Giá vàng tuần này: Còn tùy USD và FED
Tỷ giá USD/Euro và kết quả cuộc họp của FED sẽ là những nhân tố ảnh hưởng chính tới diễn biến giá vàng trong tuần này
Diễn biến tỷ giá USD/Euro và kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được nhận định sẽ là những nhân tố ảnh hưởng chính tới diễn biến giá kim loại quý trong tuần này.
Với 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, giá vàng kết thúc tuần giao dịch vừa qua với mức giảm trên 1%, đánh dấu tuần thứ hai giảm giá trong 3 tuần trở lại đây. Trên sàn COMEX, giá vàng giao tháng 6 chốt tuần ở mức 1.642,8 USD/oz, còn trên sàn Kitco, giá vàng giao ngay kết thúc tuần ở mức 1.643,4 USD/oz.
Trong tuần qua, nguồn áp lực giảm giá chính của vàng là nỗi lo về khả năng leo thang của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là nguy cơ cuộc khủng hoảng này tấn công vào Tây Ban Nha. Những quan ngại này tạo sức ép giảm giá cho đồng Euro so với USD, theo đó đẩy giá vàng đi xuống, vì theo quy luật, giá vàng biến động cùng chiều với tỷ giá đồng tiền chung châu Âu và ngược chiều với đồng bạc xanh.
Theo nhận định của trang tin kim loại quý Kitco News, diễn biến tỷ giá USD sẽ tiếp tục có nhiều tác động đến giá vàng trong tuần này. Trao đổi với Kitco News, một số chuyên gia cho rằng, việc đồng USD suy yếu và đồng Euro mạnh lên hôm thứ Sáu vừa rồi có thể sẽ hỗ trợ cho giá vàng.
Trong khi đó, sức mạnh của đồng Euro tuần này có thể phụ thuộc vào kết quả của vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Trong cuộc đua vào điện Elysee, đương kim Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy và ứng cử viên của Đảng Xã hội Francois Hollande được dự báo sẽ lọt vào tới vòng 2. Cuộc bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra vào ngày 6/5.
Trong bối cảnh viễn cảnh kinh tế Pháp đang xấu đi, cả hai ứng cử viên nặng ký Sarkozy và Hollande đều ủng hộ chủ trương Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất và có các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng khu vực Eurozone. Trong khi đó, chủ trương này lại không được lòng nước Đức, quốc gia có chủ trương chống lạm phát bởi kinh tế Đức hiện vẫn khá vững vàng.
Trong cuộc họp mùa xuân cuối tuần vừa rồi tại Washington, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố tăng nguồn quỹ lên thêm 430 tỷ USD để phục vụ công tác chống khủng hoảng nợ châu Âu. Theo dự báo của giới phân tích, thông tin này cũng có sẽ có tác động đáng kể tới diễn biến tỷ giá các đồng Euro và USD trong tuần này.
Ngoài ra, tỷ giá đồng Euro sẽ còn chịu tác động từ một số thống kê kinh tế quan trong của khối Eurozone được công bố trong tuần, đặc biệt là chỉ số quản lý mua hàng (PMI). Nếu con số này cao hơn dự báo thì tỷ giá đồng Euro sẽ được hỗ trợ và ngược lại.
Bên cạnh luồng ý kiến cho rằng giá vàng tuần này sẽ chịu tác động nhiều từ yếu tố tỷ giá USD/Euro, cũng có nhiều chuyên gia nhận định, giá vàng đang tìm cho mình một lối đi riêng, tách khỏi ảnh hưởng của yếu tố tỷ giá. Theo ông Frank Lesh, nhà phân tích của công ty FutureTrading, vàng đang mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thể hiện qua việc các mức đỉnh và đáy trên biểu đồ kỹ thuật mức sau thấp hơn mức trước. Ông Lesh dự báo vàng sẽ giảm giá trong tuần tới.
Trong cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do Kitco News thực hiện tuần này, có 11/25 người trả lời nhận định giá vàng sẽ tăng, 6 người cho rằng giá sẽ giảm và 8 người nhận định giá đi ngang. Trong cuộc thăm dò do hãng tin tài chính Bloomberg tiến hành, tỷ lệ ý kiến nhận định giá tăng/giảm/đi ngang tương ứng lần lượt là 15, 10 và 6.
Ngoài tỷ giá USD/Euro, thị trường tuần này còn đặt tâm điểm chú ý vào cuộc họp của FED vào ngày thứ Tư. Chủ tịch FED Ben Bernanke sẽ có một bài phát biểu sau khi kết quả cuộc họp được công bố.
Thị trường không kỳ vọng sẽ có sự điều chỉnh chính sách hay một thông điệp mới nào trong cuộc họp này của FED. Điều mà thị trường trông đợi sẽ là cách nhìn của FED về hướng đi tương lai trong chính sách tiền tệ.
Tuần tới cũng là tuần mở màn cho lễ hội lớn mang tên Akshaya Trithiya của Ấn Độ. Cho tới thời điểm này, nhu cầu vàng vật chất tại thị trường vàng lớn nhất thế giới vẫn đang trầm lắng, một phần do đồng Rupee yếu và giá vàng chưa giảm đủ sâu để người dân Ấn mua vào.
Theo bà Edel Tully, chiến lược gia thị trường hàng hóa cơ bản của ngân hàng Thụy Sỹ UBS, nhu cầu vàng vật chất ở mức thấp tại Ấn là một tín hiệu đáng lo ngại. “Xu hướng mua vàng từ đầu năm tới nay tại nước này cho thấy, khả năng gia tăng mạnh của nhu cầu vàng vật chất là khá hạn chế, trừ phi giá vàng giảm sâu hơn. Mức giá hiện tại của vàng chưa hấp dẫn được người mua”, bà Tully nhận xét.
