Giá vàng kết thúc một tuần đi xuống
Phiên phục hồi thứ hai liên tục của giá vàng thế giới giúp giá vàng trong nước sáng nay tăng thêm 150.000 đồng/lượng
Phiên phục hồi thứ hai liên tục của giá vàng thế giới giúp giá vàng trong nước sáng nay tăng thêm 150.000 đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước vẫn đang giữ một mức chênh cao hơn khá lớn.
Hai phiên phục hồi cuối tuần không đủ sức giúp giá vàng trong nước tránh được một tuần giảm giá.
Lúc 10h sáng nay, vàng miếng các thương hiệu trong nước được yết giá phổ biến ở mức 26,50 - 26,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,60 - 26,65 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cùng thời điểm sáng qua, giá vàng hiện đã tăng thêm 100.000 - 150.000 đồng/lượng tùy thương hiệu, nhưng nếu so với ở thời điểm đầu tuần này, thì giá vàng đã giảm khoảng 300.000 đồng/lượng.
Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ) từ thời điểm mở cửa 7h30 duy trì giá vàng miếng hiệu SBJ ở mức 26,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,56 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) từ thời điểm 9h54 áp dụng giá vàng miếng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 26,54 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,60 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Hà Nội, vàng SJC giao dịch tại Phú Quý cùng thời điểm có giá 26,57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,67 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng Rồng Thăng Long được Bảo Tín Minh Châu mua và bán với các mức giá tương ứng là 26,54 triệu đồng/lượng và 26,64 triệu đồng/lượng.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp vàng, thị trường vàng vật chất hiện vẫn khá trầm lắng. Sự ổn định tương đối của giá vàng quanh vùng 26,50 triệu đồng/lượng chưa đủ sức làm khối lượng giao dịch vàng miếng có những chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động mua vàng tích trữ của người dân vẫn diễn ra và chiếm ưu thế so với bán ra, nhưng đa phần mua với khối lượng nhỏ, trung bình.
Tuần giao dịch đầu năm Canh Dần của thị trường vàng trong nước đã khép lại với ít diễn biến đáng chú ý. Vấn đề mà thị trường quan tâm trong tuần này là giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới một khoảng khá xa, dù vàng được nhập về khá nhiều và nhu cầu của người dân không cao.
So với giá vàng thế giới quy đổi (theo tỷ giá USD ngân hàng, cộng thêm thuế và phí), giá vàng SJC tại thị trường Tp.HCM sáng nay cao hơn khoảng 550.000 đồng/lượng.
Với ba phiên giảm liên tiếp và hai phiên tăng, giá vàng thế giới đã khép lại một tuần đi xuống. Chốt phiên ngày 26/2 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 11,3 USD/oz, tương đương 1%, so với phiên liền trước, đạt mức 1.118,9 USD/oz. Mức giá này cao hơn 0,8 USD/oz so với ở thời điểm cuối tuần trước.
Sự mạnh lên của USD là nguồn áp lực mất giá lớn nhất của vàng thế giới trong tuần này. USD lên giá so với Euro do khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp chưa có lối thoát. Thêm vào đó, một số hãng định mức tín nhiệm có lên tiếng cảnh báo về khả năng tiếp tục đánh tụt điểm tín nhiệm nợ của nước này. Theo dữ liệu của Bloomberg, trong tháng 2 này, Euro đã mất giá 1,7% so với USD.
Tuy nhiên, giá vàng hôm qua đã được hỗ trợ khi USD có phiên giảm giá thứ hai liên tục so trước đồng Euro. Quốc hội Đức hôm qua tuyên bố, việc hỗ trợ cho Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra có thể sẽ được thực hiện thông qua một ngân hàng quốc doanh. Đây có thể được xem là tuyên bố đầu tiên của châu Âu trong việc cụ thể hóa hướng giúp đỡ Hy Lạp. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) tuy đã tuyên bố sẽ giúp Hy Lạp, nhưng mới chỉ là tuyên bố chung chung.
Thêm nữa, trong phiên hôm qua, USD còn chịu áp lực giảm giá từ thông tin doanh số thị trường nhà hiện hữu của Mỹ bất ngờ sụt giảm tới 7,2% trong tháng 1. Tỷ giá Euro/USD thị trường quốc tế sáng nay phổ biến ở mức trên 1,36 USD tương đương 1 Euro, từ mức gần 1,36 USD đổi được 1 Euro trong sáng hôm qua.
