gói kích thích kinh tế của Mỹ hay một số nền kinh tế khác.
Đây là lần đầu tiên ECB tiến hành đấu giá các khoản vay kỳ hạn 1 năm. Nhu cầu đấu giá của các ngân hàng tại châu Âu đối với các khoản vay này hiện đang ở mức rất cao, cho thấy họ nhận thức được rằng, đây là một cơ hội cấp vốn khẩn cấp với những điều kiện ưu đãi hiếm có lần thứ hai. Đợt đấu giá này đã thu hút tới 1.121 ngân hàng tham gia, cao hơn nhiều so với các phiên đấu giá khoản vay thông thường của ECB.
Thông qua hoạt động đấu giá các khoản vay này, ECB sẽ giúp cải thiện triển vọng phục hồi của khu vực thông qua việc giảm nhiệt lãi suất cho vay trên thị trường và tăng cường khả năng cấp vốn tín dụng của các nhà băng cho khu vực kinh tế tư nhân. Gần như ngay lập tức sau khi quyết định bơm vốn của ECB được công bố, lãi suất cho vay qua đêm và dài hạn trên thị trường châu Âu đã nhanh chóng giảm xuống.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ECB đặt trọng tâm vào việc bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính có thể phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế khu vực. Chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley, ông Elga Bartsch cho rằng, động thái bơm tiền lần này của ECB “là thông minh, xét trong một hệ thống tài chính nằm dưới sự thống trị của các ngân hàng”.
Trước khi diễn ra đợt bơm vốn lần này, kỷ lục bơm vốn trước đó của ECB được ghi nhận vào tháng 12/2007, với số tiền 348,6 tỷ Euro.
(Theo Financial Times)
Đây được xem là đợt hỗ trợ tài chính khẩn cấp có quy mô kỷ lục của ECB trong nỗ lực phá băng thị trường tín dụng và kích thích tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Theo kế hoạch trên, ECB sẽ cấp các khoản vay kỳ hạn 1 năm cho hơn 1.100 ngân hàng trong khu vực với mức lãi suất 1%, bằng mức lãi suất cơ bản của đồng Euro hiện nay. Giới quan sát nhận định, đây là một “gói kích thích kinh tế dạng ẩn” của ECB, vì số tiền này không được chi trực tiếp vào hoạt động chi tiêu chính phủ như các gói kích thích kinh tế của Mỹ hay một số nền kinh tế khác.
Đây là lần đầu tiên ECB tiến hành đấu giá các khoản vay kỳ hạn 1 năm. Nhu cầu đấu giá của các ngân hàng tại châu Âu đối với các khoản vay này hiện đang ở mức rất cao, cho thấy họ nhận thức được rằng, đây là một cơ hội cấp vốn khẩn cấp với những điều kiện ưu đãi hiếm có lần thứ hai. Đợt đấu giá này đã thu hút tới 1.121 ngân hàng tham gia, cao hơn nhiều so với các phiên đấu giá khoản vay thông thường của ECB.
Thông qua hoạt động đấu giá các khoản vay này, ECB sẽ giúp cải thiện triển vọng phục hồi của khu vực thông qua việc giảm nhiệt lãi suất cho vay trên thị trường và tăng cường khả năng cấp vốn tín dụng của các nhà băng cho khu vực kinh tế tư nhân. Gần như ngay lập tức sau khi quyết định bơm vốn của ECB được công bố, lãi suất cho vay qua đêm và dài hạn trên thị trường châu Âu đã nhanh chóng giảm xuống.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ECB đặt trọng tâm vào việc bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính có thể phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế khu vực. Chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley, ông Elga Bartsch cho rằng, động thái bơm tiền lần này của ECB “là thông minh, xét trong một hệ thống tài chính nằm dưới sự thống trị của các ngân hàng”.
Trước khi diễn ra đợt bơm vốn lần này, kỷ lục bơm vốn trước đó của ECB được ghi nhận vào tháng 12/2007, với số tiền 348,6 tỷ Euro.
(Theo Financial Times)