EVN ngừng mua điện từ Trung Quốc
EVN đã cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 10
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2016.
Theo đó, trong tháng 10, đơn vị này đã cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN trong tháng 10 ước đạt 15,43 tỷ kWh.
Lũy kế 10 tháng, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 147,72 tỷ kWh, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, thủy điện chiếm 35,45%, nhiệt điện than chiếm 37,05%, tua-bin khí chiếm 26,04%, nhiệt điện dầu chiếm 0,76%, nhập khẩu chiếm 0,79%.
Đáng chú ý, hiện EVN đã không phải mua điện từ Trung Quốc.
Việc ngừng mua điện từ Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm nay, khi Việt Nam vào mùa mưa bão, sản lượng điện dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cả nước.
Giá trị đầu tư xây dựng toàn tập đoàn trong 10 tháng ước đạt 106.682 tỷ đồng (bằng 80,5% kế hoạch), giá trị giải ngân đạt 89.707 tỷ đồng (bằng 67,68% kế hoạch).
EVN dự báo trong tháng 11, phụ tải của hệ thống điện có thể đạt bình quân 516 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất khoảng 28.720 MW. Công suất khả dụng của hệ thống điện quốc gia khoảng từ 30.000- 32.000 MW (chưa tính nhiệt điện dầu).
Hệ thống điện tiếp tục truyền tải cao trên đường dây 500kV từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam. Hệ thống điện đáp ứng đủ công suất cho nhu cầu phụ tải và có dự phòng.
Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố kết quả đánh giá môi trường kinh doanh năm 2016) của 190 nền kinh tế trên thế giới, theo đó chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm 2015 (thứ 96/190).
EVN vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với khoản lỗ công ty mẹ lên tới 930 tỷ đồng. Nguyên nhân được đưa ra là do đồng Yên tăng giá, trong khi cơ cấu vay nợ của EVN lượng lớn là đồng tiền này. Tính đến 30/6/2016, EVN vay nợ 375.000 tỷ đồng.
Theo đó, trong tháng 10, đơn vị này đã cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN trong tháng 10 ước đạt 15,43 tỷ kWh.
Lũy kế 10 tháng, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 147,72 tỷ kWh, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, thủy điện chiếm 35,45%, nhiệt điện than chiếm 37,05%, tua-bin khí chiếm 26,04%, nhiệt điện dầu chiếm 0,76%, nhập khẩu chiếm 0,79%.
Đáng chú ý, hiện EVN đã không phải mua điện từ Trung Quốc.
Việc ngừng mua điện từ Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm nay, khi Việt Nam vào mùa mưa bão, sản lượng điện dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cả nước.
Giá trị đầu tư xây dựng toàn tập đoàn trong 10 tháng ước đạt 106.682 tỷ đồng (bằng 80,5% kế hoạch), giá trị giải ngân đạt 89.707 tỷ đồng (bằng 67,68% kế hoạch).
EVN dự báo trong tháng 11, phụ tải của hệ thống điện có thể đạt bình quân 516 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất khoảng 28.720 MW. Công suất khả dụng của hệ thống điện quốc gia khoảng từ 30.000- 32.000 MW (chưa tính nhiệt điện dầu).
Hệ thống điện tiếp tục truyền tải cao trên đường dây 500kV từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam. Hệ thống điện đáp ứng đủ công suất cho nhu cầu phụ tải và có dự phòng.
Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố kết quả đánh giá môi trường kinh doanh năm 2016) của 190 nền kinh tế trên thế giới, theo đó chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm 2015 (thứ 96/190).
EVN vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với khoản lỗ công ty mẹ lên tới 930 tỷ đồng. Nguyên nhân được đưa ra là do đồng Yên tăng giá, trong khi cơ cấu vay nợ của EVN lượng lớn là đồng tiền này. Tính đến 30/6/2016, EVN vay nợ 375.000 tỷ đồng.