Theo phân tích kỹ thuật, với hai phiên tăng liên tục với biên độ tăng như vừa qua, vàng đã mở ra khả năng tăng giá mới, với mục tiêu hướng tới là ngưỡng cản 1.130 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York kết thúc phiên giao dịch 26/2 với mức tăng 1,49 USD/thùng, đạt 79,66 USD/thùng.
Hai phiên phục hồi cuối tuần không đủ sức giúp giá vàng trong nước tránh được một tuần giảm giá.
Lúc 10h sáng nay, vàng miếng các thương hiệu trong nước được yết giá phổ biến ở mức 26,50 - 26,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,60 - 26,65 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cùng thời điểm sáng qua, giá vàng hiện đã tăng thêm 100.000 - 150.000 đồng/lượng tùy thương hiệu, nhưng nếu so với ở thời điểm đầu tuần này, thì giá vàng đã giảm khoảng 300.000 đồng/lượng.
Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ) từ thời điểm mở cửa 7h30 duy trì giá vàng miếng hiệu SBJ ở mức 26,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,56 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) từ thời điểm 9h54 áp dụng giá vàng miếng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 26,54 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,60 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Hà Nội, vàng SJC giao dịch tại Phú Quý cùng thời điểm có giá 26,57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,67 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng Rồng Thăng Long được Bảo Tín Minh Châu mua và bán với các mức giá tương ứng là 26,54 triệu đồng/lượng và 26,64 triệu đồng/lượng.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp vàng, thị trường vàng vật chất hiện vẫn khá trầm lắng. Sự ổn định tương đối của giá vàng quanh vùng 26,50 triệu đồng/lượng chưa đủ sức làm khối lượng giao dịch vàng miếng có những chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động mua vàng tích trữ của người dân vẫn diễn ra và chiếm ưu thế so với bán ra, nhưng đa phần mua với khối lượng nhỏ, trung bình.
Tuần giao dịch đầu năm Canh Dần của thị trường vàng trong nước đã khép lại với ít diễn biến đáng chú ý. Vấn đề mà thị trường quan tâm trong tuần này là giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới một khoảng khá xa, dù vàng được nhập về khá nhiều và nhu cầu của người dân không cao.
So với giá vàng thế giới quy đổi (theo tỷ giá USD ngân hàng, cộng thêm thuế và phí), giá vàng SJC tại thị trường Tp.HCM sáng nay cao hơn khoảng 550.000 đồng/lượng.
Với ba phiên giảm liên tiếp và hai phiên tăng, giá vàng thế giới đã khép lại một tuần đi xuống. Chốt phiên ngày 26/2 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 11,3 USD/oz, tương đương 1%, so với phiên liền trước, đạt mức 1.118,9 USD/oz. Mức giá này cao hơn 0,8 USD/oz so với ở thời điểm cuối tuần trước.
Sự mạnh lên của USD là nguồn áp lực mất giá lớn nhất của vàng thế giới trong tuần này. USD lên giá so với Euro do khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp chưa có lối thoát. Thêm vào đó, một số hãng định mức tín nhiệm có lên tiếng cảnh báo về khả năng tiếp tục đánh tụt điểm tín nhiệm nợ của nước này. Theo dữ liệu của Bloomberg, trong tháng 2 này, Euro đã mất giá 1,7% so với USD.
Tuy nhiên, giá vàng hôm qua đã được hỗ trợ khi USD có phiên giảm giá thứ hai liên tục so trước đồng Euro. Quốc hội Đức hôm qua tuyên bố, việc hỗ trợ cho Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra có thể sẽ được thực hiện thông qua một ngân hàng quốc doanh. Đây có thể được xem là tuyên bố đầu tiên của châu Âu trong việc cụ thể hóa hướng giúp đỡ Hy Lạp. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) tuy đã tuyên bố sẽ giúp Hy Lạp, nhưng mới chỉ là tuyên bố chung chung.
Thêm nữa, trong phiên hôm qua, USD còn chịu áp lực giảm giá từ thông tin doanh số thị trường nhà hiện hữu của Mỹ bất ngờ sụt giảm tới 7,2% trong tháng 1. Tỷ giá Euro/USD thị trường quốc tế sáng nay phổ biến ở mức trên 1,36 USD tương đương 1 Euro, từ mức gần 1,36 USD đổi được 1 Euro trong sáng hôm qua.
Theo phân tích kỹ thuật, với hai phiên tăng liên tục với biên độ tăng như vừa qua, vàng đã mở ra khả năng tăng giá mới, với mục tiêu hướng tới là ngưỡng cản 1.130 USD/oz.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York kết thúc phiên giao dịch 26/2 với mức tăng 1,49 USD/thùng, đạt 79,66 USD/thùng.