EVN đang đưa điện về vùng sâu, vùng xa như thế nào?
Theo EVN, tính đến cuối năm 2015, cả nước có 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ
Xây dựng lưới điện nông thôn, hải đảo đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và trực tiếp bán điện tới người dân theo giá do Chính phủ quy định là mục tiêu mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thực hiện, trong quá trình đưa điện về nông thôn, giai đoạn 2016-2020.
22 dự án và hơn 11,7 nghìn tỷ
Theo quyết định phê duyệt các dự án cấp điện nông thôn, hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, trong số 22 dự án mà EVN được giao đảm trách, có 21 dự án cấp điện nông thôn, hải đảo từ lưới điện quốc gia và 1 dự án cấp điện cho huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) từ hệ thống cung cấp nguồn điện hỗn hợp gồm nguồn điện lai ghép gió, mặt trời, diesel và lưu trữ năng lượng.
Các dự án phát triển lưới điện trung, hạ áp này nhằm góp phần đảm bảo đến năm 2020, hầu hết số hộ dân nông thôn có điện với thêm hơn 262.500 hộ dân được cấp điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia cũng như được hưởng lợi từ chính sách giá điện của Chính phủ.
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho hay, 22 dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 11.730,8 tỷ đồng, ngoài 85% vốn do ngân sách Trung ương cấp, EVN sẽ phải tự lo 15% vốn đối ứng, tương đương với 1.759,6 tỷ đồng.
Các dự án sẽ cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào và lực lượng bộ đội biên phòng, cảnh sát biển tại các thôn, ấp, xã đảo chưa có điện và chưa được cấp điện chính thức, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
Đồng thời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị trên địa bàn các tỉnh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia khu vực biển đảo.
“Đây là nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực cao của EVN, trong bối cảnh tài chính không dư dả”, ông Thành cho biết.
Theo báo cáo tổng kết của EVN, giai đoạn 2011-2015, EVN đã hoàn thành vượt kế hoạch đầu tư đưa điện về nông thôn, hải đảo với tổng vốn trên 640 triệu USD và gần 3.500 tỷ đồng, với trọng điểm thực hiện là vùng đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
EVN đã cơ bản hoàn thành công tác tiếp nhận và tiến hành cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp đến các hộ dân với mục đích để người dân nông thôn được hưởng lợi từ chính sách giá điện của Chính phủ.
Giai đoạn 2011-2015 đã tiếp nhận gần 1.370 xã tương ứng với trên 1,97 triệu hộ dân nông thôn. Tiến hành cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn theo tiêu chí số 4 của chương trình nông thôn mới.
Trước đó, khi tổng kết 15 năm điện khí hóa nông thôn và vận động ODA cho Việt Nam để thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã cho biết, Việt Nam đã thành công một cách ấn tượng trong điện khí hóa nông thôn, trở thành mô hình mà WB muốn nhân rộng ở nhiều nước.
Hiệu quả xã hội
Cùng với việc sử dụng các nguồn vốn cấp điện cho các xã, thôn bản, hộ dân chưa có điện trên đất liền, EVN đã đầu tư cấp điện cho 9/12 huyện đảo như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang), Phú Quý (Bình Thuận), Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), nhằm đảm bảo cấp điện thường xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hiện EVN đang tiếp tục triển khai cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho các xã đảo tỉnh Kiên Giang, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo bé Lý Sơn (Quảng Ngãi)...
Theo ông Thành, việc đưa điện lưới quốc gia đã mang lại niềm vui cho bà con nơi vùng sâu, vùng xa, hay các hải. Tại nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới bà con sống thưa thớt, kéo điện cả chục km chỉ cho vài chục hộ sử dụng.
Lượng điện sử dụng một tháng chỉ đôi chục số/gia đình, hoá đơn tiền điện lắm khi chưa đến 10.000 đồng, mà để thu được tiền nhân viên điện lực phải đi nửa ngày mới tới nơi, nhưng lại không thể gộp 3 tháng mới thu một lần cho bõ công, thì việc tính toán hiệu quả kinh tế với ngành điện thật khó khăn.
Nhưng có điện, để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, biên giới hay hải đảo, là những hiệu quả xã hội không thể đo đếm đơn thuần bằng tiền.
Theo EVN, tính đến cuối năm 2015, cả nước có 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ; 99,8% số xã với 98,76% số hộ dân nông thôn có điện lưới, vượt 0,76% so với chỉ tiêu được giao cuối năm 2015.
Tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hầu hết nhân dân ở các khu vực này đã được sử dụng điện: khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đạt 96,62% về số xã và 83,76% số hộ dân nông thôn có điện; khu vực các tỉnh Tây Nguyên là 99,83% và 95,8%; khu vực Tây Nam bộ là 98,85% và 97,27%.
