Facebook thâu tóm Whatsapp với giá 16 tỷ USD
Trong thương vụ này, mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ trả 4 tỷ USD bằng tiền mặt và 12 tỷ USD bằng cổ phiếu Facebook
Mạng xã hội Facebook vừa tuyên bố mua lại WhatsApp với giá 16 tỷ USD. WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin trên di động tương tự như Viber - công ty từng bị đồn là đối tượng mua lại của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Trang The Next Web cho biết, trong thương vụ này, mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ trả 4 tỷ USD bằng tiền mặt và 12 tỷ USD bằng cổ phiếu Facebook. Ngoài ra, Facebook còn “hào phóng” trả cho nhóm tác giả What’sApp 3 tỷ USD bằng cổ phiếu bị hạn chế bán ra trong vòng 4 năm tới.
Vào thời điểm diễn ra vụ thâu tóm, WhatsApp đã đạt số lượng người sử dụng rất ấn tượng là 450 triệu người mỗi tháng. Số lượng người dùng đăng ký mới hàng ngày của ứng dụng này lên tới 1 triệu người. Vào tháng 12 năm ngoái, WhatsApp có 400 triệu người dùng.
The Next Web đánh giá rằng, thỏa thuận có thể được xem như “trái ngọt” mà nhóm tác giả và phát triển WhatsApp xứng đáng được hưởng. Tuy nhiên, đây cũng có thể bị coi là một sự thất vọng đối với những người sử dụng chọn WhatsApp như một sự thay thế đối với dịch vụ tin nhắn Messenger của Facebook.
Tương tự như vụ Facebook mua lại Instagram, WhatsApp sẽ là một thương hiệu riêng biệt. Điều này có nghĩa là, WhatsApp và Messenger sẽ rơi vào một tình thế “khó xử” - vừa là đối thủ, vừa là “người nhà”.
Trong một bài viết trên trang cá nhân, Giám đốc điều hành (CEO) Jan Koum của WhatsApp nói rằng, vụ mua lại này sẽ không dẫn tới bất kỳ thay đổi nào đối với người sử dụng. Tuy nhiên, Koum sẽ gia nhập Hội đồng Quản trị của Facebook.
Vào năm 2011, Facebook mua lại dịch vụ nhắn tin di động Beluga. Tuy nhiên, sau đó, Facebook chỉ mở Beluga trong vài tháng trước khi ghép chung vào Messenger và đóng ứng dụng này.
Trong vòng 1 năm trở lại đây, các ứng dụng tin nhắn di động như WhatsApp, Viber, Line, WeChat… đã trở thành một chủ đề “nóng”. Mới tuần trước, “đế chế” thương mại điện tử Rakuten của Nhật đã chi 900 triệu USD để mua lại Viber. Trước đó, có tin đồn Viber được bán cho Viettel.
Giới quan sát đánh giá rằng, mua Viber có thể sẽ đem đến nhiều rủi ro cho Rakuten, bởi ứng dụng miễn phí này có thu nhập rất ít ỏi, thậm chí lỗ nặng trong vòng 2 năm kể từ khi công ty được thành lập. Tuy vậy, cũng có những ý kiến cho rằng, Viber sẽ giúp Rakuten tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng, từ đó phát triển tốt hơn mảng kinh doanh chính là thương mại điện tử.
Vụ Facebook mua WhatsApp có thể khiến nhiều người bất ngờ, bởi cho tới khi Rakuten mua Viber, thì giới công nghệ vẫn chưa nghĩ tới chuyện WhatsApp sẽ “bán mình”.
Giá cổ phiếu của Facebook đã rớt mạnh sau khi thông tin về vụ thâu tóm được công bố. Dữ liệu từ trang MarketWatch cho thấy, sau khi thị trường Phố Wall đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/2 và chuyển sang giao dịch điện tử, giá cổ phiếu của Facebook có thời điểm sụt 5%, còn 64,57 USD/cổ phiếu.
Trang The Next Web cho biết, trong thương vụ này, mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ trả 4 tỷ USD bằng tiền mặt và 12 tỷ USD bằng cổ phiếu Facebook. Ngoài ra, Facebook còn “hào phóng” trả cho nhóm tác giả What’sApp 3 tỷ USD bằng cổ phiếu bị hạn chế bán ra trong vòng 4 năm tới.
Vào thời điểm diễn ra vụ thâu tóm, WhatsApp đã đạt số lượng người sử dụng rất ấn tượng là 450 triệu người mỗi tháng. Số lượng người dùng đăng ký mới hàng ngày của ứng dụng này lên tới 1 triệu người. Vào tháng 12 năm ngoái, WhatsApp có 400 triệu người dùng.
The Next Web đánh giá rằng, thỏa thuận có thể được xem như “trái ngọt” mà nhóm tác giả và phát triển WhatsApp xứng đáng được hưởng. Tuy nhiên, đây cũng có thể bị coi là một sự thất vọng đối với những người sử dụng chọn WhatsApp như một sự thay thế đối với dịch vụ tin nhắn Messenger của Facebook.
Tương tự như vụ Facebook mua lại Instagram, WhatsApp sẽ là một thương hiệu riêng biệt. Điều này có nghĩa là, WhatsApp và Messenger sẽ rơi vào một tình thế “khó xử” - vừa là đối thủ, vừa là “người nhà”.
Trong một bài viết trên trang cá nhân, Giám đốc điều hành (CEO) Jan Koum của WhatsApp nói rằng, vụ mua lại này sẽ không dẫn tới bất kỳ thay đổi nào đối với người sử dụng. Tuy nhiên, Koum sẽ gia nhập Hội đồng Quản trị của Facebook.
Vào năm 2011, Facebook mua lại dịch vụ nhắn tin di động Beluga. Tuy nhiên, sau đó, Facebook chỉ mở Beluga trong vài tháng trước khi ghép chung vào Messenger và đóng ứng dụng này.
Trong vòng 1 năm trở lại đây, các ứng dụng tin nhắn di động như WhatsApp, Viber, Line, WeChat… đã trở thành một chủ đề “nóng”. Mới tuần trước, “đế chế” thương mại điện tử Rakuten của Nhật đã chi 900 triệu USD để mua lại Viber. Trước đó, có tin đồn Viber được bán cho Viettel.
Giới quan sát đánh giá rằng, mua Viber có thể sẽ đem đến nhiều rủi ro cho Rakuten, bởi ứng dụng miễn phí này có thu nhập rất ít ỏi, thậm chí lỗ nặng trong vòng 2 năm kể từ khi công ty được thành lập. Tuy vậy, cũng có những ý kiến cho rằng, Viber sẽ giúp Rakuten tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng, từ đó phát triển tốt hơn mảng kinh doanh chính là thương mại điện tử.
Vụ Facebook mua WhatsApp có thể khiến nhiều người bất ngờ, bởi cho tới khi Rakuten mua Viber, thì giới công nghệ vẫn chưa nghĩ tới chuyện WhatsApp sẽ “bán mình”.
Giá cổ phiếu của Facebook đã rớt mạnh sau khi thông tin về vụ thâu tóm được công bố. Dữ liệu từ trang MarketWatch cho thấy, sau khi thị trường Phố Wall đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/2 và chuyển sang giao dịch điện tử, giá cổ phiếu của Facebook có thời điểm sụt 5%, còn 64,57 USD/cổ phiếu.