Gia công phần mềm: Rủi ro và cơ hội
Đối với ngành gia công phần mềm thế giới, năm 2009 là tương lai gần nhất với nhiều bất ổn nhất
Vẫn còn quá sớm để có thể nói chính xác khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng ít hay nhiều đến các doanh nghiệp, nhưng tình hình được dự đoán là rất phức tạp.
Nhu cầu về dịch vụ gia công có thể giảm, nhưng vài lĩnh vực gia công mới được hình thành mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp gia công phần mềm.
Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến mức độ nào và đến lúc nào mới là điểm dừng là vấn đề các chuyên gia kinh tế lẫn doanh nghiệp quan tâm.
Giai đoạn suy thoái toàn cầu từ nay cho đến lúc chấm dứt khủng hoảng gây ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó có cả ngành gia công phần mềm. Dường như những lời khuyên hay nhận định nào của các chuyên gia trong lĩnh vực gia công phần mềm ở thời điểm này cũng ẩn chứa mối lo ngại.
Một số chuyên gia - thông qua tạp chí chuyên về gia công phần mềm Global Services - cho rằng để cải thiện tình hình, các nhà cung cấp dịch vụ phải tiếp tục đầu tư phát triển và đáp ứng nhiều hơn nữa các nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc thị trường, tiếp thị và huấn luyện nhân sự.
Một số chuyên gia khác cho rằng, 2009 là năm các doanh nghiệp tạm gác lại các tham vọng về lợi nhuận cao mà chỉ nên tập trung vào các biện pháp để “nuôi dưỡng” khách hàng nhằm duy trì hoạt động của công ty trong suốt giai đoạn khó khăn này.
Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia về gia công khẳng định rằng khủng hoảng cũng tạo ra những cơ hội khác.
Những thay đổi có thể xảy ra
Đối với ngành gia công phần mềm thế giới, năm 2009 là tương lai gần nhất với nhiều bất ổn nhất.
Giám đốc TPI, Dinesh Goel - chuyên gia trong các lĩnh vực gia công có liên quan đến ngành tài chính, kế toán - trên Global Services tháng 12/2008 nói rằng tình hình sẽ biến động phức tạp hơn so với suy nghĩ của nhiều người.
Do tác động ảnh hưởng dây chuyền, các doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng nên sẽ cắt giảm chi tiêu tổng thể, cụ thể nhất là các khoản dành cho công nghệ thông tin.
Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng sẽ thay đổi chủ trương từ “phát triển và sáng tạo” (growth and innovation) sang “kiểm soát chi phí và tìm kiếm lợi nhuận”.
Do đó trong năm tới, tổng chi phí của các hoạt động kinh doanh không có liên quan trực tiếp với các sản phẩm hay dịch vụ như các chi phí cho bán hàng và tiếp thị, hành chính, tuyển dụng-đào tạo và cho thuê (Selling, General and Administrative, viết tắt là SG&A) sẽ được tính toán thật chặt chẽ đến nỗi không còn thừa chỗ nào để cắt giảm.
Những dự án khả thi nhưng chưa cần thiết hoặc những dự án dự phòng có thể bị hủy bỏ. Ngoài chủ trương giảm ngân sách, các doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi sao cho họ phải “được” nhiều hơn số tiền họ trả cho một dịch vụ hay sản phẩm.
Những thay đổi trong quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp khách hàng sẽ diễn ra vì những tác động sau đây: sức ép khi nhà cung cấp dịch vụ phải chào một mức giá cạnh tranh cho doanh nghiệp khách hàng; nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh cho khách hàng sự ổn định của mình trước khi cuộc đàm phán, ký kết gia công được bàn đến; những hợp đồng tái ký cũng là một áp lực đối với cả đôi hoặc ba bên tham gia…
Làn sóng sáp nhập các doanh nghiệp cũng có thể gây ảnh hưởng đến thị trường gia công. Trong tình huống đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể sẽ bị mất khách hàng hoặc phải điều chỉnh cho một hợp đồng mới phù hợp với tình trạng của khách hàng. Điều này cũng có nghĩa là có một sự thay đổi trong chính nhà cung cấp dịch vụ.
