Giá trị tiền Việt hiện tại, nhìn từ bánh kẹp McDonald’s
Để bánh Big Mac ở Việt Nam ngang giá với Big Mac ở Mỹ, thì tỷ giá giữa tiền đồng và USD phải ở mức 11.905 VND/USD
Nếu nhìn từ giá của chiếc bánh kẹp Big Mac của hãng đồ ăn nhanh McDonald’s ở Việt Nam, thì đồng tiền Việt Nam đang được định giá thấp hơn so với 5 đồng tiền chủ chốt gồm USD, Yên Nhật, Bảng Anh, Euro, và Nhân dân tệ.
Tạp chí Economist từ lâu đã sử dụng chỉ số Big Mac (The Big Mac Index) như một công cụ để xác định xem đồng tiền các quốc gia được định giá “chính xác” hay chưa.
Theo dữ liệu mà Economist đưa ra hồi cuối tháng 7/2016, giá của mỗi chiếc Big Mac ở Việt Nam hiện nay là 60.000 đồng, tương đương khoảng 2,69 USD theo tỷ giá hiện hành là 22.300 VND/USD. Cùng thời điểm, giá một chiếc Big Mac ở Mỹ là 5,04 USD.
Nếu so sánh theo cách này, và sử dụng USD là đồng tiền cơ sở, thì tiền đồng của Việt Nam đang bị định giá thấp hơn giá trị thực 46,6% so với USD. Để bánh Big Mac ở Việt Nam ngang giá với Big Mac ở Mỹ, thì tỷ giá giữa tiền đồng và USD phải ở mức 11.905 VND/USD.
Và đây cũng là mức tỷ giá mà chỉ số Big Mac cho là “phù hợp” giữa VND và USD.
Chỉ số Big Mac được Economist công bố lần đầu vào năm 1986. Phương pháp để xác định mức “chính xác” của các tỷ giá đồng tiền thông qua chỉ số này là phương pháp đồng giá sức mua (PPP). Economist nói rằng cách tính này không được coi là phản ánh chuẩn xác những gì có trên thực tế mà chỉ nhằm mục đích giúp lý thuyết về tỷ giá trở nên dễ hiểu hơn.
Theo một ví dụ mà Economist đưa ra, giá Big Mac tại Mỹ vào tháng 7/2016 là 5,04 USD, còn ở Trung Quốc chỉ là 2,79 USD dựa trên tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và USD cùng thời điểm. Từ đó, Big Mac Index cho thấy, đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực 45%.
Tạp chí cho biết mục đích khi tạo ra Big Mac Index là rất “nhẹ nhàng”, nhưng chỉ số này đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, được sử dụng trong nhiều cuốn sách giáo khoa và chủ đề của ít nhất 20 nghiên cứu học thuật.
Ngoài đồng USD, còn có 4 đồng tiền khác là Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và Nhân dân tệ được sử dụng để làm đồng tiền cơ sở cho chỉ số Big Mac.
Nếu dùng đồng Nhân dân tệ làm đồng tiền cơ sở, thì mức giá Big Mac ở Việt Nam hiện nay là 60.000 đồng/chiếc tương đương 17,97 Nhân dân tệ với tỷ giá 3.339 đồng/Nhân dân tệ, so với mức 18,6 Nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Chỉ số Big Mac cho thấy, tiền đồng của Việt Nam đang được định giá thấp hơn giá trị thực 3,4% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, và mức tỷ giá “chuẩn” phải là 3.226 đồng/Nhân dân tệ.
Còn nếu sử dụng đồng Euro là đồng tiền cơ sở, giá loại bánh kẹp này ở Việt Nam hiện tương đương 2,44 Euro, so với mức 3,82 Euro ở khu vực Eurozone. Chỉ số cho thấy, tiền đồng đang được định giá thấp hơn giá trị thực 36% ở mức 24.551 đồng/Euro, và tỷ giá phải là 15.707 đồng/Euro mới “hợp lý”.
Với cách tính toán tương tự, chỉ số Big Mac cho thấy tiền đồng đang bị định giá thấp hơn giá trị thực tương ứng 22,4% và 31,7% so với Yên Nhật và Bảng Anh.
Việt Nam được The Economist đưa vào chỉ số Big Mac vào đầu năm 2014, sau khi McDonald’s mở cửa hiệu đầu tiên tại Tp.HCM.
