Giá bất động sản xuống dốc trên khắp châu Á
Các biện pháp hạ sốt bất động sản thời gian ở châu Á đã bắt đầu có tác dụng phụ
Giá nhà đất đang trên đà suy giảm ở nhiều nơi tại châu Á, theo báo Wall Street Journal. Các biện pháp hạ sốt bất động sản thời gian ở châu Á đã bắt đầu có tác dụng phụ giữa lúc nền kinh tế toàn cầu giảm tốc gây ảnh hưởng bất lợi cho các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu trong khu vực.
Wall Street Journal cho biết, sự giảm giá nhà đất đang diễn ra đã kết thúc chuỗi thời gian gần 3 năm liên tục địa ốc tăng giá ở châu Á - cơn sốt khiến nhà đất đắt thêm 70% ở những thị trường “nóng” nhất. Tiếp lửa cho đợt sốt vừa qua là các yếu tố bao gồm tăng trưởng kinh tế mạnh, tâm trạng hưng phấn của giới đầu tư - bao gồm cả các nhà đầu tư ngoại quốc xem thị trường nhà đất châu Á là một khoản đầu tư có khả năng miễn nhiễm trước những bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu.
Tại những thị trường như Bắc Kinh, Hồng Kông, Singapore và Sydney, giá địa ốc đang giảm nhanh. Tại một số thị trường khác như Seoul, Bangkok và Kuala Lumpur, giá nhà diễn biến theo hướng đi ngang. Ở Nhật, giá đất đến nay đã giảm năm thứ 20 liên tục.
Ít chuyên gia dự báo châu Á sẽ chứng kiến một vụ “nổ” bong bóng địa ốc như ở nước Mỹ, nhưng các công ty bất động sản tại khu vực này có thể chịu sự suy giảm doanh số mạnh mẽ, khiến họ mất khả năng trả nợ. Chẳng hạn, trong tháng 11 vừa qua, doanh số thị trường nhà ở tại Trung Quốc đã giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 11,6% trong tháng 10.
Nhu cầu nhà ở mạnh tại nhiều thị trường như Trung Quốc được cho là sẽ hỗ trợ cho giá bất động sản. Nhưng Singapore lại là một ngoại lệ, vì một số chuyên gia cho rằng, giá nhà ở đảo quốc sư tử có thể giảm 30% trong vòng 3 năm tới đây.
Theo ước tính của Standard Chartered, trong 3 năm tới, sẽ có hơn 100.000 căn nhà ở mới được xây dựng xong ở Singapore. Hoạt động xây dựng nhà ở tại quốc gia này bùng nổ khi giá nhà tăng 70% trong vòng 5 năm qua, buộc Chính phủ Singapore phải áp dụng thuế đánh vào các giao dịch bất động sản mà người nước ngoài là khách mua, hoặc người Singapore mua nhiều căn hộ. Từ đầu năm tới nay, người nước ngoài - chủ yếu là các khách hàng Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ - chiếm 36% tổng số giao dịch căn hộ mới ở Singapore.
“Chúng tôi cho rằng, từ cuối năm 2012 trở đi, nguồn cung nhà tăng cao ở Singapore sẽ tiếp tục gây ra áp lực giảm giá thuê nhà và những căng thẳng về vốn”, nhà phân tích David Lum thuộc công ty Daiwa Capital Markets nhận định.
Thống kê chính thức của Chính phủ Singapore cho thấy giá nhà ở đảo quốc này trong quý 3 vừa qua tăng nhẹ so với quý 2. Tuy nhiên, hãng tư vấn bất động sản CBRE lại cho rằng, giá trung bình của một căn hộ hạng sang tại Singapore trong quý 3 đã giảm gần 2% so với quý 2. Theo dữ liệu từ Cơ quan Tái phát triển đô thị Singapore, số căn hộ bị bỏ trống ở nước này đang tăng lên.
Không ít người đổ lỗi tình trạng xuống dốc của thị trường nhà đất ở nhiều quốc gia châu Á cho những biện pháp hạ sốt bất động sản của chính phủ. Những biện pháp này được tung ra một phần nhằm xoa dịu sự bất bình của tầng lớp dân chúng không đủ năng lực tài chính để mua nhà.
Tại một số quốc gia, các công ty và giới đầu tư bất động sản bắt đầu hy vọng nhà chức trách sẽ kết thúc hoặc nới lỏng các biện pháp kiểm soát giá nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, nguy cơ hình thành trở lại của bong bóng địa ốc sẽ buộc chính phủ phải duy trì các biện pháp hạn chế.
