Giá hàng hóa trượt dài trước nỗi lo Trung Quốc
Nỗi lo về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, đã châm ngòi cho một làn sóng bán tháo hàng hóa trên thị trường thế giới đêm 20/3
Nỗi lo về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, đã châm ngòi cho một làn sóng bán tháo hàng hóa trên thị trường thế giới đêm qua (20/3), khiến giá dầu thô trượt hơn 2%, vàng cũng rớt mạnh hơn 1%.
Hôm qua, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch nâng giá xăng và dầu diesel lên lần lượt 6,4% và 7% do giá dầu thô tăng mạnh trong tháng qua. Cụ thể, giá nhiên liệu bán lẻ chuẩn sẽ tăng 600 Nhân dân tệ/tấn, lên 9.980 Nhân dân tệ/tấn xăng (0,44 Nhân dân tệ/lít) và 9.130 Nhân dân tệ/tấn dầu diesel (0,51 Nhân dân tệ/lít).
Đây là lần thứ hai trong chưa đầy 6 tuần, Trung Quốc tăng giá nhiên liệu giữa lúc giá dầu thế giới liên tục tăng bởi xung đột với Iran. Giá dầu Brent tăng 11% trong tháng 2 và tiếp tục lên mạnh trong tháng 3 khiến hai tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc là PetroChina và Sinopec lỗ nặng hàng chục tỷ Nhân dân tệ trong quý 1.
Nhà đầu tư càng lo lắng hơn sau khi ông Ian Ashby, lãnh đạo bộ phận quặng sắt của BHP Billiton Ltd, cho biết nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm sút và tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại còn một con số. Nhận định của ông đã gây sức ép lên nhóm cổ phiếu khai khoáng và giá các loại hàng hóa.
Dầu thô bốc hơi 2,3%
Chốt phiên giao dịch đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York đã giảm 2,48 USD, tương ứng 2,3%, xuống còn 105,61 USD/thùng. Đà bán tháo mặt hàng nhiên liệu này đã tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch.
Ngoài yếu tố Trung Quốc, thị trường còn phản ứng mạnh sau tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Saudi Arabia, Ali Al-Naimi. Theo lời ông này, thị trường dầu đang cung vượt cầu, trong khi giá lại quá cao. Ông hoài nghi về việc đóng cửa eo biển Hormuz.
Việc đóng cửa eo biển Hormuz và nguy cơ cuộc chiến tranh giữa Mỹ, Israel và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng liên tục thời gian gần đây. Iran từng đe dọa sẽ đóng cửa Hormuz nếu bị phương Tây tăng sức ép.
Cùng đi xuống với dầu thô, giá xăng giao tháng 4 giảm 0,1% xuống còn 3,36 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 2 cent, tương ứng 0,8%, xuống 3,24 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 4 cũng trượt 2 cent, tương ứng 0,7%, xuống 2,34 USD/ triệu BTU.
Vàng bốc hơi hơn 20 USD
Thị trường kim loại quý cũng không tránh khỏi tình trạng suy giảm khi chứng khoán toàn cầu cùng các loại hàng hóa quan trọng như xăng, dầu mất giá trong phiên giao dịch đêm 20/3, trước nỗi lo triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Giá vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn New York chốt phiên hạ 20,30 USD, tương ứng 1,2% xuống 1.647 USD/ounce. Giá vàng giao ngay giảm từ mức 1.660,40 của ngày 19/3 xuống 1.652,21 USD/ounce. Từ đầu tháng đến nay, giá vàng giao ngay đã giảm gần 3%.
Cùng đi xuống với giá vàng, giá bạc giao tháng 5 hạ 1,12 USD, tương ứng 3,4% xuống còn 31,83 USD/ounce. Giá đồng giao cùng kỳ hạ 8 cent, tương ứng 2%, xuống 3,83 USD/lb. Bạch kim hạ 30,4 USD, xuống 1.654,3 USD/ounce. Palladium tháng 6 hạ 10,55 USD xuống 697,05 USD/ounce.
Giá nông sản trồi sụt
Trên thị trường nông sản, giá cacao giao sau tăng mạnh 83 USD, tương ứng 3,63%, lên 2.372 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng nhẹ 0,05% lên mức 183,6 cent/lb. Giá đường thô thế giới ngược dòng giảm 0,19% xuống đóng cửa ở mức 25,61 cent/lb.
