Fitch mạnh tay hạ điểm tín nhiệm của Nga
Theo đánh giá của Fitch, giá dầu sụt giảm đã làm lộ ra sự liên hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế Nga với dầu thô
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings hôm qua (9/1) đã hạ điểm tín nhiệm của Nga xuống mức thấp nhất trong hạng đầu tư (investment grade). Động thái này của Fitch được đưa ra trong bối cảnh giá dầu giảm sâu và các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine đẩy Moscow vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1998.
Theo hãng tin Bloomberg, Fitch đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Nga xuống BBB- từ mức BBB trước đó. Lần gần đây nhất Nga bị Fitch hạ điểm tín nhiệm là vào năm 2009. Với định hạng mới, Nga có mức điểm tín nhiệm ngang hàng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố của Fitch cũng gán cho Nga triển vọng tín nhiệm “tiêu cực”, đồng nghĩa với việc Moscow có thể sẽ bị tổ chức này hạ thêm điểm tín nhiệm trong thời gian tới.
“Triển vọng nền kinh tế Nga đã xấu đi nhiều kể từ giữa năm 2014 dưới tác động của giá dầu giảm mạnh và tỷ giá đồng Rúp sụt sâu, cộng thêm việc Ngân hàng Trung ương nước này mạnh tay tăng lãi suất”, Fitch đánh giá. “Giá dầu sụt giảm đã làm lộ ra sự liên hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế Nga với dầu thô”.
Giá dầu giảm hơn 50% từ tháng 6/2014 tới nay đang đẩy Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, tiến sát bờ vực suy thoái.
“Chung tay” khiến kinh tế Nga điêu đứng là các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu tung ra sau khi Nga sáp nhập Crimea vào hồi tháng 3. Các lệnh trừng phạt này khiến các công ty của Nga không thể tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế, đông thời khiến giới đầu tư “mất hứng” với đồng Rúp, trái phiếu và cổ phiếu của Nga.
Động thái của Fitch đưa điểm tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Nga về ngang với đánh giá của một tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín khác là Standard&Poor’s (S&P) dành cho Moscow. Hồi tháng 4, S&P giảm điểm tín nhiệm của Nga về BBB-. Mới đây, tổ chức này cảnh báo có thể hạ điểm tín nhiệm của Nga về ngưỡng “rác” (junk), tức hạng không khuyến nghị đầu tư.
Theo ông Nicholas Spiro, động thái của Fitch cho thấy Nga đang ở trong một vòng luẩn quẩn trong đó các vấn đề giá dầu, lệnh trừng phạt, bất ổn chính sách và suy thoái thúc đẩy lẫn nhau, khiến tình hình ngày càng xấu đi. “Rất khó để Nga thoát nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm về ngưỡng ‘rác’”, ông Spiro nói.
Từ tháng 3 năm ngoái tới nay, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất 6 lần, và trong năm 2014, cơ quan này đã chi 88 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Tuy vậy, đồng Rúp vẫn là đồng tiền mất giá mạnh thứ nhì thế giới trong năm ngoái, chỉ sau đồng Hryvnia của Ukraine.
Cũng trong năm 2014, lượng vốn ròng thoái khỏi Nga là 134 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mức thoái vốn của năm 2013. Ngân hàng Trung ương Nga dự báo, nếu giá dầu ở mức trung bình 60 USD/thùng trong năm nay, nền kinh tế nước này sẽ suy giảm tới 4,7%, mạnh nhất từ năm 2009.
Theo hãng tin Bloomberg, Fitch đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Nga xuống BBB- từ mức BBB trước đó. Lần gần đây nhất Nga bị Fitch hạ điểm tín nhiệm là vào năm 2009. Với định hạng mới, Nga có mức điểm tín nhiệm ngang hàng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố của Fitch cũng gán cho Nga triển vọng tín nhiệm “tiêu cực”, đồng nghĩa với việc Moscow có thể sẽ bị tổ chức này hạ thêm điểm tín nhiệm trong thời gian tới.
“Triển vọng nền kinh tế Nga đã xấu đi nhiều kể từ giữa năm 2014 dưới tác động của giá dầu giảm mạnh và tỷ giá đồng Rúp sụt sâu, cộng thêm việc Ngân hàng Trung ương nước này mạnh tay tăng lãi suất”, Fitch đánh giá. “Giá dầu sụt giảm đã làm lộ ra sự liên hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế Nga với dầu thô”.
Giá dầu giảm hơn 50% từ tháng 6/2014 tới nay đang đẩy Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, tiến sát bờ vực suy thoái.
“Chung tay” khiến kinh tế Nga điêu đứng là các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu tung ra sau khi Nga sáp nhập Crimea vào hồi tháng 3. Các lệnh trừng phạt này khiến các công ty của Nga không thể tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế, đông thời khiến giới đầu tư “mất hứng” với đồng Rúp, trái phiếu và cổ phiếu của Nga.
Động thái của Fitch đưa điểm tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Nga về ngang với đánh giá của một tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín khác là Standard&Poor’s (S&P) dành cho Moscow. Hồi tháng 4, S&P giảm điểm tín nhiệm của Nga về BBB-. Mới đây, tổ chức này cảnh báo có thể hạ điểm tín nhiệm của Nga về ngưỡng “rác” (junk), tức hạng không khuyến nghị đầu tư.
Theo ông Nicholas Spiro, động thái của Fitch cho thấy Nga đang ở trong một vòng luẩn quẩn trong đó các vấn đề giá dầu, lệnh trừng phạt, bất ổn chính sách và suy thoái thúc đẩy lẫn nhau, khiến tình hình ngày càng xấu đi. “Rất khó để Nga thoát nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm về ngưỡng ‘rác’”, ông Spiro nói.
Từ tháng 3 năm ngoái tới nay, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất 6 lần, và trong năm 2014, cơ quan này đã chi 88 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Tuy vậy, đồng Rúp vẫn là đồng tiền mất giá mạnh thứ nhì thế giới trong năm ngoái, chỉ sau đồng Hryvnia của Ukraine.
Cũng trong năm 2014, lượng vốn ròng thoái khỏi Nga là 134 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mức thoái vốn của năm 2013. Ngân hàng Trung ương Nga dự báo, nếu giá dầu ở mức trung bình 60 USD/thùng trong năm nay, nền kinh tế nước này sẽ suy giảm tới 4,7%, mạnh nhất từ năm 2009.