“Hiện tại, đối với nhiều nước như Trung Quốc và Singapore, rủi ro hình thành bong bóng bất động sản còn đáng sợ hơn là giá nhà giảm mạnh”, nhà phân tích Jinsong Du thuộc Credit Suisse nhận định.
Tại Trung Quốc, giá căn hộ trung bình tại 70 thành phố trong tháng 10 vừa qua đã có tháng giảm đầu tiên kể từ Bắc Kinh áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát sự leo thang của giá nhà.
Trong tháng 7, giá nhà tại Hồng Kông - nơi giá bất động sản đã tăng gần 75% kể từ đầu năm 2009 - đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm. Từ tháng 7 đến tháng 10, giá nhà tại vùng lãnh thổ này giảm 4%. Trong tháng 11, số giao dịch nhà ở tại Hồng Kông giảm 64% so với cùng kỳ năm trước - theo số liệu Cơ quan Đăng ký nhà đất Hồng Kông.
“Giá nhà đất ở Trung Quốc và Hồng Kông còn chưa giảm mạnh một phần vì không có nhiều giao dịch. Các nhà đầu tư không muốn bán rẻ nhà ở những thời điểm thị trường xấu như hiện nay”, nhà phân tích Nicole Wong thuộc hãng tư vấn và môi giới bất động sản CLSA nhận định.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Donald Tsang vừa tuyên bố, các biện pháp chống đầu cơ bất động sản tại đây, bao gồm thuế đánh vào các căn nhà được mua rồi bán lại trong vòng 2 năm, sẽ tiếp tục được áp dụng.
Tại Australia, giá nhà đất đã liên tục giảm từ đầu năm nay, kết thúc chuỗi thời gian vài thập kỷ liên tục tăng. Theo thống kê mới nhất, giá nhà ở Australia trong tháng 10 đã giảm 0,5% so với tháng 9.
Ở khu vực Đông Nam Á, giá nhà đất tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia được dự báo sẽ giảm theo giá nhà đất ở Singapore. Thị trường nhà đất Thái Lan vốn đã yếu, nay lại càng đi xuống do ảnh hưởng của trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm. Hai thị trường bất động sản khả quan nhất ở Đông Nam Á hiện nay là Jakarta, nơi nhu cầu đang ở mức cao, và Manila - thị trường được hỗ trợ bởi nguồn kiều hối mạnh.
Wall Street Journal cho biết, sự giảm giá nhà đất đang diễn ra đã kết thúc chuỗi thời gian gần 3 năm liên tục địa ốc tăng giá ở châu Á - cơn sốt khiến nhà đất đắt thêm 70% ở những thị trường “nóng” nhất. Tiếp lửa cho đợt sốt vừa qua là các yếu tố bao gồm tăng trưởng kinh tế mạnh, tâm trạng hưng phấn của giới đầu tư - bao gồm cả các nhà đầu tư ngoại quốc xem thị trường nhà đất châu Á là một khoản đầu tư có khả năng miễn nhiễm trước những bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu.
Tại những thị trường như Bắc Kinh, Hồng Kông, Singapore và Sydney, giá địa ốc đang giảm nhanh. Tại một số thị trường khác như Seoul, Bangkok và Kuala Lumpur, giá nhà diễn biến theo hướng đi ngang. Ở Nhật, giá đất đến nay đã giảm năm thứ 20 liên tục.
Ít chuyên gia dự báo châu Á sẽ chứng kiến một vụ “nổ” bong bóng địa ốc như ở nước Mỹ, nhưng các công ty bất động sản tại khu vực này có thể chịu sự suy giảm doanh số mạnh mẽ, khiến họ mất khả năng trả nợ. Chẳng hạn, trong tháng 11 vừa qua, doanh số thị trường nhà ở tại Trung Quốc đã giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 11,6% trong tháng 10.
Nhu cầu nhà ở mạnh tại nhiều thị trường như Trung Quốc được cho là sẽ hỗ trợ cho giá bất động sản. Nhưng Singapore lại là một ngoại lệ, vì một số chuyên gia cho rằng, giá nhà ở đảo quốc sư tử có thể giảm 30% trong vòng 3 năm tới đây.
