Giá trị vốn hóa Apple cao chưa từng có
“Đó là một lời tuyên bố dõng dạc về những gì mà Tim Cook đã đem lại cho Apple”
Giá trị vốn hóa của hãng công nghệ Mỹ Apple ngày 25/11 đã có lúc vượt ngưỡng 700 tỷ USD, cao chưa từng có từ trước đến nay. Mức vốn hóa này cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Tim Cook, bởi giá trị vốn hóa của “quả táo” đã tăng gấp đôi kể từ khi ông trở thành giám đốc điều hành của hãng cách đây hơn 3 năm.
“Đó là một lời tuyên bố dõng dạc về những gì mà Tim Cook đã đem lại cho Apple”, nhà phân tích cấp cao Gene Munster thuộc công ty Piper Jaffray nhận xét với hãng tin CNBC.
Vào tháng 8/2011, Tim Cook nhậm chức CEO Apple sau khi nhà sáng lập Steve Jobs chính thức từ nhiệm. 2 tháng sau đó, Steve Jobs qua đời vì bệnh ung thư.
“Lúc đầu, công chúng không chắc sẽ ‘cho điểm’ Tim Cook như thế nào, vì mọi người thường so sánh ông ấy với Steve Jobs… Nhưng giờ thì các bạn thấy đấy, ông ấy đã đưa giá trị vốn hóa của công ty tăng gấp 2 lần”, nhà phân tích Munster phát biểu.
Apple là công ty đầu tiên trong chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall đạt mức vốn hóa 700 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính cả yếu tố lạm phát, Apple vẫn chưa phải là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất mọi thời đại. Giá trị vốn hóa của hãng phần mềm Microsoft đạt đỉnh ở mức 613 tỷ USD vào năm 1999, tương đương với mức vốn hóa 847 tỷ USD ở thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, tỷ trọng của Apple trong tổng mức vốn hóa của S&P 500 cũng chưa phải là “đỉnh”. Ở thời hoàng kim, giá trị vốn hóa của Microsoft chiếm gần 5% giá trị vốn hóa của S&P 500. Vào thập niên 1980, tỷ trọng này đối với hãng IBM là 6%. Trong khi đó, theo các chuyên gia, mức vốn hóa của Apple hiện nay chỉ chiếm chưa đầy 4% tổng giá trị của S&P 500.
Thậm chí, giá cổ phiếu của Apple hiện nay vẫn còn “rẻ” nếu so với lịch sử. Khi Microsoft đạt đỉnh về mức vốn hóa, hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) của cổ phiếu hãng này là 72 lần. P/E của Apple hiện tại chỉ là 18 lần.
Trong phiên giao dịch đêm qua, giá cổ phiếu của Apple có thời điểm lên mức 119,75 USD/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa hơn 702 tỷ USD.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu Apple còn 117,6 USD/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa 690 tỷ USD. Mức vốn hóa này lớn gấp 1,7 lần giá trị vốn hóa của công ty lớn thứ nhì thế giới là hãng dầu lửa Exxon Mobil. Trong vòng 5 tháng qua, do giá dầu giảm mạnh, giá trị vốn hóa của Exxon giảm 43 tỷ USD, còn 401 tỷ USD.
Theo chuyên gia Munster, định luật số lớn sẽ khiến các nhà đầu tư khó có thể đẩy giá cổ phiếu của Apple lên cao hơn. “Mọi người sợ Apple đã là một công ty quá lớn. Họ khó tưởng tượng Apple có thể làm gì trong tương lai để giữ tốc độ tăng trưởng bùng nổ”, ông Munster nói.
Hiện iPhone vẫn là “cỗ máy in tiền” chính của Apple. Năm tới, hãng này được dự báo sẽ tung ra loại sản phẩm mới đầu tiên dưới thời Tim Cook, chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch.
Một số chuyên gia dự báo, giá cổ phiếu của Apple năm 2015 có thể lên mức 135 USD/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa gần 800 tỷ USD. Đã có một số ý kiến cho rằng, giá trị vốn hóa của Apple có thể chạm ngưỡng 1.000 tỷ USD.
“Đó là một lời tuyên bố dõng dạc về những gì mà Tim Cook đã đem lại cho Apple”, nhà phân tích cấp cao Gene Munster thuộc công ty Piper Jaffray nhận xét với hãng tin CNBC.
Vào tháng 8/2011, Tim Cook nhậm chức CEO Apple sau khi nhà sáng lập Steve Jobs chính thức từ nhiệm. 2 tháng sau đó, Steve Jobs qua đời vì bệnh ung thư.
“Lúc đầu, công chúng không chắc sẽ ‘cho điểm’ Tim Cook như thế nào, vì mọi người thường so sánh ông ấy với Steve Jobs… Nhưng giờ thì các bạn thấy đấy, ông ấy đã đưa giá trị vốn hóa của công ty tăng gấp 2 lần”, nhà phân tích Munster phát biểu.
Apple là công ty đầu tiên trong chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall đạt mức vốn hóa 700 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính cả yếu tố lạm phát, Apple vẫn chưa phải là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất mọi thời đại. Giá trị vốn hóa của hãng phần mềm Microsoft đạt đỉnh ở mức 613 tỷ USD vào năm 1999, tương đương với mức vốn hóa 847 tỷ USD ở thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, tỷ trọng của Apple trong tổng mức vốn hóa của S&P 500 cũng chưa phải là “đỉnh”. Ở thời hoàng kim, giá trị vốn hóa của Microsoft chiếm gần 5% giá trị vốn hóa của S&P 500. Vào thập niên 1980, tỷ trọng này đối với hãng IBM là 6%. Trong khi đó, theo các chuyên gia, mức vốn hóa của Apple hiện nay chỉ chiếm chưa đầy 4% tổng giá trị của S&P 500.
Thậm chí, giá cổ phiếu của Apple hiện nay vẫn còn “rẻ” nếu so với lịch sử. Khi Microsoft đạt đỉnh về mức vốn hóa, hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) của cổ phiếu hãng này là 72 lần. P/E của Apple hiện tại chỉ là 18 lần.
Trong phiên giao dịch đêm qua, giá cổ phiếu của Apple có thời điểm lên mức 119,75 USD/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa hơn 702 tỷ USD.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu Apple còn 117,6 USD/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa 690 tỷ USD. Mức vốn hóa này lớn gấp 1,7 lần giá trị vốn hóa của công ty lớn thứ nhì thế giới là hãng dầu lửa Exxon Mobil. Trong vòng 5 tháng qua, do giá dầu giảm mạnh, giá trị vốn hóa của Exxon giảm 43 tỷ USD, còn 401 tỷ USD.
Theo chuyên gia Munster, định luật số lớn sẽ khiến các nhà đầu tư khó có thể đẩy giá cổ phiếu của Apple lên cao hơn. “Mọi người sợ Apple đã là một công ty quá lớn. Họ khó tưởng tượng Apple có thể làm gì trong tương lai để giữ tốc độ tăng trưởng bùng nổ”, ông Munster nói.
Hiện iPhone vẫn là “cỗ máy in tiền” chính của Apple. Năm tới, hãng này được dự báo sẽ tung ra loại sản phẩm mới đầu tiên dưới thời Tim Cook, chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch.
Một số chuyên gia dự báo, giá cổ phiếu của Apple năm 2015 có thể lên mức 135 USD/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa gần 800 tỷ USD. Đã có một số ý kiến cho rằng, giá trị vốn hóa của Apple có thể chạm ngưỡng 1.000 tỷ USD.