Gạo Thái Lan “ế”, gạo Việt Nam đứng giá nhờ kế hoạch tạm trữ
Thái Lan vừa hủy một đợt đấu thầu gạo từ kho tạm trữ quốc gia vì nhận được quá ít lời chào mua
Thái Lan vừa hủy một đợt đấu thầu gạo từ kho tạm trữ quốc gia vì nhận được quá ít lời chào mua. Hiện giá gạo Thái Lan vẫn đang cao hơn so với giá gạo của nhiều quốc gia xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.
Theo hãng tin Reuters, theo kế hoạch ban đầu, Chính phủ Thái Lan định bán ra 250.0535 tấn gạo trong đợt này. Đây là khối lượng gạo tương đương khoảng 3% kho thóc tạm trữ đã đạt mức kỷ lục 15 triệu tấn của Thái Lan. Kho thóc tạm trữ tương đương với 8 triệu tấn gạo này được Chính phủ Thái thu mua trong chương trình can thiệp thị trường, hỗ trợ giá gạo, theo đó hỗ trợ nông dân trồng lúa.
Tuy nhiên, với mức giá chào thầu gạo mà các nhà xuất khẩu nông sản này cho là “không tưởng”, Chính phủ Thái Lan không nhận được lực cầu cho đợt chào hàng này. Chưa kể, hiện Thái Lan cũng gặp nhiều trở ngại trong nỗ lực bán gạo theo kênh chính phủ.
“Các nhà xuất khẩu đưa ra mức giá chào mua thấp không chấp nhận được, nên chúng tôi đã hủy đợt đấu thầu”, ông Manat Soiploy, người đứng đầu Vụ Ngoại thương Thái Lan, cho biết. Cũng theo ông Soiploy, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ sớm mở một đợt đấu thầu gạo mới, nhưng từ chối cung cấp thông tin về thời điểm cụ thể.
Chính sách can thiệp thị trường lúa gạo của Thái Lan đã đẩy giá gạo xuất khẩu ở nước này lên mức 560-600 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại từ Thái Lan và Ấn Độ thường ở mức từ 390-430 USD/tấn.
Chương trình can thiệp thị trường này của Chính phủ Thái đã kết thúc vào cuối tháng 6 vừa qua. Trong thời gian diễn ra chương trình, Chính phủ Thái Lan mua thóc từ nông dân với giá 15.000 Baht (470 USD)/tấn, trong khi giá mà các công ty xay xát trong nước chào mua từ nông dân chỉ vào khoảng 9.000 Baht/tấn.
“Nguồn cung gạo Thái Lan sắp sửa tăng thêm vì chuẩn bị thu hoạch vụ lúa trái vụ với sản lượng chừng 3 triệu tấn”, một thương nhân ở Bangkok cho biết. Tuy nhiên, một thương nhân khác cho biết, giá gạo Thái Lan khó giảm trong thời gian tới vì chương trình can thiệp của Chính phủ nước này vẫn còn ảnh hưởng tới thị trường.
Giá gạo trắng 100% của Thái Lan tuần qua có giá 600 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó.
Do giá kém cạnh tranh, xuất khẩu gạo của Thái Lan từ đầu năm đến nay đã giảm 45% xuống 3,24 triệu tấn, từ mức 5,97 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo sẽ xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay, trong khi Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn và Ấn Độ xuất khẩu 4 triệu tấn. Trong những năm gần đây, Thái Lan vẫn xuất khẩu 8-10,5 triệu tấn gạo mỗi năm.
Gạo Việt Nam vững giá trên thị trường xuất khẩu thế giới tuần qua do được hỗ trợ bởi kế hoạch mua gạo tạm trữ của Chính phủ trước khi vụ thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL bước vào cao điểm. “Hoạt động thu hoạch lúa vụ hè thu sẽ tăng tốc trong tháng 7, nên giá gạo xuất khẩu có thể giảm”, một nhà xuất khẩu gạo ở An Giang trao đổi với hãng tin Reuters.
“Giá gạo đang được hỗ trợ nhờ thông tin về kế hoạch mua gạo tạm trữ của Chính phủ. Nguồn cung gạo mới hiện cũng còn đang hạn hẹp”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Cũng theo thương nhân này, hiện nhu cầu mua gạo tại thị trường Việt Nam hiện cũng chưa khởi sắc.
Báo giá gạo Việt Nam xuất khẩu tuần qua đối với loại 5% tấm đứng ở mức 405-415 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, không thay đổi so với tuần trước đó. Trong khi đó, giá gạo loại 25% tấm giảm còn 365-370 USD/tấn từ mức 365-380 USD/tấn so với tuần trước đó.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam mới đây tuyên bố sẽ xin Chính phủ phê chuẩn chương trình cho vay không tính lãi đối với các doanh nghiệp mua lúa gạo vụ hè thu trong thời gian từ nay đến hết tháng 9 để hỗ trợ giá. Dự kiến, sẽ có 2 triệu tấn thóc vụ hè thu được mua tạm trữ theo chương trình này.