Hầu hết các xã biên giới đã có điện, góp phần vào công tác định canh định cư, phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới.
22 dự án và hơn 11,7 nghìn tỷ
Theo quyết định phê duyệt các dự án cấp điện nông thôn, hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, trong số 22 dự án mà EVN được giao đảm trách, có 21 dự án cấp điện nông thôn, hải đảo từ lưới điện quốc gia và 1 dự án cấp điện cho huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) từ hệ thống cung cấp nguồn điện hỗn hợp gồm nguồn điện lai ghép gió, mặt trời, diesel và lưu trữ năng lượng.
Các dự án phát triển lưới điện trung, hạ áp này nhằm góp phần đảm bảo đến năm 2020, hầu hết số hộ dân nông thôn có điện với thêm hơn 262.500 hộ dân được cấp điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia cũng như được hưởng lợi từ chính sách giá điện của Chính phủ.
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho hay, 22 dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 11.730,8 tỷ đồng, ngoài 85% vốn do ngân sách Trung ương cấp, EVN sẽ phải tự lo 15% vốn đối ứng, tương đương với 1.759,6 tỷ đồng.
Các dự án sẽ cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào và lực lượng bộ đội biên phòng, cảnh sát biển tại các thôn, ấp, xã đảo chưa có điện và chưa được cấp điện chính thức, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
Đồng thời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị trên địa bàn các tỉnh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia khu vực biển đảo.
“Đây là nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực cao của EVN, trong bối cảnh tài chính không dư dả”, ông Thành cho biết.
Theo báo cáo tổng kết của EVN, giai đoạn 2011-2015, EVN đã hoàn thành vượt kế hoạch đầu tư đưa điện về nông thôn, hải đảo với tổng vốn trên 640 triệu USD và gần 3.500 tỷ đồng, với trọng điểm thực hiện là vùng đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
EVN đã cơ bản hoàn thành công tác tiếp nhận và tiến hành cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp đến các hộ dân với mục đích để người dân nông thôn được hưởng lợi từ chính sách giá điện của Chính phủ.
Giai đoạn 2011-2015 đã tiếp nhận gần 1.370 xã tương ứng với trên 1,97 triệu hộ dân nông thôn. Tiến hành cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn theo tiêu chí số 4 của chương trình nông thôn mới.
Trước đó, khi tổng kết 15 năm điện khí hóa nông thôn và vận động ODA cho Việt Nam để thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã cho biết, Việt Nam đã thành công một cách ấn tượng trong điện khí hóa nông thôn, trở thành mô hình mà WB muốn nhân rộng ở nhiều nước.
Hiệu quả xã hội
Cùng với việc sử dụng các nguồn vốn cấp điện cho các xã, thôn bản, hộ dân chưa có điện trên đất liền, EVN đã đầu tư cấp điện cho 9/12 huyện đảo như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang), Phú Quý (Bình Thuận), Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), nhằm đảm bảo cấp điện thường xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hiện EVN đang tiếp tục triển khai cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho các xã đảo tỉnh Kiên Giang, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo bé Lý Sơn (Quảng Ngãi)...
Theo ông Thành, việc đưa điện lưới quốc gia đã mang lại niềm vui cho bà con nơi vùng sâu, vùng xa, hay các hải. Tại nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới bà con sống thưa thớt, kéo điện cả chục km chỉ cho vài chục hộ sử dụng.
Lượng điện sử dụng một tháng chỉ đôi chục số/gia đình, hoá đơn tiền điện lắm khi chưa đến 10.000 đồng, mà để thu được tiền nhân viên điện lực phải đi nửa ngày mới tới nơi, nhưng lại không thể gộp 3 tháng mới thu một lần cho bõ công, thì việc tính toán hiệu quả kinh tế với ngành điện thật khó khăn.
Nhưng có điện, để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, biên giới hay hải đảo, là những hiệu quả xã hội không thể đo đếm đơn thuần bằng tiền.
Theo EVN, tính đến cuối năm 2015, cả nước có 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ; 99,8% số xã với 98,76% số hộ dân nông thôn có điện lưới, vượt 0,76% so với chỉ tiêu được giao cuối năm 2015.
Tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hầu hết nhân dân ở các khu vực này đã được sử dụng điện: khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đạt 96,62% về số xã và 83,76% số hộ dân nông thôn có điện; khu vực các tỉnh Tây Nguyên là 99,83% và 95,8%; khu vực Tây Nam bộ là 98,85% và 97,27%.
Hầu hết các xã biên giới đã có điện, góp phần vào công tác định canh định cư, phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới.