Giá cả ở đâu “cắt cổ” nhất thế giới?
Ở Tokyo, một tờ báo cộng thêm một cốc cà phê sáng giá 11,7 USD, một quả dưa hấu giá 15 USD, một quả xoài giá 25 USD
Ở Tokyo, một tờ báo cộng thêm một cốc cà phê sáng giá 11,7 USD, một quả dưa hấu giá 15 USD, một quả xoài giá 25 USD…
Với những mức giá kiểu như thế này, Tokyo đã dẫn đầu danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm nay.
Theo Báo cáo Chi phí sinh hoạt 2009 của hãng tư vấn quốc tế Mercer, chi phí sinh hoạt tại thủ đô của nước Nhật năm nay đã tăng 13,1% so với năm ngoái. Năm 2008, Tokyo đứng thứ hai trong xếp hạng này, sau thủ đô Moscow của Nga. Năm nay, Moscow đã tụt xuống vị trí thứ ba về mức độ đắt đỏ, sau một thành phố nữa cũng của đất nước mặt trời mọc là Osaka. Thủ đô Geneva của Thụy Sỹ đứng ở vị trí thứ tư.
Xếp hạng năm nay của Mercer chứng kiến sự đổi ngôi ngoạn mục của 143 thành phố được điều tra. Sự thay đổi này bắt nguồn từ một nguyên nhân chính là sự biến động về tỷ giá hối đoái, trong đó nhiều đồng tiền đã giảm giá xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng nhiều năm trở lại đây ở thời điểm tháng 3/2009 khi Mercer thực hiện cuộc điều tra. Giá cả trong cuộc điều tra này được tính bằng USD.
Vì lý do này, thành phố New York của Mỹ đã tăng 14 bậc lên vị trí số 8, từ vị trí số 22 trong xếp hạng năm ngoái. Trong khi đó, thủ đô London của Anh tụt về vị trí thứ 16 từ vị trí số 3 trong xếp hạng năm ngoái do đồng Bảng của nước này mất giá mạnh so với USD ở thời điểm cuộc điều tra diễn ra.
Việc Moscow không giữ được vị trí số 1 thế giới về mức độ đắt đỏ trong xếp hạng của Mercer năm nay cũng là do đồng Ruble trượt giá dài so với USD trong thời gian từ tháng 3 năm ngoái tới tháng 3 năm nay.
Nhiều thành phố châu Âu khác cũng tụt hạng mạnh mẽ trong xếp hạng về mức độ “cắt cổ” của giá cả trong năm nay do đồng tiền mất giá so với USD. Trong đó phải kể tới thủ đô Warsaw của Ba Lan, với xếp hạng 113 từ mức xếp hạng 35 trong báo cáo năm ngoái. Các thành phố Glasgow và Birmingham của Anh tụt về vị trí 129 và 125, từ vị trí 60 và 59 năm ngoái.
Việc Tokyo vươn lên vị trí số 1 trong xếp hạng năm nay một phần bắt nguồn từ sự mạnh lên của đồng Yên so với USD, nhưng mặt khác, Tokyo nói riêng và các thành phố lớn khác ở Nhật nói chung từ lâu vẫn nổi tiếng là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Kể từ khi Mercer thực hiện báo cáo xếp hạng này vào năm 1994 tới nay, Tokyo luôn chiếm ngôi đầu hoặc gần đầu. Tương tự, Osaka mới chỉ có một năm duy nhất lọt ra khỏi top 10.
Thành phố được xem là có giá cả “rẻ” nhất theo xếp hạng năm nay của Mercer là thủ đô Johannesburg của Nam Phi. Những thành phố có mức độ đắt đỏ gia tăng mạnh nhất phải kể tới Dubai - thành phố nhảy lên vị trí thứ 20 từ vị trí số 52 trong xếp hạng năm ngoái, và thủ đô Caracas của Venezuela - lên vị trí 15 từ vị trí 89.
Báo cáo về mức độ đắt của Mercer được thực hiện nhằm tư vấn các công ty trong việc gửi nhân viên ra nước ngoài làm việc. Báo cáo này dựa trên cơ sở 200 yếu tố khác nhau, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… tại các thành phố. Chi phí sinh hoạt tại New York được sử dụng làm mức chuẩn để so sánh.
Tháng trước, công ty tư vấn nhân lực quốc tế có tên ECA International cũng thực hiện một báo cáo về những thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài. Theo báo cáo này, thủ đô Luanda của quốc gia châu Phi Angola mới là thành phố có giá sinh hoạt cao nhất thế giới. ECA cho biết, một bữa ăn ở Luanda có giá tới 100 USD, một căn hộ tử tế có giá thuê lên tới 15.000 USD/tháng... mặc dù người dân ở đất nước này đa số sống trong nghèo khổ.