Với 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, giá vàng kết thúc tuần giao dịch vừa qua với mức giảm trên 1%, đánh dấu tuần thứ hai giảm giá trong 3 tuần trở lại đây. Trên sàn COMEX, giá vàng giao tháng 6 chốt tuần ở mức 1.642,8 USD/oz, còn trên sàn Kitco, giá vàng giao ngay kết thúc tuần ở mức 1.643,4 USD/oz.
Trong tuần qua, nguồn áp lực giảm giá chính của vàng là nỗi lo về khả năng leo thang của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là nguy cơ cuộc khủng hoảng này tấn công vào Tây Ban Nha. Những quan ngại này tạo sức ép giảm giá cho đồng Euro so với USD, theo đó đẩy giá vàng đi xuống, vì theo quy luật, giá vàng biến động cùng chiều với tỷ giá đồng tiền chung châu Âu và ngược chiều với đồng bạc xanh.
Theo nhận định của trang tin kim loại quý Kitco News, diễn biến tỷ giá USD sẽ tiếp tục có nhiều tác động đến giá vàng trong tuần này. Trao đổi với Kitco News, một số chuyên gia cho rằng, việc đồng USD suy yếu và đồng Euro mạnh lên hôm thứ Sáu vừa rồi có thể sẽ hỗ trợ cho giá vàng.
Trong khi đó, sức mạnh của đồng Euro tuần này có thể phụ thuộc vào kết quả của vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Trong cuộc đua vào điện Elysee, đương kim Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy và ứng cử viên của Đảng Xã hội Francois Hollande được dự báo sẽ lọt vào tới vòng 2. Cuộc bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra vào ngày 6/5.
Trong bối cảnh viễn cảnh kinh tế Pháp đang xấu đi, cả hai ứng cử viên nặng ký Sarkozy và Hollande đều ủng hộ chủ trương Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất và có các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng khu vực Eurozone. Trong khi đó, chủ trương này lại không được lòng nước Đức, quốc gia có chủ trương chống lạm phát bởi kinh tế Đức hiện vẫn khá vững vàng.
Trong cuộc họp mùa xuân cuối tuần vừa rồi tại Washington, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố tăng nguồn quỹ lên thêm 430 tỷ USD để phục vụ công tác chống khủng hoảng nợ châu Âu. Theo dự báo của giới phân tích, thông tin này cũng có sẽ có tác động đáng kể tới diễn biến tỷ giá các đồng Euro và USD trong tuần này.
Ngoài ra, tỷ giá đồng Euro sẽ còn chịu tác động từ một số thống kê kinh tế quan trong của khối Eurozone được công bố trong tuần, đặc biệt là chỉ số quản lý mua hàng (PMI). Nếu con số này cao hơn dự báo thì tỷ giá đồng Euro sẽ được hỗ trợ và ngược lại.
Bên cạnh luồng ý kiến cho rằng giá vàng tuần này sẽ chịu tác động nhiều từ yếu tố tỷ giá USD/Euro, cũng có nhiều chuyên gia nhận định, giá vàng đang tìm cho mình một lối đi riêng, tách khỏi ảnh hưởng của yếu tố tỷ giá. Theo ông Frank Lesh, nhà phân tích của công ty FutureTrading, vàng đang mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thể hiện qua việc các mức đỉnh và đáy trên biểu đồ kỹ thuật mức sau thấp hơn mức trước. Ông Lesh dự báo vàng sẽ giảm giá trong tuần tới.
Trong cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do Kitco News thực hiện tuần này, có 11/25 người trả lời nhận định giá vàng sẽ tăng, 6 người cho rằng giá sẽ giảm và 8 người nhận định giá đi ngang. Trong cuộc thăm dò do hãng tin tài chính Bloomberg tiến hành, tỷ lệ ý kiến nhận định giá tăng/giảm/đi ngang tương ứng lần lượt là 15, 10 và 6.
Ngoài tỷ giá USD/Euro, thị trường tuần này còn đặt tâm điểm chú ý vào cuộc họp của FED vào ngày thứ Tư. Chủ tịch FED Ben Bernanke sẽ có một bài phát biểu sau khi kết quả cuộc họp được công bố.
Thị trường không kỳ vọng sẽ có sự điều chỉnh chính sách hay một thông điệp mới nào trong cuộc họp này của FED. Điều mà thị trường trông đợi sẽ là cách nhìn của FED về hướng đi tương lai trong chính sách tiền tệ.
Tuần tới cũng là tuần mở màn cho lễ hội lớn mang tên Akshaya Trithiya của Ấn Độ. Cho tới thời điểm này, nhu cầu vàng vật chất tại thị trường vàng lớn nhất thế giới vẫn đang trầm lắng, một phần do đồng Rupee yếu và giá vàng chưa giảm đủ sâu để người dân Ấn mua vào.
Theo bà Edel Tully, chiến lược gia thị trường hàng hóa cơ bản của ngân hàng Thụy Sỹ UBS, nhu cầu vàng vật chất ở mức thấp tại Ấn là một tín hiệu đáng lo ngại. “Xu hướng mua vàng từ đầu năm tới nay tại nước này cho thấy, khả năng gia tăng mạnh của nhu cầu vàng vật chất là khá hạn chế, trừ phi giá vàng giảm sâu hơn. Mức giá hiện tại của vàng chưa hấp dẫn được người mua”, bà Tully nhận xét.