Và những giải pháp
Đáp ứng những yêu cầu của khách hàng: Doanh nghiệp khách hàng sẽ đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ sự uyển chuyển hơn và sẵn sàng gánh vác rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng trong các hợp đồng gia công.
Vì thế, mong muốn của các doanh nghiệp khách hàng, từ giá cả theo khả năng thanh toán của khách hàng cho đến những dịch vụ cộng thêm..., cũng được các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng. Họ sẽ rất nhanh nhạy trong chuyện tái đàm phán mở rộng dịch vụ, làm mới hợp đồng, thậm chí soạn lại các điều khoản hợp đồng mới chưa từng có trước đây.
Và mặc dù phải thay đổi những gì được xem là đã thành quy củ trong nhiều năm qua, các nhà cung cấp dịch vụ được đánh giá rất cao vì khả năng xoay chuyển tình hình để cấu trúc bộ máy nhân sự, chỉnh đốn các hoạt động theo tình hình mới và có thể thu về mức lợi nhuận cao hơn.
Củng cố doanh nghiệp: Năm 2009 là thời điểm để các nhà cung cấp dịch vụ củng cố doanh nghiệp của mình, vì nhiều doanh nghiệp đã phát triển quá nhanh đến nỗi các nhà quản lý không kịp có thời gian để đánh giá tổng thể tình hình kinh doanh, cơ hội và định hướng tương lai.
Với cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra, các nhà quản lý có thể đi thăm lại doanh nghiệp, tổ chức các mô hình điển hình để giúp tăng hiệu suất hoạt động, bổ sung thêm những công cụ và khuyến khích nhân viên làm việc sáng tạo. Một trong những điều rất quan trọng trong việc củng cố doanh nghiệp là ghi nhận, phân tích và phản hồi với những điều góp nhặt được từ các yêu cầu khác nhau của khách hàng và các dự án, cải tiến hiệu quả các chương trình đào tạo, tập huấn nhân sự và rút ra những bài học về chi phí lẫn học cách kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp.
Những thị trường mới: Các nhà cung cấp dịch vụ bị buộc phải tìm kiếm những thị trường khác ngoài các thị trường truyền thống của mình như Mỹ và Vương quốc Anh cũng như đa dạng hóa nguồn dịch vụ cung cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ mở rộng địa bàn kinh doanh và bước vào một thị trường mới, vùng địa lý mới. Sau đó là xây dựng những hệ thống hạ tầng mới, thuê đội ngũ nhân sự tiếp thị, bán hàng mới và chuyển giao công nghệ.
Những thị trường gia công mới nổi với tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm qua, cộng với lực lượng nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà cung cấp dịch vụ này.
Ngoài các lĩnh vực gia công nổi tiếng về ngân hàng và viễn thông, Ấn Độ được xem là nơi sẽ tập trung các dịch vụ gia công trên nền công nghệ thông tin trong năm tới vì các công ty về bảo hiểm, y tế, bán lẻ… sẽ có nhu cầu cao về dịch vụ công nghệ thông tin.
Định hướng xây dựng giải pháp: Các nhà cung cấp dịch vụ có thể tăng cường sự tập trung vào định hướng xây dựng giải pháp phù hợp. Bằng cách đề nghị những gói giải pháp hợp lý cho khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ có thể gặt hái được doanh thu cao hơn cũng như giảm thiểu được sự phụ thuộc vào việc chi trả lương nhân công để tăng doanh thu.
Như nhiều nhà phân tích kinh tế đã dự đoán, tình trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế không kéo dài lâu, nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2009 và tốc độ tăng trưởng GDP sẽ khởi sắc hơn vào năm 2010. Nhưng trước mắt, năm 2010 là thời điểm vô cùng khó khăn đối với những nhà cung cấp dịch vụ.