Chỉ số này cho thấy, mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của tiền đồng so với USD ngày càng tăng. Vào thời điểm tháng 1/2014, giá bánh Big Mac cho thấy tiền đồng được định giá thấp hơn giá trị thực 38,5% so với đồng USD. Mức độ này tăng dần và đã lên tới mức 46,6 % vào thời điểm tháng 7/2016.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng bánh Big Mac ở Việt Nam ngày càng “rẻ” so với ở Mỹ.
Tạp chí Economist từ lâu đã sử dụng chỉ số Big Mac (The Big Mac Index) như một công cụ để xác định xem đồng tiền các quốc gia được định giá “chính xác” hay chưa.
Theo dữ liệu mà Economist đưa ra hồi cuối tháng 7/2016, giá của mỗi chiếc Big Mac ở Việt Nam hiện nay là 60.000 đồng, tương đương khoảng 2,69 USD theo tỷ giá hiện hành là 22.300 VND/USD. Cùng thời điểm, giá một chiếc Big Mac ở Mỹ là 5,04 USD.
Nếu so sánh theo cách này, và sử dụng USD là đồng tiền cơ sở, thì tiền đồng của Việt Nam đang bị định giá thấp hơn giá trị thực 46,6% so với USD. Để bánh Big Mac ở Việt Nam ngang giá với Big Mac ở Mỹ, thì tỷ giá giữa tiền đồng và USD phải ở mức 11.905 VND/USD.
Và đây cũng là mức tỷ giá mà chỉ số Big Mac cho là “phù hợp” giữa VND và USD.
Chỉ số Big Mac được Economist công bố lần đầu vào năm 1986. Phương pháp để xác định mức “chính xác” của các tỷ giá đồng tiền thông qua chỉ số này là phương pháp đồng giá sức mua (PPP). Economist nói rằng cách tính này không được coi là phản ánh chuẩn xác những gì có trên thực tế mà chỉ nhằm mục đích giúp lý thuyết về tỷ giá trở nên dễ hiểu hơn.
Theo một ví dụ mà Economist đưa ra, giá Big Mac tại Mỹ vào tháng 7/2016 là 5,04 USD, còn ở Trung Quốc chỉ là 2,79 USD dựa trên tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và USD cùng thời điểm. Từ đó, Big Mac Index cho thấy, đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực 45%.
Tạp chí cho biết mục đích khi tạo ra Big Mac Index là rất “nhẹ nhàng”, nhưng chỉ số này đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, được sử dụng trong nhiều cuốn sách giáo khoa và chủ đề của ít nhất 20 nghiên cứu học thuật.
Ngoài đồng USD, còn có 4 đồng tiền khác là Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và Nhân dân tệ được sử dụng để làm đồng tiền cơ sở cho chỉ số Big Mac.
Nếu dùng đồng Nhân dân tệ làm đồng tiền cơ sở, thì mức giá Big Mac ở Việt Nam hiện nay là 60.000 đồng/chiếc tương đương 17,97 Nhân dân tệ với tỷ giá 3.339 đồng/Nhân dân tệ, so với mức 18,6 Nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Chỉ số Big Mac cho thấy, tiền đồng của Việt Nam đang được định giá thấp hơn giá trị thực 3,4% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, và mức tỷ giá “chuẩn” phải là 3.226 đồng/Nhân dân tệ.
Còn nếu sử dụng đồng Euro là đồng tiền cơ sở, giá loại bánh kẹp này ở Việt Nam hiện tương đương 2,44 Euro, so với mức 3,82 Euro ở khu vực Eurozone. Chỉ số cho thấy, tiền đồng đang được định giá thấp hơn giá trị thực 36% ở mức 24.551 đồng/Euro, và tỷ giá phải là 15.707 đồng/Euro mới “hợp lý”.
Với cách tính toán tương tự, chỉ số Big Mac cho thấy tiền đồng đang bị định giá thấp hơn giá trị thực tương ứng 22,4% và 31,7% so với Yên Nhật và Bảng Anh.
Việt Nam được The Economist đưa vào chỉ số Big Mac vào đầu năm 2014, sau khi McDonald’s mở cửa hiệu đầu tiên tại Tp.HCM.
Chỉ số này cho thấy, mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của tiền đồng so với USD ngày càng tăng. Vào thời điểm tháng 1/2014, giá bánh Big Mac cho thấy tiền đồng được định giá thấp hơn giá trị thực 38,5% so với đồng USD. Mức độ này tăng dần và đã lên tới mức 46,6 % vào thời điểm tháng 7/2016.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng bánh Big Mac ở Việt Nam ngày càng “rẻ” so với ở Mỹ.