Forbes công bố bảng xếp hạng tham nhũng
Tạp chí kinh tế Forbes của Mỹ vừa công bố bảng xếp hạng mức độ tham nhũng tại 127 quốc gia và vùng lãnh thổ
Tạp chí kinh tế Forbes của Mỹ vừa công bố bảng xếp hạng mức độ tham nhũng tại 127 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Forbes nhận định, tệ tham nhũng đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Theo tạp chí này, trong năm 2008, số quốc gia có nạn tham nhũng, hối lộ và scandal doanh nghiệp gia tăng đã vượt số quốc gia có cải thiện về các vấn đề này với tỷ lệ 2/1.
Chad, một nước châu Phi, đứng “đội sổ” danh sách xếp hạng mức độ tham nhũng của Forbes. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn viện trợ của nước ngoài cho các hoạt động thăm dò dầu khí và phát triển, Chad đang đương đầu với nạn tham nhũng nặng nề trong hàng ngũ các quan chức Chính phủ. Đây được xem là điều dễ hiểu vì chế độ độc tài quân sự đã duy trì ở nước này suốt 19 năm.
Việt Nam đứng ở vị trí 96 trong danh sách nói trên. Trong số các quốc gia Đông Nam Á được xếp hạng khác, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí 4), Malaysia (vị trí (38), Thái Lan (vị trí 67), và đứng trước Indonesia (vị trí 99), Philippines (vị trí 109) và Campuchia (vị trí 123).
Tác động tiêu cực của nạn tham nhũng đối với kinh tế thế giới là rất lớn. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong vòng một năm qua, hơn 5% GDP toàn cầu, tức khoảng 2.600 tỷ USD, đã bị thiệt hạn bởi vấn nạn này. Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, việc di chuyển từ một môi trường tham nhũng ở mức thấp tới một môi trường kinh doanh có mức độ tham nhũng cao hơn có thể dẫn tới việc họ phải mất thêm 20% chi phí so với mức bình thường.
Các chuyên gia thuộc công ty nghiên cứu về rủi ro chính trị và tư vấn toàn cầu Eurasia Group cũng cảnh báo về tác động rào cản của nạn tham nhũng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong những thời điểm kinh tế khó khăn, sự mất niềm tin của các nhà đầu tư do vấn đề tham nhũng có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
Những quốc gia có mức độ tham nhũng cao nhất thường là những quốc gia rất nghèo. Tại những nước này, tiền cứu trợ của nước ngoài dễ dàng bị các quan chức chính phủ bỏ túi riêng. Bởi thế, nạn tham nhũng ở những quốc gia như vậy không chỉ khiến kinh tế đất nước thêm kiệt quệ, mà còn khiến chất lượng sống của hàng triệu người dân khó bề được cải thiện.
Zimbabwe - quốc gia hiện được xem là nghèo nhất thế giới, với mức GDP đầu người chỉ là 200 USD/năm - là một ví dụ. Trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng, đất nước châu Phi này đã xuống 13 bậc. Một số nguồn tin gần đây cho rằng, Tổng thống Zimbabwe là Robert Mugabe đã “cuỗm” 7 triệu USD tiền viện trợ y tế của nước ngoài để phục vụ cho các mục đích chính trị cá nhân.
Ngoài Chad và Zimbabwe, nhiều quốc gia châu phi khác cũng góp mặt trong Top 10 nước có mức độ tham nhũng nặng nhất. Nhóm 10 nước này bao gồm Chad, Kyrgyzstan, Campuchia, Zimbabwe, Azerbaijan, Venezuela, Gambia, Burundi, Ecuador, và Bờ Biển Ngà.
Nạn tham nhũng thậm chí cũng không “từ” cả các nước phát triển. Tại các quốc gia này, tham nhũng xảy ra phổ biến ở việc mua sắm cho các dự án công và trong các tập đoàn lớn. Italy đã tụt 12 bậc trong danh sách của Forbes, sau khi nước này thông qua một quy định cho phép các quan chức hàng đầu miễn trừ khả năng bị khởi tố khi còn đương chức.
Xếp hạng các quốc gia theo cấp độ tham nhũng là một phần trong báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2009 của tạp chí Forbes. Theo đó, Forbes đã đánh giá môi trường kinh doanh của 127 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên các tiêu chí tự do thương mại, tự do tiền tệ, quyền tài sản, mức độ sáng tạo, công nghệ, tệ quan liêu, bảo vệ nhà đầu tư, nạn tham nhũng, gánh nặng thuế… Đối với xếp hạng tham nhũng, Forbes sử dụng nguồn số liệu từ Tổ chức Minh bạch Quốc tế (IT).
Việt Nam đứng ở vị trí 113 trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh này, sau tất cả các nước Đông Nam Á khác được xếp hạng, gồm Singapore (vị trí 4), Malaysia (vị trí 25), Thái Lan (vị trí 59), Indonesia (vị trí 79), Philippines (vị trí 84) và Campuchia (vị trí 112). So với báo cáo năm ngoái, vị trí của Việt Nam trong danh sách năm nay không thay đổi.