Theo hãng tin Reuters, theo kế hoạch ban đầu, Chính phủ Thái Lan định bán ra 250.0535 tấn gạo trong đợt này. Đây là khối lượng gạo tương đương khoảng 3% kho thóc tạm trữ đã đạt mức kỷ lục 15 triệu tấn của Thái Lan. Kho thóc tạm trữ tương đương với 8 triệu tấn gạo này được Chính phủ Thái thu mua trong chương trình can thiệp thị trường, hỗ trợ giá gạo, theo đó hỗ trợ nông dân trồng lúa.
Tuy nhiên, với mức giá chào thầu gạo mà các nhà xuất khẩu nông sản này cho là “không tưởng”, Chính phủ Thái Lan không nhận được lực cầu cho đợt chào hàng này. Chưa kể, hiện Thái Lan cũng gặp nhiều trở ngại trong nỗ lực bán gạo theo kênh chính phủ.
“Các nhà xuất khẩu đưa ra mức giá chào mua thấp không chấp nhận được, nên chúng tôi đã hủy đợt đấu thầu”, ông Manat Soiploy, người đứng đầu Vụ Ngoại thương Thái Lan, cho biết. Cũng theo ông Soiploy, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ sớm mở một đợt đấu thầu gạo mới, nhưng từ chối cung cấp thông tin về thời điểm cụ thể.
Chính sách can thiệp thị trường lúa gạo của Thái Lan đã đẩy giá gạo xuất khẩu ở nước này lên mức 560-600 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại từ Thái Lan và Ấn Độ thường ở mức từ 390-430 USD/tấn.
Chương trình can thiệp thị trường này của Chính phủ Thái đã kết thúc vào cuối tháng 6 vừa qua. Trong thời gian diễn ra chương trình, Chính phủ Thái Lan mua thóc từ nông dân với giá 15.000 Baht (470 USD)/tấn, trong khi giá mà các công ty xay xát trong nước chào mua từ nông dân chỉ vào khoảng 9.000 Baht/tấn.
“Nguồn cung gạo Thái Lan sắp sửa tăng thêm vì chuẩn bị thu hoạch vụ lúa trái vụ với sản lượng chừng 3 triệu tấn”, một thương nhân ở Bangkok cho biết. Tuy nhiên, một thương nhân khác cho biết, giá gạo Thái Lan khó giảm trong thời gian tới vì chương trình can thiệp của Chính phủ nước này vẫn còn ảnh hưởng tới thị trường.
Giá gạo trắng 100% của Thái Lan tuần qua có giá 600 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó.
Do giá kém cạnh tranh, xuất khẩu gạo của Thái Lan từ đầu năm đến nay đã giảm 45% xuống 3,24 triệu tấn, từ mức 5,97 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo sẽ xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay, trong khi Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn và Ấn Độ xuất khẩu 4 triệu tấn. Trong những năm gần đây, Thái Lan vẫn xuất khẩu 8-10,5 triệu tấn gạo mỗi năm.
Gạo Việt Nam vững giá trên thị trường xuất khẩu thế giới tuần qua do được hỗ trợ bởi kế hoạch mua gạo tạm trữ của Chính phủ trước khi vụ thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL bước vào cao điểm. “Hoạt động thu hoạch lúa vụ hè thu sẽ tăng tốc trong tháng 7, nên giá gạo xuất khẩu có thể giảm”, một nhà xuất khẩu gạo ở An Giang trao đổi với hãng tin Reuters.
“Giá gạo đang được hỗ trợ nhờ thông tin về kế hoạch mua gạo tạm trữ của Chính phủ. Nguồn cung gạo mới hiện cũng còn đang hạn hẹp”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Cũng theo thương nhân này, hiện nhu cầu mua gạo tại thị trường Việt Nam hiện cũng chưa khởi sắc.
Báo giá gạo Việt Nam xuất khẩu tuần qua đối với loại 5% tấm đứng ở mức 405-415 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, không thay đổi so với tuần trước đó. Trong khi đó, giá gạo loại 25% tấm giảm còn 365-370 USD/tấn từ mức 365-380 USD/tấn so với tuần trước đó.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam mới đây tuyên bố sẽ xin Chính phủ phê chuẩn chương trình cho vay không tính lãi đối với các doanh nghiệp mua lúa gạo vụ hè thu trong thời gian từ nay đến hết tháng 9 để hỗ trợ giá. Dự kiến, sẽ có 2 triệu tấn thóc vụ hè thu được mua tạm trữ theo chương trình này.