EU lo ngại thị trường khí đốt bất ổn
Tập đoàn Gazprom cảnh báo sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, quốc gia trung chuyển khí đốt chủ yếu của Nga sang phương Tây
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt được đẩy lên cao vào ngày 2/10, sau khi Gazprom của Nga cảnh báo sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, quốc gia trung chuyển khí đốt chủ yếu của Nga sang phương Tây, nếu Ukraine không trả nợ vào cuối tháng này.
EU đã vô cùng lo ngại và liên tục hối thúc hai nước "nhanh chóng giải quyết" vấn đề, đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Phập phồng nỗi lo bị cắt nguồn cung khí đốt
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Boiko hôm 3/10 đã phải sang Nga để tiến hành đàm phán khẩn cấp. Thủ tướng Ukraine Viktor Yanukovych cũng tuyên bố tại một cuộc họp nội các rằng ông sẽ sớm sang Moscow để giải quyết vấn đề mà ông cho là "hết sức phức tạp".
Cuộc tranh cãi xảy ra giữa lúc các quan chức bầu cử Ukraine vẫn đang tiến hành kiểm phiếu của cuộc bầu cử Quốc hội hôm chủ nhật. Giới phân tích cho rằng "tối hậu thư" của Gazprom hôm 2/10 có thể là một “đòn” của Nga nhằm gây ảnh hưởng đối với nền chính trị Ukraine.
Ngòi nổ xung đột đã được tháo gỡ, khi chiều 3/10, Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom thông báo Chính phủ Ukraine đã đồng ý đảm bảo thanh toán khoản tiền nợ 1,3 tỉ USD cho Gazprom vào cuối tháng này. Nhưng, dù được trấn an, EC vẫn quyết định vào giữa tháng 10 này sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt giữa các chuyên gia khí đốt của EU với đại diện các công ty năng lượng Nga và Ukraine để tìm giải pháp.
Dù Nga cam kết trong trường hợp ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine thì Gazprom vẫn tuân thủ đầy đủ những hợp đồng cung cấp khí đốt đã ký với các công ty của châu Âu. Nhưng EU không thể không lo ngại khi họ từng rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng hồi đầu năm 2006 sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine, do hai nước này không nhất trí được về mức giá khí đốt mới.
Hiện 80% khí đốt của Nga xuất sang các nước châu Âu khác là qua Ukraine, còn lại 20% qua Belarus. 25% khí đốt nhập khẩu vào châu Âu là từ Nga. Nhiều người trong EU vẫn lo ngại về sự lệ thuộc ngày càng lớn vào Nga, nước đang cung cấp 30% năng lượng nhập khẩu của EU, trong đó có 44% lượng khí đốt.
Giảm lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu
Do lo ngại bất đồng về khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục xảy ra, Anh đã mở thêm đường dẫn khí đốt quan trọng giữa Anh và Na Uy. Sau 2 năm nữa, khi được đưa vào hoạt động, nó sẽ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu khí đốt của nước này. Bên cạnh đó, một kho chứa khí đốt lớn tại Milford Haven cũng mới được đưa vào sử dụng, cho phép các công ty khí đốt dự trữ khí tự nhiên hóa lỏng được chuyển đến từ Trung đông.
Để bảo đảm an ninh năng lượng và tránh quá lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, vừa qua, các nước EU cũng đã đề ra một loạt biện pháp nhằm cắt giảm 20% tiêu thụ năng lượng của khối này vào năm 2020. Chiến lược tiết kiệm năng lượng này của EU có thể sẽ giúp cho các nền kinh tế trong khối tiết kiệm hơn 100 tỷ USD đến năm 2020. Theo kế hoạch, EU sẽ thúc đẩy việc xây dựng những toà nhà, ôtô, máy phát điện và các thiết bị điện có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn.
EC kêu gọi các nước thành viên "thắt lưng buộc bụng" và tập trung đầu tư nhiều hơn cho các nguồn năng lượng thay thế. Uỷ viên năng lượng EU Andris Piebalgs, khẳng định chừng nào châu Âu còn chi nhiều vào năng lượng, khả năng phụ thuộc ngày càng lớn. Nếu không thay đổi thói quen tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng, đến năm 2030, EU sẽ phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu năng lượng.
Cuối tháng 9 vừa qua, EC cũng đã thông qua kế hoạch an ninh năng lượng cả gói mới. Theo đó, các công ty vừa sản xuất vừa cung cấp năng lượng lớn ở EU như E.ON của Đức và EDF (Electricite de France) của Pháp... bắt buộc phải tách riêng các hoạt động kinh doanh điện hay khí đốt với việc quản lý các hệ thống vận chuyển và chuyển tải.
Đồng thời, EU hạn chế các công ty ngoài EU có thể "nhảy vào" thao túng thị trường của khối. EC yêu cầu các nước thành viên EU hạn chế những công ty ngoài EU mua phần lớn cổ phần hoặc giành quyền kiểm soát hệ thống điện và khí đốt châu Âu. Động thái này được cho là nhằm vào các công ty năng lượng đang có kế hoạch đầu tư vào châu Âu như tập đoàn Gazprom của Nga hay Sonatrach của Angieri.