Top 10 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới năm nay, theo Forbes, gồm Đan Mạch, Mỹ, Canada, Singapore và New Zealand, Anh, Thụy Điển, Australia, Hồng Kông, Nauy.
(Theo Forbes)
Forbes nhận định, tệ tham nhũng đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Theo tạp chí này, trong năm 2008, số quốc gia có nạn tham nhũng, hối lộ và scandal doanh nghiệp gia tăng đã vượt số quốc gia có cải thiện về các vấn đề này với tỷ lệ 2/1.
Chad, một nước châu Phi, đứng “đội sổ” danh sách xếp hạng mức độ tham nhũng của Forbes. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn viện trợ của nước ngoài cho các hoạt động thăm dò dầu khí và phát triển, Chad đang đương đầu với nạn tham nhũng nặng nề trong hàng ngũ các quan chức Chính phủ. Đây được xem là điều dễ hiểu vì chế độ độc tài quân sự đã duy trì ở nước này suốt 19 năm.
Việt Nam đứng ở vị trí 96 trong danh sách nói trên. Trong số các quốc gia Đông Nam Á được xếp hạng khác, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí 4), Malaysia (vị trí (38), Thái Lan (vị trí 67), và đứng trước Indonesia (vị trí 99), Philippines (vị trí 109) và Campuchia (vị trí 123).
Tác động tiêu cực của nạn tham nhũng đối với kinh tế thế giới là rất lớn. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong vòng một năm qua, hơn 5% GDP toàn cầu, tức khoảng 2.600 tỷ USD, đã bị thiệt hạn bởi vấn nạn này. Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, việc di chuyển từ một môi trường tham nhũng ở mức thấp tới một môi trường kinh doanh có mức độ tham nhũng cao hơn có thể dẫn tới việc họ phải mất thêm 20% chi phí so với mức bình thường.
Các chuyên gia thuộc công ty nghiên cứu về rủi ro chính trị và tư vấn toàn cầu Eurasia Group cũng cảnh báo về tác động rào cản của nạn tham nhũng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong những thời điểm kinh tế khó khăn, sự mất niềm tin của các nhà đầu tư do vấn đề tham nhũng có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
Những quốc gia có mức độ tham nhũng cao nhất thường là những quốc gia rất nghèo. Tại những nước này, tiền cứu trợ của nước ngoài dễ dàng bị các quan chức chính phủ bỏ túi riêng. Bởi thế, nạn tham nhũng ở những quốc gia như vậy không chỉ khiến kinh tế đất nước thêm kiệt quệ, mà còn khiến chất lượng sống của hàng triệu người dân khó bề được cải thiện.
Zimbabwe - quốc gia hiện được xem là nghèo nhất thế giới, với mức GDP đầu người chỉ là 200 USD/năm - là một ví dụ. Trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng, đất nước châu Phi này đã xuống 13 bậc. Một số nguồn tin gần đây cho rằng, Tổng thống Zimbabwe là Robert Mugabe đã “cuỗm” 7 triệu USD tiền viện trợ y tế của nước ngoài để phục vụ cho các mục đích chính trị cá nhân.
Ngoài Chad và Zimbabwe, nhiều quốc gia châu phi khác cũng góp mặt trong Top 10 nước có mức độ tham nhũng nặng nhất. Nhóm 10 nước này bao gồm Chad, Kyrgyzstan, Campuchia, Zimbabwe, Azerbaijan, Venezuela, Gambia, Burundi, Ecuador, và Bờ Biển Ngà.
Nạn tham nhũng thậm chí cũng không “từ” cả các nước phát triển. Tại các quốc gia này, tham nhũng xảy ra phổ biến ở việc mua sắm cho các dự án công và trong các tập đoàn lớn. Italy đã tụt 12 bậc trong danh sách của Forbes, sau khi nước này thông qua một quy định cho phép các quan chức hàng đầu miễn trừ khả năng bị khởi tố khi còn đương chức.
Xếp hạng các quốc gia theo cấp độ tham nhũng là một phần trong báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2009 của tạp chí Forbes. Theo đó, Forbes đã đánh giá môi trường kinh doanh của 127 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên các tiêu chí tự do thương mại, tự do tiền tệ, quyền tài sản, mức độ sáng tạo, công nghệ, tệ quan liêu, bảo vệ nhà đầu tư, nạn tham nhũng, gánh nặng thuế… Đối với xếp hạng tham nhũng, Forbes sử dụng nguồn số liệu từ Tổ chức Minh bạch Quốc tế (IT).
Việt Nam đứng ở vị trí 113 trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh này, sau tất cả các nước Đông Nam Á khác được xếp hạng, gồm Singapore (vị trí 4), Malaysia (vị trí 25), Thái Lan (vị trí 59), Indonesia (vị trí 79), Philippines (vị trí 84) và Campuchia (vị trí 112). So với báo cáo năm ngoái, vị trí của Việt Nam trong danh sách năm nay không thay đổi.
Top 10 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới năm nay, theo Forbes, gồm Đan Mạch, Mỹ, Canada, Singapore và New Zealand, Anh, Thụy Điển, Australia, Hồng Kông, Nauy.
(Theo Forbes)