EVN lý giải tiền điện tăng cao bất thường
Trong kỳ thu tiền điện giữa tháng 6, nhiều hộ gia đình tại Hà Nội cho biết hóa đơn tăng cao bất thường, có hộ tăng gấp 3 - 4 lần
Bộ Công thương vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của người dân về tiền điện của họ đột ngột tăng cao trong hai tháng gần đây.
Theo đó, dẫn báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương cho biết, có gần 700.000 khách hàng tại Hà Nội có lượng tiêu thụ tăng gấp rưỡi trở lên trong hai tháng 5 và 6.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tương nói trên. Song, lý do chủ yếu được đưa ra là trùng với kỳ tính giá tháng 5, Hà Nội phải chịu đợt nắng nóng kéo dài liên tục, dẫn tới sản lượng điện tiêu thụ để phục vụ làm mát tăng cao.
Trong tháng 5, sản lượng điện tiêu thụ trung bình của miền Bắc tăng 17%, riêng Hà Nội tăng 28% so với trước. Đặc biệt, những ngày cuối tháng, sản lượng tiêu thụ của thành phố tăng cao trên 10% so với đỉnh điểm của 2014, thậm chí đã đạt mức kỷ lục 61,48 triệu kWh (ngày 29/5).
Cụ thể với tháng 6/2015, trong hơn 2,1 triệu khách hàng của EVN Hà Nội, có gần 30% số hộ có mức tiêu thụ điện tăng từ 1,5 lần trở lên so với tháng 5, tương đương gần 685.000 hộ. Đây cũng là hiện tượng phổ biến trong những năm trước (sản lượng cùng kỳ năm 2013 và 2014 đều tăng 29-33%).
Theo tính toán của EVN, sản lượng tiêu thụ điện bậc thang trong tháng 6 của cả nước trong 2 năm đều cao hơn so với tháng 3 hằng năm 36,7-44,4%, trong khi con số trung bình của các tháng 4 và 5 chỉ là 10,6-23,8%.
Ngoài lý do nêu trên, báo cáo cũng nhắc tới một số nguyên nhân được dư luận đề cập như cách tính giá điện bậc thang, hay điều chỉnh biểu giá từ 16/3... song EVN không coi đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc người dân phải chi thêm tiền điện.
Về điều chỉnh biểu giá, ngành điện cho rằng còn phụ thuộc cơ quan quản lý cấp trên quyết định, được các bộ, ngành thống nhất, tính toán tác động đến GDP, CPI... và đã có phương án hỗ trợ hộ nghèo...
Trong khi đó, Bộ Công Thương bảo lưu quan điểm cho rằng cách tính bậc thang được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhằm mục tiêu khuyến khích người dân tiết kiệm điện. Báo cáo so sánh các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines... đều áp dụng giá lũy tiến và chia ra 8 - 10 bậc thang.
“Biểu giá bán lẻ được xây dựng phù hợp, theo hướng không quy định quá nhiều bậc thang, qua đó tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý theo dõi”, đại diện ngành điện giải thích.
Trước đó, trong kỳ thu tiền điện giữa tháng 6, phản ánh của nhiều hộ gia đình tại Hà Nội cho thấy nhiều hóa đơn tăng cao bất thường, phổ biến khoảng 50 - 100%. Cá biệt có những trường hợp tăng 3 - 4 lần.
Theo đó, dẫn báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương cho biết, có gần 700.000 khách hàng tại Hà Nội có lượng tiêu thụ tăng gấp rưỡi trở lên trong hai tháng 5 và 6.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tương nói trên. Song, lý do chủ yếu được đưa ra là trùng với kỳ tính giá tháng 5, Hà Nội phải chịu đợt nắng nóng kéo dài liên tục, dẫn tới sản lượng điện tiêu thụ để phục vụ làm mát tăng cao.
Trong tháng 5, sản lượng điện tiêu thụ trung bình của miền Bắc tăng 17%, riêng Hà Nội tăng 28% so với trước. Đặc biệt, những ngày cuối tháng, sản lượng tiêu thụ của thành phố tăng cao trên 10% so với đỉnh điểm của 2014, thậm chí đã đạt mức kỷ lục 61,48 triệu kWh (ngày 29/5).
Cụ thể với tháng 6/2015, trong hơn 2,1 triệu khách hàng của EVN Hà Nội, có gần 30% số hộ có mức tiêu thụ điện tăng từ 1,5 lần trở lên so với tháng 5, tương đương gần 685.000 hộ. Đây cũng là hiện tượng phổ biến trong những năm trước (sản lượng cùng kỳ năm 2013 và 2014 đều tăng 29-33%).
Theo tính toán của EVN, sản lượng tiêu thụ điện bậc thang trong tháng 6 của cả nước trong 2 năm đều cao hơn so với tháng 3 hằng năm 36,7-44,4%, trong khi con số trung bình của các tháng 4 và 5 chỉ là 10,6-23,8%.
Ngoài lý do nêu trên, báo cáo cũng nhắc tới một số nguyên nhân được dư luận đề cập như cách tính giá điện bậc thang, hay điều chỉnh biểu giá từ 16/3... song EVN không coi đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc người dân phải chi thêm tiền điện.
Về điều chỉnh biểu giá, ngành điện cho rằng còn phụ thuộc cơ quan quản lý cấp trên quyết định, được các bộ, ngành thống nhất, tính toán tác động đến GDP, CPI... và đã có phương án hỗ trợ hộ nghèo...
Trong khi đó, Bộ Công Thương bảo lưu quan điểm cho rằng cách tính bậc thang được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhằm mục tiêu khuyến khích người dân tiết kiệm điện. Báo cáo so sánh các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines... đều áp dụng giá lũy tiến và chia ra 8 - 10 bậc thang.
“Biểu giá bán lẻ được xây dựng phù hợp, theo hướng không quy định quá nhiều bậc thang, qua đó tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý theo dõi”, đại diện ngành điện giải thích.
Trước đó, trong kỳ thu tiền điện giữa tháng 6, phản ánh của nhiều hộ gia đình tại Hà Nội cho thấy nhiều hóa đơn tăng cao bất thường, phổ biến khoảng 50 - 100%. Cá biệt có những trường hợp tăng 3 - 4 lần.