Phương Anh (TBKTSG)
Nhu cầu về dịch vụ gia công có thể giảm, nhưng vài lĩnh vực gia công mới được hình thành mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp gia công phần mềm.
Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến mức độ nào và đến lúc nào mới là điểm dừng là vấn đề các chuyên gia kinh tế lẫn doanh nghiệp quan tâm.
Giai đoạn suy thoái toàn cầu từ nay cho đến lúc chấm dứt khủng hoảng gây ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó có cả ngành gia công phần mềm. Dường như những lời khuyên hay nhận định nào của các chuyên gia trong lĩnh vực gia công phần mềm ở thời điểm này cũng ẩn chứa mối lo ngại.
Một số chuyên gia - thông qua tạp chí chuyên về gia công phần mềm Global Services - cho rằng để cải thiện tình hình, các nhà cung cấp dịch vụ phải tiếp tục đầu tư phát triển và đáp ứng nhiều hơn nữa các nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc thị trường, tiếp thị và huấn luyện nhân sự.
Một số chuyên gia khác cho rằng, 2009 là năm các doanh nghiệp tạm gác lại các tham vọng về lợi nhuận cao mà chỉ nên tập trung vào các biện pháp để “nuôi dưỡng” khách hàng nhằm duy trì hoạt động của công ty trong suốt giai đoạn khó khăn này.
Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia về gia công khẳng định rằng khủng hoảng cũng tạo ra những cơ hội khác.
Những thay đổi có thể xảy ra
Đối với ngành gia công phần mềm thế giới, năm 2009 là tương lai gần nhất với nhiều bất ổn nhất.
Giám đốc TPI, Dinesh Goel - chuyên gia trong các lĩnh vực gia công có liên quan đến ngành tài chính, kế toán - trên Global Services tháng 12/2008 nói rằng tình hình sẽ biến động phức tạp hơn so với suy nghĩ của nhiều người.
Do tác động ảnh hưởng dây chuyền, các doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng nên sẽ cắt giảm chi tiêu tổng thể, cụ thể nhất là các khoản dành cho công nghệ thông tin.
Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng sẽ thay đổi chủ trương từ “phát triển và sáng tạo” (growth and innovation) sang “kiểm soát chi phí và tìm kiếm lợi nhuận”.
Do đó trong năm tới, tổng chi phí của các hoạt động kinh doanh không có liên quan trực tiếp với các sản phẩm hay dịch vụ như các chi phí cho bán hàng và tiếp thị, hành chính, tuyển dụng-đào tạo và cho thuê (Selling, General and Administrative, viết tắt là SG&A) sẽ được tính toán thật chặt chẽ đến nỗi không còn thừa chỗ nào để cắt giảm.
Những dự án khả thi nhưng chưa cần thiết hoặc những dự án dự phòng có thể bị hủy bỏ. Ngoài chủ trương giảm ngân sách, các doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi sao cho họ phải “được” nhiều hơn số tiền họ trả cho một dịch vụ hay sản phẩm.
Những thay đổi trong quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp khách hàng sẽ diễn ra vì những tác động sau đây: sức ép khi nhà cung cấp dịch vụ phải chào một mức giá cạnh tranh cho doanh nghiệp khách hàng; nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh cho khách hàng sự ổn định của mình trước khi cuộc đàm phán, ký kết gia công được bàn đến; những hợp đồng tái ký cũng là một áp lực đối với cả đôi hoặc ba bên tham gia…
Làn sóng sáp nhập các doanh nghiệp cũng có thể gây ảnh hưởng đến thị trường gia công. Trong tình huống đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể sẽ bị mất khách hàng hoặc phải điều chỉnh cho một hợp đồng mới phù hợp với tình trạng của khách hàng. Điều này cũng có nghĩa là có một sự thay đổi trong chính nhà cung cấp dịch vụ.