EU đã vô cùng lo ngại và liên tục hối thúc hai nước "nhanh chóng giải quyết" vấn đề, đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Phập phồng nỗi lo bị cắt nguồn cung khí đốt
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Boiko hôm 3/10 đã phải sang Nga để tiến hành đàm phán khẩn cấp. Thủ tướng Ukraine Viktor Yanukovych cũng tuyên bố tại một cuộc họp nội các rằng ông sẽ sớm sang Moscow để giải quyết vấn đề mà ông cho là "hết sức phức tạp".
Cuộc tranh cãi xảy ra giữa lúc các quan chức bầu cử Ukraine vẫn đang tiến hành kiểm phiếu của cuộc bầu cử Quốc hội hôm chủ nhật. Giới phân tích cho rằng "tối hậu thư" của Gazprom hôm 2/10 có thể là một “đòn” của Nga nhằm gây ảnh hưởng đối với nền chính trị Ukraine.
Ngòi nổ xung đột đã được tháo gỡ, khi chiều 3/10, Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom thông báo Chính phủ Ukraine đã đồng ý đảm bảo thanh toán khoản tiền nợ 1,3 tỉ USD cho Gazprom vào cuối tháng này. Nhưng, dù được trấn an, EC vẫn quyết định vào giữa tháng 10 này sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt giữa các chuyên gia khí đốt của EU với đại diện các công ty năng lượng Nga và Ukraine để tìm giải pháp.
Dù Nga cam kết trong trường hợp ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine thì Gazprom vẫn tuân thủ đầy đủ những hợp đồng cung cấp khí đốt đã ký với các công ty của châu Âu. Nhưng EU không thể không lo ngại khi họ từng rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng hồi đầu năm 2006 sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine, do hai nước này không nhất trí được về mức giá khí đốt mới.
Hiện 80% khí đốt của Nga xuất sang các nước châu Âu khác là qua Ukraine, còn lại 20% qua Belarus. 25% khí đốt nhập khẩu vào châu Âu là từ Nga. Nhiều người trong EU vẫn lo ngại về sự lệ thuộc ngày càng lớn vào Nga, nước đang cung cấp 30% năng lượng nhập khẩu của EU, trong đó có 44% lượng khí đốt.
Giảm lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu
Do lo ngại bất đồng về khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục xảy ra, Anh đã mở thêm đường dẫn khí đốt quan trọng giữa Anh và Na Uy. Sau 2 năm nữa, khi được đưa vào hoạt động, nó sẽ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu khí đốt của nước này. Bên cạnh đó, một kho chứa khí đốt lớn tại Milford Haven cũng mới được đưa vào sử dụng, cho phép các công ty khí đốt dự trữ khí tự nhiên hóa lỏng được chuyển đến từ Trung đông.
Để bảo đảm an ninh năng lượng và tránh quá lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, vừa qua, các nước EU cũng đã đề ra một loạt biện pháp nhằm cắt giảm 20% tiêu thụ năng lượng của khối này vào năm 2020. Chiến lược tiết kiệm năng lượng này của EU có thể sẽ giúp cho các nền kinh tế trong khối tiết kiệm hơn 100 tỷ USD đến năm 2020. Theo kế hoạch, EU sẽ thúc đẩy việc xây dựng những toà nhà, ôtô, máy phát điện và các thiết bị điện có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn.
EC kêu gọi các nước thành viên "thắt lưng buộc bụng" và tập trung đầu tư nhiều hơn cho các nguồn năng lượng thay thế. Uỷ viên năng lượng EU Andris Piebalgs, khẳng định chừng nào châu Âu còn chi nhiều vào năng lượng, khả năng phụ thuộc ngày càng lớn. Nếu không thay đổi thói quen tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng, đến năm 2030, EU sẽ phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu năng lượng.
Cuối tháng 9 vừa qua, EC cũng đã thông qua kế hoạch an ninh năng lượng cả gói mới. Theo đó, các công ty vừa sản xuất vừa cung cấp năng lượng lớn ở EU như E.ON của Đức và EDF (Electricite de France) của Pháp... bắt buộc phải tách riêng các hoạt động kinh doanh điện hay khí đốt với việc quản lý các hệ thống vận chuyển và chuyển tải.
Đồng thời, EU hạn chế các công ty ngoài EU có thể "nhảy vào" thao túng thị trường của khối. EC yêu cầu các nước thành viên EU hạn chế những công ty ngoài EU mua phần lớn cổ phần hoặc giành quyền kiểm soát hệ thống điện và khí đốt châu Âu. Động thái này được cho là nhằm vào các công ty năng lượng đang có kế hoạch đầu tư vào châu Âu như tập đoàn Gazprom của Nga hay Sonatrach của Angieri.