“Giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”
Lãnh đạo Bộ Công Thương nói về lộ trình và lý do phải tăng giá điện dự kiến là ngay sau Tết Nguyên đán Ất Mùi
“Bộ Công Thương đã nhận được đề xuất tăng giá điện của EVN với mức tăng lên tới 9,5% ngay sau Tết Nguyên đán nhưng Bộ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định mức tăng phù hợp”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ, chiều 2/2.
Nhắc lại khẳng định của mình mới đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, từ nay đến Tết Nguyên đán chắc chắn sẽ không có chuyện tăng giá điện. Tuy nhiên, sau Tết, tức từ tháng 3/2015 giá điện sẽ có sự điều chỉnh để dần tiệm cận với giá thị trường.
“EVN đề xuất như vậy nhưng Bộ Công Thương sẽ phải xem xét phương án đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN. Theo đó, nếu chi phí đầu vào của EVN tăng 7-10% thì cho phép tập đoàn này được tăng giá điện; nếu tăng trên 10% thì Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính thẩm tra trình lên Thủ tướng xem xét quyết định”, ông Hải cho biết.
Lý giải cho đợt tăng giá điện sắp tới, người phát ngôn Bộ Công Thương cho hay, vừa qua khá nhiều tổ chức quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB)…đều cho rằng, giá điện của Việt Nam hiện nay quá thấp, do đó cần phải tăng giá bán điện lên khoảng 40% trong 3 năm tới.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, giá điện hiện nay của Việt Nam đang được bán dưới giá thành. Chính vì vậy, dù có khá nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào điện tại Việt Nam nhưng họ đều rút lui vì nếu bán với giá như hiện nay chắc chắn bị lỗ.
“Giá thấp như thế thì không ai muốn đầu tư vào ngành điện, do vậy chỉ có EVN chịu sản xuất và lỗ, mà khoản lỗ này Chính phủ phải bù vào. Như vậy lại quay về vấn đề độc quyền”, Thứ trưởng Hải nói.
Cũng theo ông Hải, nếu bán điện với mức giá điện như hiện nay Chính phủ không có lợi, trong khi các ngành như sắt thép, xi măng, vật liệu…được hưởng lợi rất nhiều.
Đặc biệt, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, giá bán lẻ là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư. Một khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và bán điện thì chi phí sẽ hạ. Khi đó người dân sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất. Còn với nhà sản xuất điện sẽ có thêm tiền để cân bằng các khoản lỗ của EVN và một số doanh nghiệp trong nước.
“Điều này cũng có nghĩa rằng, giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, cùng với việc điều chỉnh giá điện, trước mắt, Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN tìm mọi phương án tăng năng suất lao động, tiết kiệm tối đa điện năng đồng thời tập trung vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Nhắc lại khẳng định của mình mới đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, từ nay đến Tết Nguyên đán chắc chắn sẽ không có chuyện tăng giá điện. Tuy nhiên, sau Tết, tức từ tháng 3/2015 giá điện sẽ có sự điều chỉnh để dần tiệm cận với giá thị trường.
“EVN đề xuất như vậy nhưng Bộ Công Thương sẽ phải xem xét phương án đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN. Theo đó, nếu chi phí đầu vào của EVN tăng 7-10% thì cho phép tập đoàn này được tăng giá điện; nếu tăng trên 10% thì Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính thẩm tra trình lên Thủ tướng xem xét quyết định”, ông Hải cho biết.
Lý giải cho đợt tăng giá điện sắp tới, người phát ngôn Bộ Công Thương cho hay, vừa qua khá nhiều tổ chức quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB)…đều cho rằng, giá điện của Việt Nam hiện nay quá thấp, do đó cần phải tăng giá bán điện lên khoảng 40% trong 3 năm tới.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, giá điện hiện nay của Việt Nam đang được bán dưới giá thành. Chính vì vậy, dù có khá nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào điện tại Việt Nam nhưng họ đều rút lui vì nếu bán với giá như hiện nay chắc chắn bị lỗ.
“Giá thấp như thế thì không ai muốn đầu tư vào ngành điện, do vậy chỉ có EVN chịu sản xuất và lỗ, mà khoản lỗ này Chính phủ phải bù vào. Như vậy lại quay về vấn đề độc quyền”, Thứ trưởng Hải nói.
Cũng theo ông Hải, nếu bán điện với mức giá điện như hiện nay Chính phủ không có lợi, trong khi các ngành như sắt thép, xi măng, vật liệu…được hưởng lợi rất nhiều.
Đặc biệt, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, giá bán lẻ là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư. Một khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và bán điện thì chi phí sẽ hạ. Khi đó người dân sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất. Còn với nhà sản xuất điện sẽ có thêm tiền để cân bằng các khoản lỗ của EVN và một số doanh nghiệp trong nước.
“Điều này cũng có nghĩa rằng, giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, cùng với việc điều chỉnh giá điện, trước mắt, Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN tìm mọi phương án tăng năng suất lao động, tiết kiệm tối đa điện năng đồng thời tập trung vấn đề quản trị doanh nghiệp.