Giá cước hàng không: "Thả nổi" không có nghĩa là không kiểm soát
Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nói về vấn đề "thả nổi" giá cước hàng không, bắt đầu từ tháng 12/2008
Theo một công văn mới ban hành của Chính phủ, bắt đầu từ tháng 12/2008, Nhà nước sẽ không quy định khung giá dịch vụ, khung giá cước vận chuyển hàng không mà chuyển sang thực hiện theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp hàng không sẽ tự quyết định giá.
Để độc giả có thêm thông tin về vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Công Chính, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.
Phạm vi điều chỉnh trong Công văn 8367 của Chính phủ có gì khác với Thông tư 103 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 12/11 về cơ chế mới về quản lý giá vé máy bay nội địa không, thưa ông?
Thực chất quyết định cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá vé máy bay của Chính phủ là trên tinh thần thực hiện Thông tư 103 của liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải về cơ chế mới trong quản lý giá vé máy bay nội địa, sau khi có sự đề xuất của các hãng hàng không.
Thông tư quy định rõ chỉ bỏ trần giá vé máy bay trên các đường bay có cạnh tranh, vẫn duy trì trần giá, khung giá đối với các đường bay độc quyền và 9 dịch vụ độc quyền tại sân bay bao gồm: dịch vụ sân đậu tàu bay, dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý, dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay....
Nói một cách rõ hơn, các đường bay sẽ không bị khống chế khung giá vé, với điều kiện có hai hãng hàng không trở lên tham gia.
Trên cơ sở chi phí, chất lượng dịch vụ, cung cầu, các doanh nghiệp được linh hoạt, tự định đoạt giá vé. Tuy nhiên, mỗi lần điều chỉnh, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan chức năng.
Cơ chế giá mới này tạo điều kiện gì cho doanh nghiệp trong kinh doanh vận tải hàng không, thưa ông?
Rõ ràng là doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, chủ động hơn trong cơ chế giá cả.
Ví dụ: mỗi khi có biến động về giá cả thị trường, giá nhiên liệu, doanh nghiệp có thể tự thay đổi, đưa ra nhiều giá vé linh hoạt, sao cho phù hợp.
Chắc chắn khi không bị khống chế giá trần, doanh nghiệp hàng không sẽ “dễ thở” hơn và hạn chế đựợc nguy cơ bù lỗ mỗi khi thị trường xăng dầu có biến động lớn.
Vậy, trường hợp doanh nghiệp lợi dụng “cơ chế mở” này để liên kết tăng giá thì có chế tài xử phạt như thế nào?
Như tôi đã nói ở trên, “thả nổi” không có nghĩa là không kiểm soát, Nhà nước vẫn kiểm soát giá vé, giá dịch vụ trong các loại hình kinh doanh hàng không.
Nếu doanh nghiệp sử dụng giá vé không hợp lý, liên kết để đưa giá vé lên quá cao hay đẩy giá vé xuống quá thấp, có dấu hiệu cạnh tranh, kinh doanh không lành mạnh, liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải sẽ can thiệp và doanh nghiệp đó sẽ bị xử theo luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo tôi rất khó xảy ra những giả thiết trên, bởi các doanh nghiệp hàng không cũng rất thận trọng trong việc đưa ra các quyết định về giá cả .
Thực tế, nếu doanh nghiệp tăng giá thì ảnh hưởng đến "túi tiền" của khách hàng, dẫn đến lượng khách hàng giảm. Ngược lại, giảm giá thì đe dọa đến doanh thu của chính doanh nghiệp.
Người tiêu dùng được hưởng lợi gì trong chuyện này, thưa ông?
Theo tôi, sẽ có ba cái lợi mà người tiêu dùng được hưởng, đó là dịch vụ, chất lượng và giá cả.
