Giá “vàng đen” rớt thẳng xuống đáy 8 tháng
Những thông tin kinh tế bất lợi từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc đã nhấn chìm triển vọng tiêu thụ dầu thô trên thế giới
Việc USD tăng giá mạnh trong lúc những lo lắng về Tây Ban Nha cùng dự đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc đã nhấn chìm triển vọng tiêu thụ dầu thô thế giới, đẩy giá mặt hàng năng lượng này xuống thấp nhất từ tháng 10 năm ngoái.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đêm 30/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 7 đã trượt mạnh tới 2,94 USD, tương ứng 3,2%, xuống còn 87,82 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Trước đó, trong phiên, có lúc giá dầu thô loại này chạm đáy 87,49 USD/thùng.
Theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu FactSet được trang Market Watch.com dẫn lại, với mức giá 87,82 USD/thùng, hiện giá dầu thô thế giới đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2011 cho tới nay. Và từ đầu tháng 5 tới giờ, giá dầu kỳ hạn đã trượt tới 16%.
Nguyên nhân chính được cho là tác động mạnh tới thị trường dầu thô đêm qua là việc đồng USD tăng giá mạnh. Chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã vọt lên 82,995 điểm, từ mức 82,468 điểm trong phiên liền trước đó.
Trong khi, đồng tiền chung châu Âu đã rớt thẳng xuống mức thấp nhất trong vòng 23 tháng qua so với USD, khi được giao dịch ở mức 1,2348 USD/ Euro, từ mức 1,2493 USD/ Euro của ngày 29/5. Việc đồng USD tăng giá đã gây sức ép dữ dội lên giá năng lượng.
Bên cạnh yếu tố tiền tệ, thị trường cũng chịu tác động trước việc giới đầu tư quốc tế đổ xô bán tháo tài sản rủi ro do lo lắng vấn đề tài chính của Tây Ban Nha sẽ đe dọa toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hôm qua, chi phí vay mượn của nước này đã tăng mạnh.
Cũng trong ngày hôm qua, các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu đỏ rực, trong đó chỉ số Dow Jones mất hơn 160 điểm khi chốt phiên, xóa sạch những thành quả đạt được trong ngày 29/5, chỉ số S&P 500 hướng tới tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011.
Một thông tin khác cũng tác động không kém tới triển vọng của thị trường năng lượng là việc một số tin tức từ Trung Quốc cho thấy, các nhà chức trách nước này sẽ không viện tới các biện pháp kích thích táo bạo để ổn định tại tình hình tăng trưởng của nền kinh tế.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/5, giá xăng giao tháng 7 giảm 5 cent, tương ứng 1,7%, xuống 2,86 USD/gallon. Dầu sưởi hạ 7 cent, tương ứng 2,5%, còn 2,74 USD/gallon. Trong khi dầu sưởi tăng 7 cent, lên 2,42 USD/ triệu BTU.
Hiện giới đầu tư đang trông đợi vào hai bản báo cáo tạm tính và chính thức về tình trạng cung năng lượng do Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố. Các báo cáo này sẽ có tác động không nhỏ tới giá cả giao dịch.
Trong khi đó, theo các chuyên gia phân tích tham dự cuộc điều tra dư luận của Platts, trong tuần kết thúc ngày 25/5 vừa qua, nguồn cung dầu thô tại Mỹ đã tăng 100.000 thùng. Dự trữ xăng không thay đổi, còn dự trữ các chế phẩm khác từ dầu tăng 150.000 thùng.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đêm 30/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 7 đã trượt mạnh tới 2,94 USD, tương ứng 3,2%, xuống còn 87,82 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Trước đó, trong phiên, có lúc giá dầu thô loại này chạm đáy 87,49 USD/thùng.
Theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu FactSet được trang Market Watch.com dẫn lại, với mức giá 87,82 USD/thùng, hiện giá dầu thô thế giới đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2011 cho tới nay. Và từ đầu tháng 5 tới giờ, giá dầu kỳ hạn đã trượt tới 16%.
Nguyên nhân chính được cho là tác động mạnh tới thị trường dầu thô đêm qua là việc đồng USD tăng giá mạnh. Chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã vọt lên 82,995 điểm, từ mức 82,468 điểm trong phiên liền trước đó.
Trong khi, đồng tiền chung châu Âu đã rớt thẳng xuống mức thấp nhất trong vòng 23 tháng qua so với USD, khi được giao dịch ở mức 1,2348 USD/ Euro, từ mức 1,2493 USD/ Euro của ngày 29/5. Việc đồng USD tăng giá đã gây sức ép dữ dội lên giá năng lượng.
Bên cạnh yếu tố tiền tệ, thị trường cũng chịu tác động trước việc giới đầu tư quốc tế đổ xô bán tháo tài sản rủi ro do lo lắng vấn đề tài chính của Tây Ban Nha sẽ đe dọa toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hôm qua, chi phí vay mượn của nước này đã tăng mạnh.
Cũng trong ngày hôm qua, các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu đỏ rực, trong đó chỉ số Dow Jones mất hơn 160 điểm khi chốt phiên, xóa sạch những thành quả đạt được trong ngày 29/5, chỉ số S&P 500 hướng tới tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011.
Một thông tin khác cũng tác động không kém tới triển vọng của thị trường năng lượng là việc một số tin tức từ Trung Quốc cho thấy, các nhà chức trách nước này sẽ không viện tới các biện pháp kích thích táo bạo để ổn định tại tình hình tăng trưởng của nền kinh tế.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/5, giá xăng giao tháng 7 giảm 5 cent, tương ứng 1,7%, xuống 2,86 USD/gallon. Dầu sưởi hạ 7 cent, tương ứng 2,5%, còn 2,74 USD/gallon. Trong khi dầu sưởi tăng 7 cent, lên 2,42 USD/ triệu BTU.
Hiện giới đầu tư đang trông đợi vào hai bản báo cáo tạm tính và chính thức về tình trạng cung năng lượng do Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố. Các báo cáo này sẽ có tác động không nhỏ tới giá cả giao dịch.
Trong khi đó, theo các chuyên gia phân tích tham dự cuộc điều tra dư luận của Platts, trong tuần kết thúc ngày 25/5 vừa qua, nguồn cung dầu thô tại Mỹ đã tăng 100.000 thùng. Dự trữ xăng không thay đổi, còn dự trữ các chế phẩm khác từ dầu tăng 150.000 thùng.