(Theo Forbes, BBC)
Với những mức giá kiểu như thế này, Tokyo đã dẫn đầu danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm nay.
Theo Báo cáo Chi phí sinh hoạt 2009 của hãng tư vấn quốc tế Mercer, chi phí sinh hoạt tại thủ đô của nước Nhật năm nay đã tăng 13,1% so với năm ngoái. Năm 2008, Tokyo đứng thứ hai trong xếp hạng này, sau thủ đô Moscow của Nga. Năm nay, Moscow đã tụt xuống vị trí thứ ba về mức độ đắt đỏ, sau một thành phố nữa cũng của đất nước mặt trời mọc là Osaka. Thủ đô Geneva của Thụy Sỹ đứng ở vị trí thứ tư.
Xếp hạng năm nay của Mercer chứng kiến sự đổi ngôi ngoạn mục của 143 thành phố được điều tra. Sự thay đổi này bắt nguồn từ một nguyên nhân chính là sự biến động về tỷ giá hối đoái, trong đó nhiều đồng tiền đã giảm giá xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng nhiều năm trở lại đây ở thời điểm tháng 3/2009 khi Mercer thực hiện cuộc điều tra. Giá cả trong cuộc điều tra này được tính bằng USD.
Vì lý do này, thành phố New York của Mỹ đã tăng 14 bậc lên vị trí số 8, từ vị trí số 22 trong xếp hạng năm ngoái. Trong khi đó, thủ đô London của Anh tụt về vị trí thứ 16 từ vị trí số 3 trong xếp hạng năm ngoái do đồng Bảng của nước này mất giá mạnh so với USD ở thời điểm cuộc điều tra diễn ra.
Việc Moscow không giữ được vị trí số 1 thế giới về mức độ đắt đỏ trong xếp hạng của Mercer năm nay cũng là do đồng Ruble trượt giá dài so với USD trong thời gian từ tháng 3 năm ngoái tới tháng 3 năm nay.
Nhiều thành phố châu Âu khác cũng tụt hạng mạnh mẽ trong xếp hạng về mức độ “cắt cổ” của giá cả trong năm nay do đồng tiền mất giá so với USD. Trong đó phải kể tới thủ đô Warsaw của Ba Lan, với xếp hạng 113 từ mức xếp hạng 35 trong báo cáo năm ngoái. Các thành phố Glasgow và Birmingham của Anh tụt về vị trí 129 và 125, từ vị trí 60 và 59 năm ngoái.
Việc Tokyo vươn lên vị trí số 1 trong xếp hạng năm nay một phần bắt nguồn từ sự mạnh lên của đồng Yên so với USD, nhưng mặt khác, Tokyo nói riêng và các thành phố lớn khác ở Nhật nói chung từ lâu vẫn nổi tiếng là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Kể từ khi Mercer thực hiện báo cáo xếp hạng này vào năm 1994 tới nay, Tokyo luôn chiếm ngôi đầu hoặc gần đầu. Tương tự, Osaka mới chỉ có một năm duy nhất lọt ra khỏi top 10.
Thành phố được xem là có giá cả “rẻ” nhất theo xếp hạng năm nay của Mercer là thủ đô Johannesburg của Nam Phi. Những thành phố có mức độ đắt đỏ gia tăng mạnh nhất phải kể tới Dubai - thành phố nhảy lên vị trí thứ 20 từ vị trí số 52 trong xếp hạng năm ngoái, và thủ đô Caracas của Venezuela - lên vị trí 15 từ vị trí 89.
Báo cáo về mức độ đắt của Mercer được thực hiện nhằm tư vấn các công ty trong việc gửi nhân viên ra nước ngoài làm việc. Báo cáo này dựa trên cơ sở 200 yếu tố khác nhau, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… tại các thành phố. Chi phí sinh hoạt tại New York được sử dụng làm mức chuẩn để so sánh.
Tháng trước, công ty tư vấn nhân lực quốc tế có tên ECA International cũng thực hiện một báo cáo về những thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài. Theo báo cáo này, thủ đô Luanda của quốc gia châu Phi Angola mới là thành phố có giá sinh hoạt cao nhất thế giới. ECA cho biết, một bữa ăn ở Luanda có giá tới 100 USD, một căn hộ tử tế có giá thuê lên tới 15.000 USD/tháng... mặc dù người dân ở đất nước này đa số sống trong nghèo khổ.
(Theo Forbes, BBC)