Giá ngô kỳ hạn tăng nhẹ 0,08% lên mức 648 cent/bushel. Giá đậu tương nhích 0,13% lên 1.346,75 cent/bushel. Giá yến mạch kỳ hạn tăng 0,3% lên chốt ở mức 332 cent/bushel. Trong khi, trên sàn CBOT, giá gạo chưa xay, xát giảm nhẹ 0,03% xuống còn 14,36 USD/cwt.
Hôm qua, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch nâng giá xăng và dầu diesel lên lần lượt 6,4% và 7% do giá dầu thô tăng mạnh trong tháng qua. Cụ thể, giá nhiên liệu bán lẻ chuẩn sẽ tăng 600 Nhân dân tệ/tấn, lên 9.980 Nhân dân tệ/tấn xăng (0,44 Nhân dân tệ/lít) và 9.130 Nhân dân tệ/tấn dầu diesel (0,51 Nhân dân tệ/lít).
Đây là lần thứ hai trong chưa đầy 6 tuần, Trung Quốc tăng giá nhiên liệu giữa lúc giá dầu thế giới liên tục tăng bởi xung đột với Iran. Giá dầu Brent tăng 11% trong tháng 2 và tiếp tục lên mạnh trong tháng 3 khiến hai tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc là PetroChina và Sinopec lỗ nặng hàng chục tỷ Nhân dân tệ trong quý 1.
Nhà đầu tư càng lo lắng hơn sau khi ông Ian Ashby, lãnh đạo bộ phận quặng sắt của BHP Billiton Ltd, cho biết nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm sút và tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại còn một con số. Nhận định của ông đã gây sức ép lên nhóm cổ phiếu khai khoáng và giá các loại hàng hóa.
Dầu thô bốc hơi 2,3%
Chốt phiên giao dịch đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York đã giảm 2,48 USD, tương ứng 2,3%, xuống còn 105,61 USD/thùng. Đà bán tháo mặt hàng nhiên liệu này đã tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch.
Ngoài yếu tố Trung Quốc, thị trường còn phản ứng mạnh sau tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Saudi Arabia, Ali Al-Naimi. Theo lời ông này, thị trường dầu đang cung vượt cầu, trong khi giá lại quá cao. Ông hoài nghi về việc đóng cửa eo biển Hormuz.
Việc đóng cửa eo biển Hormuz và nguy cơ cuộc chiến tranh giữa Mỹ, Israel và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng liên tục thời gian gần đây. Iran từng đe dọa sẽ đóng cửa Hormuz nếu bị phương Tây tăng sức ép.
Cùng đi xuống với dầu thô, giá xăng giao tháng 4 giảm 0,1% xuống còn 3,36 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 2 cent, tương ứng 0,8%, xuống 3,24 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 4 cũng trượt 2 cent, tương ứng 0,7%, xuống 2,34 USD/ triệu BTU.
Vàng bốc hơi hơn 20 USD
Thị trường kim loại quý cũng không tránh khỏi tình trạng suy giảm khi chứng khoán toàn cầu cùng các loại hàng hóa quan trọng như xăng, dầu mất giá trong phiên giao dịch đêm 20/3, trước nỗi lo triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Giá vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn New York chốt phiên hạ 20,30 USD, tương ứng 1,2% xuống 1.647 USD/ounce. Giá vàng giao ngay giảm từ mức 1.660,40 của ngày 19/3 xuống 1.652,21 USD/ounce. Từ đầu tháng đến nay, giá vàng giao ngay đã giảm gần 3%.
Cùng đi xuống với giá vàng, giá bạc giao tháng 5 hạ 1,12 USD, tương ứng 3,4% xuống còn 31,83 USD/ounce. Giá đồng giao cùng kỳ hạ 8 cent, tương ứng 2%, xuống 3,83 USD/lb. Bạch kim hạ 30,4 USD, xuống 1.654,3 USD/ounce. Palladium tháng 6 hạ 10,55 USD xuống 697,05 USD/ounce.
Giá nông sản trồi sụt
Trên thị trường nông sản, giá cacao giao sau tăng mạnh 83 USD, tương ứng 3,63%, lên 2.372 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng nhẹ 0,05% lên mức 183,6 cent/lb. Giá đường thô thế giới ngược dòng giảm 0,19% xuống đóng cửa ở mức 25,61 cent/lb.
Giá ngô kỳ hạn tăng nhẹ 0,08% lên mức 648 cent/bushel. Giá đậu tương nhích 0,13% lên 1.346,75 cent/bushel. Giá yến mạch kỳ hạn tăng 0,3% lên chốt ở mức 332 cent/bushel. Trong khi, trên sàn CBOT, giá gạo chưa xay, xát giảm nhẹ 0,03% xuống còn 14,36 USD/cwt.