Giá dầu tăng vọt trước cuộc gặp Nga - Saudi Arabia
Có những đồn đoán về khả năng Nga và Saudi Arabia sẽ thảo luận về hợp tác giảm sản lượng
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga tại Doha, Qatar trong ngày 16/2 để bàn về thị trường dầu.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cân nhắc hợp tác với các nước sản xuất dầu lớn ngoài khối này nhằm giải quyết tình trạng thừa mứa dầu toàn cầu khiến giá giảm sâu.
Giá dầu thế giới đã tăng vọt sau khi thông tin về cuộc gặp này được công bố.
Lúc gần 16h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu thô WTI tại thị trường New York tăng 1,66 USD/thùng, tương đương 5,6%, đạt mức 31,1 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại thị trường London cùng thời điểm tăng 2,02 USD/thùng, tương đương tăng gần 6,1%, đạt 35,41 USD/thùng.
Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi là vị quan chức cấp cao nhất của quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Vị quan chức này sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak ở Qatar - một cố vấn Bộ Năng lượng Qatar cho biết ngày 16/2.
Đến nay, Saudi Arabia vẫn khẳng định sẽ không giảm sản lượng để đưa giá dầu thoát khỏi vùng đáy của 12 năm trừ phi các nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC chịu hợp tác.
Về phần mình, Bộ trưởng Novak đã nói Nga có thể cân nhắc giảm sản lượng nếu các nước khác cùng tham gia. Tuần trước, ông Igor Sechin, giám đốc điều hành tập đoàn dầu lửa lớn nhất Nga Rosneft, bày tỏ sự hoài nghi về khả năng Nga-OPEC phối hợp hành động.
Tháng 2 này, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Venezuela Eulogio Del Pino đã tiến hành một chuyến công du tới thủ đô một loạt quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn, từ Moscow tới Riyadh, để vận động giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, chuyến công du đã không mang lại kết quả như mong muốn.
Việc giá dầu giảm dưới 30 USD/thùng năm nay đã gia tăng sức ép tài chính đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Những đồn đoán về khả năng Nga và Saudi Arabia, hai nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ thảo luận về hợp tác giảm sản lượng, vì thế đã tăng lên.
Những đồn đoán này đã khiến giá dầu có những phiên tăng chóng mặt thời gian gần dây. Hôm 12/2, giá dầu tăng 12%, mạnh nhất kể từ năm 2009, sau khi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (OPEC) tái khẳng định lập trường của OPEC là sẵn sàng hợp tác với các nước sản xuất dầu ngoài khối.
Cuộc gặp sắp diễn ra giữa Nga và Saudi Arabia tại Doha là cuộc gặp kín, được lên kế hoạch bí mật, và được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Qatar. Cuộc gặp này khiến nhiều người liên tưởng tới hoạt động ngoại giao dầu lửa hồi cuối thập niên 1990.
Khi đó, các nước OPEC đã sử dụng các kênh ngoại giao với sự hỗ trợ của Mexico để tổ chức một loạt cuộc họp bí mật từ Miami tới Amsterdam, và kết quả là một loạt đợt cắt giảm sản lượng.
Giá dầu thế giới đã tăng vọt sau khi thông tin về cuộc gặp này được công bố.
Lúc gần 16h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu thô WTI tại thị trường New York tăng 1,66 USD/thùng, tương đương 5,6%, đạt mức 31,1 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại thị trường London cùng thời điểm tăng 2,02 USD/thùng, tương đương tăng gần 6,1%, đạt 35,41 USD/thùng.
Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi là vị quan chức cấp cao nhất của quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Vị quan chức này sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak ở Qatar - một cố vấn Bộ Năng lượng Qatar cho biết ngày 16/2.
Đến nay, Saudi Arabia vẫn khẳng định sẽ không giảm sản lượng để đưa giá dầu thoát khỏi vùng đáy của 12 năm trừ phi các nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC chịu hợp tác.
Về phần mình, Bộ trưởng Novak đã nói Nga có thể cân nhắc giảm sản lượng nếu các nước khác cùng tham gia. Tuần trước, ông Igor Sechin, giám đốc điều hành tập đoàn dầu lửa lớn nhất Nga Rosneft, bày tỏ sự hoài nghi về khả năng Nga-OPEC phối hợp hành động.
Tháng 2 này, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Venezuela Eulogio Del Pino đã tiến hành một chuyến công du tới thủ đô một loạt quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn, từ Moscow tới Riyadh, để vận động giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, chuyến công du đã không mang lại kết quả như mong muốn.
Việc giá dầu giảm dưới 30 USD/thùng năm nay đã gia tăng sức ép tài chính đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Những đồn đoán về khả năng Nga và Saudi Arabia, hai nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ thảo luận về hợp tác giảm sản lượng, vì thế đã tăng lên.
Những đồn đoán này đã khiến giá dầu có những phiên tăng chóng mặt thời gian gần dây. Hôm 12/2, giá dầu tăng 12%, mạnh nhất kể từ năm 2009, sau khi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (OPEC) tái khẳng định lập trường của OPEC là sẵn sàng hợp tác với các nước sản xuất dầu ngoài khối.
Cuộc gặp sắp diễn ra giữa Nga và Saudi Arabia tại Doha là cuộc gặp kín, được lên kế hoạch bí mật, và được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Qatar. Cuộc gặp này khiến nhiều người liên tưởng tới hoạt động ngoại giao dầu lửa hồi cuối thập niên 1990.
Khi đó, các nước OPEC đã sử dụng các kênh ngoại giao với sự hỗ trợ của Mexico để tổ chức một loạt cuộc họp bí mật từ Miami tới Amsterdam, và kết quả là một loạt đợt cắt giảm sản lượng.