Theo ước tính của Standard Chartered, trong 3 năm tới, sẽ có hơn 100.000 căn nhà ở mới được xây dựng xong ở Singapore. Hoạt động xây dựng nhà ở tại quốc gia này bùng nổ khi giá nhà tăng 70% trong vòng 5 năm qua, buộc Chính phủ Singapore phải áp dụng thuế đánh vào các giao dịch bất động sản mà người nước ngoài là khách mua, hoặc người Singapore mua nhiều căn hộ. Từ đầu năm tới nay, người nước ngoài - chủ yếu là các khách hàng Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ - chiếm 36% tổng số giao dịch căn hộ mới ở Singapore.
“Chúng tôi cho rằng, từ cuối năm 2012 trở đi, nguồn cung nhà tăng cao ở Singapore sẽ tiếp tục gây ra áp lực giảm giá thuê nhà và những căng thẳng về vốn”, nhà phân tích David Lum thuộc công ty Daiwa Capital Markets nhận định.
Thống kê chính thức của Chính phủ Singapore cho thấy giá nhà ở đảo quốc này trong quý 3 vừa qua tăng nhẹ so với quý 2. Tuy nhiên, hãng tư vấn bất động sản CBRE lại cho rằng, giá trung bình của một căn hộ hạng sang tại Singapore trong quý 3 đã giảm gần 2% so với quý 2. Theo dữ liệu từ Cơ quan Tái phát triển đô thị Singapore, số căn hộ bị bỏ trống ở nước này đang tăng lên.
Không ít người đổ lỗi tình trạng xuống dốc của thị trường nhà đất ở nhiều quốc gia châu Á cho những biện pháp hạ sốt bất động sản của chính phủ. Những biện pháp này được tung ra một phần nhằm xoa dịu sự bất bình của tầng lớp dân chúng không đủ năng lực tài chính để mua nhà.
Tại một số quốc gia, các công ty và giới đầu tư bất động sản bắt đầu hy vọng nhà chức trách sẽ kết thúc hoặc nới lỏng các biện pháp kiểm soát giá nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, nguy cơ hình thành trở lại của bong bóng địa ốc sẽ buộc chính phủ phải duy trì các biện pháp hạn chế.
“Hiện tại, đối với nhiều nước như Trung Quốc và Singapore, rủi ro hình thành bong bóng bất động sản còn đáng sợ hơn là giá nhà giảm mạnh”, nhà phân tích Jinsong Du thuộc Credit Suisse nhận định.
Tại Trung Quốc, giá căn hộ trung bình tại 70 thành phố trong tháng 10 vừa qua đã có tháng giảm đầu tiên kể từ Bắc Kinh áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát sự leo thang của giá nhà.
Trong tháng 7, giá nhà tại Hồng Kông - nơi giá bất động sản đã tăng gần 75% kể từ đầu năm 2009 - đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm. Từ tháng 7 đến tháng 10, giá nhà tại vùng lãnh thổ này giảm 4%. Trong tháng 11, số giao dịch nhà ở tại Hồng Kông giảm 64% so với cùng kỳ năm trước - theo số liệu Cơ quan Đăng ký nhà đất Hồng Kông.
“Giá nhà đất ở Trung Quốc và Hồng Kông còn chưa giảm mạnh một phần vì không có nhiều giao dịch. Các nhà đầu tư không muốn bán rẻ nhà ở những thời điểm thị trường xấu như hiện nay”, nhà phân tích Nicole Wong thuộc hãng tư vấn và môi giới bất động sản CLSA nhận định.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Donald Tsang vừa tuyên bố, các biện pháp chống đầu cơ bất động sản tại đây, bao gồm thuế đánh vào các căn nhà được mua rồi bán lại trong vòng 2 năm, sẽ tiếp tục được áp dụng.
Tại Australia, giá nhà đất đã liên tục giảm từ đầu năm nay, kết thúc chuỗi thời gian vài thập kỷ liên tục tăng. Theo thống kê mới nhất, giá nhà ở Australia trong tháng 10 đã giảm 0,5% so với tháng 9.
Ở khu vực Đông Nam Á, giá nhà đất tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia được dự báo sẽ giảm theo giá nhà đất ở Singapore. Thị trường nhà đất Thái Lan vốn đã yếu, nay lại càng đi xuống do ảnh hưởng của trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm. Hai thị trường bất động sản khả quan nhất ở Đông Nam Á hiện nay là Jakarta, nơi nhu cầu đang ở mức cao, và Manila - thị trường được hỗ trợ bởi nguồn kiều hối mạnh.