Gần 35% số biệt thự ở Hà Nội đang bỏ hoang
Trong khi hàng trăm nghìn người dân Thủ đô chưa có nhà ở thì số biệt thự bị bỏ hoang lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ
Trong khi hàng trăm nghìn người dân Thủ đô chưa có nhà ở thì số biệt thự bị bỏ hoang lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số biệt thự đã được xây.
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cùng Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn tất đợt rà soát tình trạng xây dựng, sử dụng biệt thự, nhà chung cư trên địa bàn thành thành phố, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hồi đầu tháng 1/2011.
Kết quả rà soát cho thấy, trong số 16 dự án của 11 chủ đầu tư được kiểm tra gồm khoảng 2.684 căn biệt thự thì có đến 1.743 căn đã được sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn khoảng 698 căn (chiếm gần 35%) chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang.
Số biệt thự bỏ hoang được rải đều tại nhiều khu đô thị trên toàn thành phố như: Cụm chung cư An Sinh thuộc Mỹ Đình II, Từ Liêm, khu đô thị mới Cổ Nhuế, Văn Quán, Pháp Vân - Tứ Hiệp...
Theo ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường, ngoài các biệt thự bỏ hoang chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao, còn lại các dự án chung cư hầu hết đã được xây dựng hoàn chỉnh và đã được đưa vào sử dụng. Số chưa đưa vào sử dụng chỉ chiếm dưới 10% do đang trong quá trình hoàn thiện.
Đối với nhà liền kề, các dự án số lượng không nhiều nhưng đã được sử dụng tới trên 80%, còn lại hơn 10% là chưa hoàn thiện.
Theo ông Thiện, nguyên nhân chính của việc biệt thự, nhà liền kề còn bỏ hoang chủ yếu là do các chủ nhân đầu tư, đầu cơ, găm giữ. Ngoài ra, còn do ở một số dự án, hạ tầng xã hội như: điện, nước, đường sá, nhà trẻ, trường học, trạm xá… chưa xây dựng đồng bộ, hoàn thành đúng tiến độ nên người dân chưa sử dụng nhà.
Đáng chú ý, theo ông Thiện, hầu hết các dự án được kiểm tra vừa qua đã vượt quá thời hạn theo quyết định phê duyệt dự án, thậm chí có dự án vượt quá 5 – 7 năm.
Tuy nhiên, thực tế thì đến thời điểm này, cơ quan quản lý vẫn chưa có đủ các chế tài để xử phạt các chủ dự án chậm hoàn thiện nhà. Do đó, vào đầu tháng tư vừa qua, thành phố Hà Nội đã ra một quyết định “nửa vời” nhằm giải quyết tình trạng biệt thự “bỏ hoang”, đó là yêu cầu các chủ đầu tư ép các chủ nhân của các biệt thự nếu không đưa vào sử dụng thì phải... bán lại cho nhà nước.
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cùng Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn tất đợt rà soát tình trạng xây dựng, sử dụng biệt thự, nhà chung cư trên địa bàn thành thành phố, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hồi đầu tháng 1/2011.
Kết quả rà soát cho thấy, trong số 16 dự án của 11 chủ đầu tư được kiểm tra gồm khoảng 2.684 căn biệt thự thì có đến 1.743 căn đã được sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn khoảng 698 căn (chiếm gần 35%) chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang.
Số biệt thự bỏ hoang được rải đều tại nhiều khu đô thị trên toàn thành phố như: Cụm chung cư An Sinh thuộc Mỹ Đình II, Từ Liêm, khu đô thị mới Cổ Nhuế, Văn Quán, Pháp Vân - Tứ Hiệp...
Theo ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường, ngoài các biệt thự bỏ hoang chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao, còn lại các dự án chung cư hầu hết đã được xây dựng hoàn chỉnh và đã được đưa vào sử dụng. Số chưa đưa vào sử dụng chỉ chiếm dưới 10% do đang trong quá trình hoàn thiện.
Đối với nhà liền kề, các dự án số lượng không nhiều nhưng đã được sử dụng tới trên 80%, còn lại hơn 10% là chưa hoàn thiện.
Theo ông Thiện, nguyên nhân chính của việc biệt thự, nhà liền kề còn bỏ hoang chủ yếu là do các chủ nhân đầu tư, đầu cơ, găm giữ. Ngoài ra, còn do ở một số dự án, hạ tầng xã hội như: điện, nước, đường sá, nhà trẻ, trường học, trạm xá… chưa xây dựng đồng bộ, hoàn thành đúng tiến độ nên người dân chưa sử dụng nhà.
Đáng chú ý, theo ông Thiện, hầu hết các dự án được kiểm tra vừa qua đã vượt quá thời hạn theo quyết định phê duyệt dự án, thậm chí có dự án vượt quá 5 – 7 năm.
Tuy nhiên, thực tế thì đến thời điểm này, cơ quan quản lý vẫn chưa có đủ các chế tài để xử phạt các chủ dự án chậm hoàn thiện nhà. Do đó, vào đầu tháng tư vừa qua, thành phố Hà Nội đã ra một quyết định “nửa vời” nhằm giải quyết tình trạng biệt thự “bỏ hoang”, đó là yêu cầu các chủ đầu tư ép các chủ nhân của các biệt thự nếu không đưa vào sử dụng thì phải... bán lại cho nhà nước.