Khi để cho doanh nghiệp tự quyết định giá, muốn khách hàng luôn tìm đến với thương hiệu của mình, bản thân mỗi hãng hàng không phải tạo ra được một dịch vụ hoàn hảo, tiện dụng, chất lượng phục vụ phải tốt hơn và khi doanh nghiệp cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng, chắc chắn giá sẽ rẻ hơn.
Để độc giả có thêm thông tin về vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Công Chính, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.
Phạm vi điều chỉnh trong Công văn 8367 của Chính phủ có gì khác với Thông tư 103 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 12/11 về cơ chế mới về quản lý giá vé máy bay nội địa không, thưa ông?
Thực chất quyết định cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá vé máy bay của Chính phủ là trên tinh thần thực hiện Thông tư 103 của liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải về cơ chế mới trong quản lý giá vé máy bay nội địa, sau khi có sự đề xuất của các hãng hàng không.
Thông tư quy định rõ chỉ bỏ trần giá vé máy bay trên các đường bay có cạnh tranh, vẫn duy trì trần giá, khung giá đối với các đường bay độc quyền và 9 dịch vụ độc quyền tại sân bay bao gồm: dịch vụ sân đậu tàu bay, dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý, dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay....
Nói một cách rõ hơn, các đường bay sẽ không bị khống chế khung giá vé, với điều kiện có hai hãng hàng không trở lên tham gia.
Trên cơ sở chi phí, chất lượng dịch vụ, cung cầu, các doanh nghiệp được linh hoạt, tự định đoạt giá vé. Tuy nhiên, mỗi lần điều chỉnh, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan chức năng.
Cơ chế giá mới này tạo điều kiện gì cho doanh nghiệp trong kinh doanh vận tải hàng không, thưa ông?
Rõ ràng là doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, chủ động hơn trong cơ chế giá cả.
Ví dụ: mỗi khi có biến động về giá cả thị trường, giá nhiên liệu, doanh nghiệp có thể tự thay đổi, đưa ra nhiều giá vé linh hoạt, sao cho phù hợp.
Chắc chắn khi không bị khống chế giá trần, doanh nghiệp hàng không sẽ “dễ thở” hơn và hạn chế đựợc nguy cơ bù lỗ mỗi khi thị trường xăng dầu có biến động lớn.
Vậy, trường hợp doanh nghiệp lợi dụng “cơ chế mở” này để liên kết tăng giá thì có chế tài xử phạt như thế nào?
Như tôi đã nói ở trên, “thả nổi” không có nghĩa là không kiểm soát, Nhà nước vẫn kiểm soát giá vé, giá dịch vụ trong các loại hình kinh doanh hàng không.
Nếu doanh nghiệp sử dụng giá vé không hợp lý, liên kết để đưa giá vé lên quá cao hay đẩy giá vé xuống quá thấp, có dấu hiệu cạnh tranh, kinh doanh không lành mạnh, liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải sẽ can thiệp và doanh nghiệp đó sẽ bị xử theo luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo tôi rất khó xảy ra những giả thiết trên, bởi các doanh nghiệp hàng không cũng rất thận trọng trong việc đưa ra các quyết định về giá cả .
Thực tế, nếu doanh nghiệp tăng giá thì ảnh hưởng đến "túi tiền" của khách hàng, dẫn đến lượng khách hàng giảm. Ngược lại, giảm giá thì đe dọa đến doanh thu của chính doanh nghiệp.
Người tiêu dùng được hưởng lợi gì trong chuyện này, thưa ông?
Theo tôi, sẽ có ba cái lợi mà người tiêu dùng được hưởng, đó là dịch vụ, chất lượng và giá cả.
Khi để cho doanh nghiệp tự quyết định giá, muốn khách hàng luôn tìm đến với thương hiệu của mình, bản thân mỗi hãng hàng không phải tạo ra được một dịch vụ hoàn hảo, tiện dụng, chất lượng phục vụ phải tốt hơn và khi doanh nghiệp cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng, chắc chắn giá sẽ rẻ hơn.