Giá vàng giảm 3 ngày, USD “nhảy” 3 phiên
Sáng 23/3, giá vàng trong nước tiếp tục giảm ngày thứ ba liên tiếp, trong khi USD tại ngân hàng tăng thêm 5 đồng/USD
Sáng 23/3, giá vàng trong nước tiếp tục giảm ngày thứ ba liên tiếp, xuống tiệm cận mốc 37 triệu đồng/lượng, trong khi USD trong ngân hàng tăng thêm 5 đồng/USD.
Tính đến 9h45, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,95 triệu đồng/lượng giá mua vào và 37,07 triệu đồng/lượng giá bán ra. Vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng thời điểm có giá mua và bán tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h10 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,99 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,07 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua và bán ở các mức 36,98 và 37,08 triệu đồng mỗi lượng.
Như vậy, kể từ hôm đầu tuần tới giờ, vàng trong nước đã liên tục điều chỉnh giảm. So với giá sáng 22/3, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước hiện đã giảm tiếp từ 100.000 – 130.000 đồng/lượng, và dưới mức chốt tuần trước khoảng 100.000 đồng/lượng.
Chiều 22/3, bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết: Chính phủ không cấm kinh doanh vàng miếng nhưng sẽ tăng cường kiểm soát thị trường này. Ông cũng cho biết, kinh doanh vàng miếng sẽ trở thành một ngành kinh doanh có điều kiện.
Ngược chiều với giá trong nước, vàng quốc tế đêm qua tăng phiên thứ 5 liên tiếp, do chiến sự tại Lybia có xu hướng ác liệt hơn, cộng thêm những cuộc biểu tình chính trị tại các quốc gia Yeman và Syria.
Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex tại New York tăng 1,2 USD/ounce (+0,1%) lên 1.427,60 USD/ounce. Phạm vi giao dịch của giá vàng trong phiên là từ 1.419,5 – 1.432,3 USD/ounce. Tính chung 5 phiên vừa qua, vàng đã tăng 35 USD/ounce.
Phiên giao dịch châu Á sáng nay (23/2), giá vàng liên tục trồi sụt, với biên độ chênh lệch tăng giảm khá lớn. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, tính tới 9h45, giá vàng giao ngay ở mức 1.427,6 USD/ounce, tương tự mức chốt đêm qua ở New York.
Giới phân tích cho rằng, chiến sự tại Lybia và các cuộc biểu tình ở Trung Đông, Bắc Phi khiến vàng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư nhiều hơn. Thêm vào đó, việc đồng Yên tăng giá cũng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang kênh vàng.
Trên thị trường các kim loại quý khác, bạc giao tháng 5 tăng 27 xu Mỹ lên 36,27 USD/ounce, trong khi bạch kim giao tháng 4 giảm 5,5 USD/ounce xuống 1.739,4 USD/ounce, palladium giảm 4,45 USD/ounce xuống 737,85 USD/ounce.
Thị trường dầu quốc tế đêm qua cũng biến động khá mạnh. Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng 1,67 USD/thùng (+1,6%) lên 104 USD/thùng. Dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 4 trên sàn London tăng 74 xu Mỹ lên 115,70 USD/thùng.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng nay, giá USD trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng ngày thứ 3 liên tiếp, lên thêm 5 đồng so với ngày 22/3. Cụ thể, tại Vietcombank, đồng USD được mua vào với giá 20.890 đồng/USD, bán ra ở 20.895 đồng/USD.
Đồng Yên được mua vào ở khoảng giá 255,46 – 258,04 đồng/Yên, bán ra ở 262,95 đồng/Yên. Đồng Euro được giao dịch ở mức 29.563,09 – 29.652,05 đồng/Euro giá mua vào, và 30.035,47 đồng/Euro giá bán ra.
Tính đến 9h45, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,95 triệu đồng/lượng giá mua vào và 37,07 triệu đồng/lượng giá bán ra. Vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng thời điểm có giá mua và bán tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h10 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,99 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,07 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua và bán ở các mức 36,98 và 37,08 triệu đồng mỗi lượng.
Như vậy, kể từ hôm đầu tuần tới giờ, vàng trong nước đã liên tục điều chỉnh giảm. So với giá sáng 22/3, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước hiện đã giảm tiếp từ 100.000 – 130.000 đồng/lượng, và dưới mức chốt tuần trước khoảng 100.000 đồng/lượng.
Chiều 22/3, bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết: Chính phủ không cấm kinh doanh vàng miếng nhưng sẽ tăng cường kiểm soát thị trường này. Ông cũng cho biết, kinh doanh vàng miếng sẽ trở thành một ngành kinh doanh có điều kiện.
Ngược chiều với giá trong nước, vàng quốc tế đêm qua tăng phiên thứ 5 liên tiếp, do chiến sự tại Lybia có xu hướng ác liệt hơn, cộng thêm những cuộc biểu tình chính trị tại các quốc gia Yeman và Syria.
Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex tại New York tăng 1,2 USD/ounce (+0,1%) lên 1.427,60 USD/ounce. Phạm vi giao dịch của giá vàng trong phiên là từ 1.419,5 – 1.432,3 USD/ounce. Tính chung 5 phiên vừa qua, vàng đã tăng 35 USD/ounce.
Phiên giao dịch châu Á sáng nay (23/2), giá vàng liên tục trồi sụt, với biên độ chênh lệch tăng giảm khá lớn. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, tính tới 9h45, giá vàng giao ngay ở mức 1.427,6 USD/ounce, tương tự mức chốt đêm qua ở New York.
Giới phân tích cho rằng, chiến sự tại Lybia và các cuộc biểu tình ở Trung Đông, Bắc Phi khiến vàng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư nhiều hơn. Thêm vào đó, việc đồng Yên tăng giá cũng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang kênh vàng.
Trên thị trường các kim loại quý khác, bạc giao tháng 5 tăng 27 xu Mỹ lên 36,27 USD/ounce, trong khi bạch kim giao tháng 4 giảm 5,5 USD/ounce xuống 1.739,4 USD/ounce, palladium giảm 4,45 USD/ounce xuống 737,85 USD/ounce.
Thị trường dầu quốc tế đêm qua cũng biến động khá mạnh. Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng 1,67 USD/thùng (+1,6%) lên 104 USD/thùng. Dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 4 trên sàn London tăng 74 xu Mỹ lên 115,70 USD/thùng.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng nay, giá USD trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng ngày thứ 3 liên tiếp, lên thêm 5 đồng so với ngày 22/3. Cụ thể, tại Vietcombank, đồng USD được mua vào với giá 20.890 đồng/USD, bán ra ở 20.895 đồng/USD.
Đồng Yên được mua vào ở khoảng giá 255,46 – 258,04 đồng/Yên, bán ra ở 262,95 đồng/Yên. Đồng Euro được giao dịch ở mức 29.563,09 – 29.652,05 đồng/Euro giá mua vào, và 30.035,47 đồng/Euro giá bán ra.