Và những giải pháp
Đáp ứng những yêu cầu của khách hàng: Doanh nghiệp khách hàng sẽ đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ sự uyển chuyển hơn và sẵn sàng gánh vác rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng trong các hợp đồng gia công.
Vì thế, mong muốn của các doanh nghiệp khách hàng, từ giá cả theo khả năng thanh toán của khách hàng cho đến những dịch vụ cộng thêm..., cũng được các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng. Họ sẽ rất nhanh nhạy trong chuyện tái đàm phán mở rộng dịch vụ, làm mới hợp đồng, thậm chí soạn lại các điều khoản hợp đồng mới chưa từng có trước đây.
Và mặc dù phải thay đổi những gì được xem là đã thành quy củ trong nhiều năm qua, các nhà cung cấp dịch vụ được đánh giá rất cao vì khả năng xoay chuyển tình hình để cấu trúc bộ máy nhân sự, chỉnh đốn các hoạt động theo tình hình mới và có thể thu về mức lợi nhuận cao hơn.
Củng cố doanh nghiệp: Năm 2009 là thời điểm để các nhà cung cấp dịch vụ củng cố doanh nghiệp của mình, vì nhiều doanh nghiệp đã phát triển quá nhanh đến nỗi các nhà quản lý không kịp có thời gian để đánh giá tổng thể tình hình kinh doanh, cơ hội và định hướng tương lai.
Với cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra, các nhà quản lý có thể đi thăm lại doanh nghiệp, tổ chức các mô hình điển hình để giúp tăng hiệu suất hoạt động, bổ sung thêm những công cụ và khuyến khích nhân viên làm việc sáng tạo. Một trong những điều rất quan trọng trong việc củng cố doanh nghiệp là ghi nhận, phân tích và phản hồi với những điều góp nhặt được từ các yêu cầu khác nhau của khách hàng và các dự án, cải tiến hiệu quả các chương trình đào tạo, tập huấn nhân sự và rút ra những bài học về chi phí lẫn học cách kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp.
Những thị trường mới: Các nhà cung cấp dịch vụ bị buộc phải tìm kiếm những thị trường khác ngoài các thị trường truyền thống của mình như Mỹ và Vương quốc Anh cũng như đa dạng hóa nguồn dịch vụ cung cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ mở rộng địa bàn kinh doanh và bước vào một thị trường mới, vùng địa lý mới. Sau đó là xây dựng những hệ thống hạ tầng mới, thuê đội ngũ nhân sự tiếp thị, bán hàng mới và chuyển giao công nghệ.
Những thị trường gia công mới nổi với tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm qua, cộng với lực lượng nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà cung cấp dịch vụ này.
Ngoài các lĩnh vực gia công nổi tiếng về ngân hàng và viễn thông, Ấn Độ được xem là nơi sẽ tập trung các dịch vụ gia công trên nền công nghệ thông tin trong năm tới vì các công ty về bảo hiểm, y tế, bán lẻ… sẽ có nhu cầu cao về dịch vụ công nghệ thông tin.
Định hướng xây dựng giải pháp: Các nhà cung cấp dịch vụ có thể tăng cường sự tập trung vào định hướng xây dựng giải pháp phù hợp. Bằng cách đề nghị những gói giải pháp hợp lý cho khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ có thể gặt hái được doanh thu cao hơn cũng như giảm thiểu được sự phụ thuộc vào việc chi trả lương nhân công để tăng doanh thu.
Như nhiều nhà phân tích kinh tế đã dự đoán, tình trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế không kéo dài lâu, nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2009 và tốc độ tăng trưởng GDP sẽ khởi sắc hơn vào năm 2010. Nhưng trước mắt, năm 2010 là thời điểm vô cùng khó khăn đối với những nhà cung cấp dịch vụ.
Phương Anh (TBKTSG)