Gia đình sáng lập Samsung đối mặt khoản thuế thừa kế gần 7 tỷ USD
Con cháu trong gia đình sáng lập Samsung có thể sẽ phải bán một phần tài sản được thừa kế đi để nộp thuế và việc này để ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của họ tại đế chế Samsung
Kể từ khi Lee Kun-hee, người giàu nhất Hàn Quốc, chủ tịch Samsung Electronics Co., phải nhập viện vì truỵ tim vào năm 2014 người dân nước này đặc biệt quan tâm tới tình hình sức khoẻ của tỷ phú này. Bởi nếu Lee Kun-hee qua đời, những người thừa kế của ông phải đối diện khoản thuế thừa kế lên tới gần 7 tỷ USD và việc nộp số thuế này sẽ tác động phức tạp tới quyền kiểm soát của gia đình Lee trong đế chế Samsung, theo Bloomberg.
Ông Lee Kun-hee hiện sở hữu tài sản khoảng 15 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index và để thừa hưởng khối tài sản này, con cháu của ông có thể sẽ phải bán một phần tài sản này để nộp thuế và việc này sẽ ảnh hưởng tới cổ phần mà họ sở hữu ở Samsung.
Phía Samsung cho biết ông Lee Kun-hee đang trong tình trạng sức khoẻ ổn định và không cần thiết bị hỗ trợ sống, và rằng khi ông qua đời, gia đình ông sẽ trả tất cả các loại thuế mà họ phải nộp.
Hàn Quốc áp mức thuế 50% đối với tài sản thừa kế trị giá trên 2,5 triệu USD, cao thứ 2 trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sau Nhật Bản. Tại Mỹ, thuế suất cao nhất là 40%, áp dụng với tài sản thừa kế trị giá trên 22 triệu USD.
Đế chế Samsung gồm 62 công ty trị giá trên 300 triệu USD. Dù ông Lee Kun-hee sở hữu cổ phần lớn tại một vài công ty trong số này, bao gồm 4,2% cổ phần Samsung Electronics, con số đó chưa đủ lớn để ông nắm quyền kiểm soát cả tập đoàn. Gia đình nhà sáng lập phụ thuộc vào mối quan hệ không chính thức với các giám đốc điều hành - những người đang điều hành các công ty liên quan, và "quyền lực mềm" này có tiêu tan khi ông Lee qua đời.
"Gia đình nhà Lee đang tính toán về việc phải làm gì với khối tài sản và cổ phần của ông ấy (Lee Kun-hee)", Chung Sun-sup, giám đốc điều hành của hãng nghiên cứu kinh doanh Chaebul.com.
Con trai của ông Lee, Jay Y. Lee, dù hiện là một trong 4 phó chủ tịch của Samsung Electronics, nhưng đến nay vẫn còn thiếu sức ảnh hưởng mà cha mình có được trong nhiều thập kỷ qua. Các công ty liên quan tới Samsung không được kết nối bởi doanh nghiệp nào cả, mà kết nối bởi một mạng lưới cổ phần chéo mà trong đó ông Lee Kun-hee đóng vai trò "trưởng lão" giữ vững hoạt động.
Ông Lee Kun-hee - Ảnh: Bloomberg.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ông Lee đã quá xa trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng tại tập đoàn. Năm 2009, ông bị buộc tội chuyển tiền cho các con thông qua việc bán trái phiếu bất hợp pháp. Công ty Elliott Management Corp. cũng đâm đơn kiện chính phủ Quốc vì "chống lưng" cho một thương vụ sáp nhập vào năm 2015 của 2 công ty con giúp gia tăng quyền kiểm soát của gia đình Lee đối với Samsung Electronics.
Một toà án cấp thấp hơn cũng thụ lý một vụ liên quan trong đó tuyên phạt con trai ông Lee - Jay Y. Lee một năm tù. Dù Jay Y. Lee phủ nhận tội trạng, gia đình nhà sáng lập Samsung vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận Hàn Quốc.
Các tập đoàn gia đình (được gọi là chaebol) được hưởng lợi lớn nhờ sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc trong nửa cuối thế kỷ 20 và giờ đây vấn đề thuế thừa kế lại được mang ra mổ xẻ.
Tuy nhiên, trường hợp của Samsung không chỉ là về chuyện tiền bạc. "Liệu có công bằng khi Jay Y. Lee xuất phát ở vạch đích trong khi bạn bắt đầu từ vạch 0? Việc lãnh đạo nên được giao cho những nhà quản lý chuyên nghiệp", Ahn Chang-nam, giáo sư về thuế của Đại học Kangnam, nói.