Giá vàng, USD cuối tuần “rủ nhau” lên dốc
Sáng 7/5, giá vàng miếng trong nước tăng nhẹ lên vùng 37,5 triệu đồng/lượng, tỷ giá USD liên ngân hàng lên 20.708 đồng/USD
Sáng phiên giao dịch cuối tuần (7/5), giá vàng miếng trong nước tăng nhẹ lên vùng 37,5 triệu đồng/lượng, do giá thế giới chưa thể bật qua ngưỡng 1.500 USD/ounce hồi đêm qua. Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD liên ngân hàng tăng nhẹ 5 đồng, lên 20.708 đồng/USD.
Tính tới 9h58, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào ở mức 37,4 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,53 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được niêm yết ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 8h50 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào là 37,43 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,51 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua vào với giá 37,42 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,52 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với lúc 16h55 chiều qua, giá vàng miếng trong nước các thương hiệu hiện đã tăng thêm khoảng 80.000 - 90.000 đồng mỗi lượng. Trong khi đó, trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng 7/5 đứng ở 20.708 đồng, tăng 5 đồng/USD so với hôm qua.
Sở dĩ thị trường vàng trong nước khởi sắc yếu là do giá thế giới đêm qua (6/5) dẫu tăng khá mạnh, nhưng chưa thể bật trở lại vùng 1.500 USD/ounce, trong khi giá bạc và dầu thô hợp đồng giao sau vẫn tiếp đà giảm mạnh xuống các vùng thấp.
Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tại New York tăng 10,20 USD, tương đương 0,7%, lên 1.491,60 USD/ounce. Tính cả tuần qua, giá vàng giảm 4,2% so với mức cao kỷ lục hôm 29/4 là 1.556,40 USD/ounce. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng 22 USD, tương đương 1,5% lên 1.495 USD/ounce.
Mặc dù, giá vàng không thể vượt qua ngưỡng cản 1.500 USD/ounce, nhưng sự phục hồi này đã khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan về khả năng vàng tăng giá mạnh hơn trong tuần tới, theo chuyên gia Adam Klopfenstein thuộc hãng Lind-Waldock tại Chicago (Mỹ).
“Đà phục hồi trong phiên giao dịch cuối tuần đã mang lại cho nhà đầu tư niềm hy vọng rằng, thị trường sắp chạm đáy trong ngắn hạn”, ông nói.
Tuy nhiên, không lạc quan được như vàng, giá bạc giao tháng 7 chốt phiên hôm qua giảm 2,63 USD, tương đương 1%, xuống 35,29 USD/ounce. Trong phiên, có lúc, kim loại này tăng lên mốc 36,43 USD/ounce. Adrian Ash, Trưởng bộ phận nghiên cứu của BullionVault, cho biết giá vàng tăng, bạc giảm hiếm khi xảy ra.
Trong 5 phiên vừa qua, giá bạc hợp đồng giao sau đã giảm tổng cộng 27%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/1980. Theo đó, tính từ đầu năm đến nay, giá kim loại này chỉ còn tăng 14%.
Hôm qua, đồng USD phục hồi mạnh so với các đồng tiền khác, đặc biệt là Euro, sau khi tạp chí Spiegel của Đức đưa tin Hy Lạp có thể tách khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Mặc dù thông tin này sau đó bị bác bỏ, nhưng chỉ số đồng USD đã vọt lên 74,79 điểm từ mức 74,14 điểm trước đó.
Việc đồng USD tăng giá mạnh trở lại đã tác động mạnh tới các thị trường hàng hóa. Thị trường dầu thô cũng không tránh khỏi xu thế này. Phiên cuối tuần, dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 6 trên sàn New York hạ 2,6% xuống 97,18 USD/thùng.
Tại London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 6 giảm 1,67 USD/thùng xuống 109,13 USD/thùng. Tính cả tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thô loại này đã trượt tới 16,76 USD/thùng, đánh dấu tuần sụt giá mạnh nhất từ trước đến nay.
Tính tới 9h58, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào ở mức 37,4 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,53 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được niêm yết ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 8h50 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào là 37,43 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,51 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua vào với giá 37,42 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,52 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với lúc 16h55 chiều qua, giá vàng miếng trong nước các thương hiệu hiện đã tăng thêm khoảng 80.000 - 90.000 đồng mỗi lượng. Trong khi đó, trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng 7/5 đứng ở 20.708 đồng, tăng 5 đồng/USD so với hôm qua.
Sở dĩ thị trường vàng trong nước khởi sắc yếu là do giá thế giới đêm qua (6/5) dẫu tăng khá mạnh, nhưng chưa thể bật trở lại vùng 1.500 USD/ounce, trong khi giá bạc và dầu thô hợp đồng giao sau vẫn tiếp đà giảm mạnh xuống các vùng thấp.
Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tại New York tăng 10,20 USD, tương đương 0,7%, lên 1.491,60 USD/ounce. Tính cả tuần qua, giá vàng giảm 4,2% so với mức cao kỷ lục hôm 29/4 là 1.556,40 USD/ounce. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng 22 USD, tương đương 1,5% lên 1.495 USD/ounce.
Mặc dù, giá vàng không thể vượt qua ngưỡng cản 1.500 USD/ounce, nhưng sự phục hồi này đã khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan về khả năng vàng tăng giá mạnh hơn trong tuần tới, theo chuyên gia Adam Klopfenstein thuộc hãng Lind-Waldock tại Chicago (Mỹ).
“Đà phục hồi trong phiên giao dịch cuối tuần đã mang lại cho nhà đầu tư niềm hy vọng rằng, thị trường sắp chạm đáy trong ngắn hạn”, ông nói.
Tuy nhiên, không lạc quan được như vàng, giá bạc giao tháng 7 chốt phiên hôm qua giảm 2,63 USD, tương đương 1%, xuống 35,29 USD/ounce. Trong phiên, có lúc, kim loại này tăng lên mốc 36,43 USD/ounce. Adrian Ash, Trưởng bộ phận nghiên cứu của BullionVault, cho biết giá vàng tăng, bạc giảm hiếm khi xảy ra.
Trong 5 phiên vừa qua, giá bạc hợp đồng giao sau đã giảm tổng cộng 27%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/1980. Theo đó, tính từ đầu năm đến nay, giá kim loại này chỉ còn tăng 14%.
Hôm qua, đồng USD phục hồi mạnh so với các đồng tiền khác, đặc biệt là Euro, sau khi tạp chí Spiegel của Đức đưa tin Hy Lạp có thể tách khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Mặc dù thông tin này sau đó bị bác bỏ, nhưng chỉ số đồng USD đã vọt lên 74,79 điểm từ mức 74,14 điểm trước đó.
Việc đồng USD tăng giá mạnh trở lại đã tác động mạnh tới các thị trường hàng hóa. Thị trường dầu thô cũng không tránh khỏi xu thế này. Phiên cuối tuần, dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 6 trên sàn New York hạ 2,6% xuống 97,18 USD/thùng.
Tại London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 6 giảm 1,67 USD/thùng xuống 109,13 USD/thùng. Tính cả tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thô loại này đã trượt tới 16,76 USD/thùng, đánh dấu tuần sụt giá mạnh nhất từ trước đến nay.