Facebook triển khai loạt nút “phản ứng” trên toàn cầu
Loạt nút bấm “Reactions” (phản ứng) đã được Facebook bắt đầu triển khai trên toàn thế giới từ ngày 24/2
Thay vì chỉ có thể “like” (“thích”) trên Facebook như trước đây, người sử dụng mạng xã hội này trên toàn cầu từ nay đã có thể lựa chọn giữa 5 cách phản ứng khác nhau.
Theo tin từ CNN, loạt nút bấm “Reactions” (“phản ứng”) đã được Facebook bắt đầu triển khai trên toàn thế giới từ ngày 24/2. Trước đó, các nút bấm này mới được thử nghiệm ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Philippines, Ireland, Chile...
Đối với người dùng điện thoại, các nút “phản ứng” sẽ xuất hiện khi người dùng giữ nút “like”. Còn đối với người dùng máy tính, các nút này sẽ xuất hiện khi người dùng rà con trò chuột trên nút “like”.
Nhóm nút “phản ứng” giúp người dùng bày tỏ 5 cảm xúc khác nhau, gồm “love” (“yêu thích”), “haha” (“cười vui”), “wow” (“ồ, ngạc nhiên”), “sad” (“buồn”) và “Angry” (“giận dữ”).
Các nhà nghiên cứu, kỹ sư, và nhóm sản phẩm của Facebook đã mất thời gian hơn một năm chuẩn bị nhóm nút bấm “phản ứng” để sẵn sàng triển khai trên toàn cầu.
Theo tin từ CNN, loạt nút bấm “Reactions” (“phản ứng”) đã được Facebook bắt đầu triển khai trên toàn thế giới từ ngày 24/2. Trước đó, các nút bấm này mới được thử nghiệm ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Philippines, Ireland, Chile...
Đối với người dùng điện thoại, các nút “phản ứng” sẽ xuất hiện khi người dùng giữ nút “like”. Còn đối với người dùng máy tính, các nút này sẽ xuất hiện khi người dùng rà con trò chuột trên nút “like”.
Nhóm nút “phản ứng” giúp người dùng bày tỏ 5 cảm xúc khác nhau, gồm “love” (“yêu thích”), “haha” (“cười vui”), “wow” (“ồ, ngạc nhiên”), “sad” (“buồn”) và “Angry” (“giận dữ”).
Các nhà nghiên cứu, kỹ sư, và nhóm sản phẩm của Facebook đã mất thời gian hơn một năm chuẩn bị nhóm nút bấm “phản ứng” để sẵn sàng triển khai trên toàn cầu.
Họ đã làm việc với các nhà xã hội học, tham vấn các chuyên gia, và tiến hành các cuộc thăm dò để xác định xem sẽ đưa ra những nút bấm cảm xúc nào. Các nút bấm này trông giống các nhãn dán và biểu tượng cảm xúc đã được dùng từ lâu trên Facebook.
Theo nhà quản lý sản phẩm Sammi Krug của Facebook, việc thu gọn nhóm phản ứng có thể đưa thành nút bấm, và đảm bảo những biểu tượng cảm xúc này có thể “được hiểu trên toàn cầu và được sử dụng cân bằng” là hai thách thức lớn nhất.
“Chúng tôi muốn thực sự, thực sự thận trọng về những nút bấm mà chúng tôi đưa ra”, bà Krug nói với CNN. “Liệu chúng tôi có đem đến cho người dùng thêm những công cụ để giãi bày bản thân một cách chân thực và chính xác hơn hay không?”
Nhà quản lý sản phẩm này cũng cho biết, phản ứng ban đầu của người dùng đối với các nút bấm “phản ứng” là rất tích cực, và nút “love” đến nay đang là nút được dùng nhiều nhất.
Một nút bấm có tên “Yay” - một mặt cười với đôi mắt nhắm - đã bị loại bỏ sau quá trình thử nghiệm, vì kết quả thử nghiệm cho thấy không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó.
“Đó là một trong những ngạc nhiên lớn đối với chúng tôi”, Krug nói.
Vắng mặt trong loạt nút bấm này còn có nút “dislike” (“không thích”). Nút này là một lựa chọn mà Mark Zuckerberg - người đứng đầu Facebook - phát tín hiệu có thể dùng hồi tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, việc đưa ra nút “dislike” có nguy cơ biến Facebook thành một nơi mà người dùng tung hô hoặc nhạo báng các bài đăng (post) của nhau. “Đó không phải là dạng cộng đồng mà chúng tôi muốn tạo ra”, Zuckerberg từng nói trong một chương trình hỏi và trả lời (Q&A).
Nút “like” gần như đã trở thành một biểu tượng của Facebook, do vậy, loạt nút “phản ứng” đánh dấu một trong những thay đổi lớn nhất trên Facebook kể từ khi mạng xã hội này ra đời cách đây 12 năm.
Theo nhà quản lý sản phẩm Sammi Krug của Facebook, việc thu gọn nhóm phản ứng có thể đưa thành nút bấm, và đảm bảo những biểu tượng cảm xúc này có thể “được hiểu trên toàn cầu và được sử dụng cân bằng” là hai thách thức lớn nhất.
“Chúng tôi muốn thực sự, thực sự thận trọng về những nút bấm mà chúng tôi đưa ra”, bà Krug nói với CNN. “Liệu chúng tôi có đem đến cho người dùng thêm những công cụ để giãi bày bản thân một cách chân thực và chính xác hơn hay không?”
Nhà quản lý sản phẩm này cũng cho biết, phản ứng ban đầu của người dùng đối với các nút bấm “phản ứng” là rất tích cực, và nút “love” đến nay đang là nút được dùng nhiều nhất.
Một nút bấm có tên “Yay” - một mặt cười với đôi mắt nhắm - đã bị loại bỏ sau quá trình thử nghiệm, vì kết quả thử nghiệm cho thấy không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó.
“Đó là một trong những ngạc nhiên lớn đối với chúng tôi”, Krug nói.
Vắng mặt trong loạt nút bấm này còn có nút “dislike” (“không thích”). Nút này là một lựa chọn mà Mark Zuckerberg - người đứng đầu Facebook - phát tín hiệu có thể dùng hồi tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, việc đưa ra nút “dislike” có nguy cơ biến Facebook thành một nơi mà người dùng tung hô hoặc nhạo báng các bài đăng (post) của nhau. “Đó không phải là dạng cộng đồng mà chúng tôi muốn tạo ra”, Zuckerberg từng nói trong một chương trình hỏi và trả lời (Q&A).
Nút “like” gần như đã trở thành một biểu tượng của Facebook, do vậy, loạt nút “phản ứng” đánh dấu một trong những thay đổi lớn nhất trên Facebook kể từ khi mạng xã hội này ra đời cách đây 12 năm.
Cũng giống như các tính năng News Feed (bảng tin) và Timeline (dòng thời gian), những nút bấm này là một nỗ lực khác của Facebook nhằm đưa mạng xã hội này trở nên tươi mới hơn và khiến người sử dụng gắn bó hơn.
Tuy nhiên, không thể loại trừ việc nhiều người sử dụng cảm thấy những lựa chọn mới là quá phức tạp hoặc không có ích gì.
Tuy nhiên, không thể loại trừ việc nhiều người sử dụng cảm thấy những lựa chọn mới là quá phức tạp hoặc không có ích gì.