Giá xăng, dầu biến động dữ dội trong tuần
Khủng hoảng tại Ukraine đang có những tác động trái chiều lên thị trường năng lượng
Những báo cáo kinh tế trái chiều, cùng cơn khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine đã liên tục tác động, làm xáo trộn kết quả giao dịch các mặt hàng năng lượng trên thị trường quốc tế trong tuần này.
Phiên giao dịch cuối tuần (7/3), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã tăng được thêm 1,02 USD, tương ứng với mức tăng 1%, lên 102,58 USD mỗi thùng. Việc giá dầu đi lên mạnh mẽ như vậy hoàn toàn là do tác động tích cực từ bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số việc làm mới trong tháng 2 tăng cao hơn dự báo.
Cụ thể, theo báo cáo, trong tháng 2, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có thêm 175.000 việc làm mới, vượt xa mức dự báo 140.000 việc làm do các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ 6,6% trong tháng 1 lên 6,7% trong tháng 2, khi có thêm người dân tham gia lực lượng lao động tìm kiếm việc làm.
Giới phân tích thị trường cho rằng, số liệu tăng trưởng kinh tế đã mang lại dấu hiệu tích cực cho giao dịch dầu thô, bởi nó cho thấy Mỹ vẫn là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại về khả năng vượt dốc sắp tới của mặt hàng năng lượng này, do đồng USD thời gian gần đây đã tăng mạnh trên thị trường ngoại hối.
Phiên giao dịch hôm qua, sở dĩ giá dầu thô không thể vượt lên ngưỡng 103 USD mỗi thùng là do đồng USD tăng giá mạnh. Việc đồng bạc xanh của Mỹ tăng giá luôn được xem là yếu tố tiêu cực, có thể kéo giá cả giao dịch các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế (được thanh toán bằng loại tiền tệ này) xuống thấp, trong đó bao gồm cả mặt hàng dầu thô.
Ngoài ra, yếu tố khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine cũng đang có những tác động trái chiều lên thị trường năng lượng. Tình hình bất ổn tại khu vực này đã gây nhiều sức ép cho giá dầu thô trong những ngày gần đây. Do đó, tính chung cả tuần này, giá dầu thô đi ngang. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô kỳ hạn đã đứng tại mức 102,59 USD.
Trong khi đó, trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 tăng được 90 cent, tương ứng với mức tăng 0,8%, lên chốt tuần ở mức giá 109 USD mỗi thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 0,1%.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên 7/3, giá xăng giao tháng 4 tăng được gần 3 cent, tương ứng với mức 1%, lên 2,97 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn đóng cửa ở mức giá 3,01 USD mỗi gallon tăng 3 cent, tương ứng với mức 1%. Tính chung cả tuần, giá xăng và giá dầu sưởi loại này đều giảm khoảng 0,1% so với cuối tuần trước.
Ngược dòng với xu thế chung, chốt phiên cuối tuần, giá khí đốt giảm hơn 4 cent, tương ứng với mức giảm 0,9%, xuống còn 4,62 USD/ triệu BTU. Tuy nhiên, mức giá chốt tuần này lại cao hơn 0,2% so với cuối tuần trước.
Phiên giao dịch cuối tuần (7/3), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã tăng được thêm 1,02 USD, tương ứng với mức tăng 1%, lên 102,58 USD mỗi thùng. Việc giá dầu đi lên mạnh mẽ như vậy hoàn toàn là do tác động tích cực từ bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số việc làm mới trong tháng 2 tăng cao hơn dự báo.
Cụ thể, theo báo cáo, trong tháng 2, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có thêm 175.000 việc làm mới, vượt xa mức dự báo 140.000 việc làm do các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ 6,6% trong tháng 1 lên 6,7% trong tháng 2, khi có thêm người dân tham gia lực lượng lao động tìm kiếm việc làm.
Giới phân tích thị trường cho rằng, số liệu tăng trưởng kinh tế đã mang lại dấu hiệu tích cực cho giao dịch dầu thô, bởi nó cho thấy Mỹ vẫn là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại về khả năng vượt dốc sắp tới của mặt hàng năng lượng này, do đồng USD thời gian gần đây đã tăng mạnh trên thị trường ngoại hối.
Phiên giao dịch hôm qua, sở dĩ giá dầu thô không thể vượt lên ngưỡng 103 USD mỗi thùng là do đồng USD tăng giá mạnh. Việc đồng bạc xanh của Mỹ tăng giá luôn được xem là yếu tố tiêu cực, có thể kéo giá cả giao dịch các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế (được thanh toán bằng loại tiền tệ này) xuống thấp, trong đó bao gồm cả mặt hàng dầu thô.
Ngoài ra, yếu tố khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine cũng đang có những tác động trái chiều lên thị trường năng lượng. Tình hình bất ổn tại khu vực này đã gây nhiều sức ép cho giá dầu thô trong những ngày gần đây. Do đó, tính chung cả tuần này, giá dầu thô đi ngang. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô kỳ hạn đã đứng tại mức 102,59 USD.
Trong khi đó, trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 tăng được 90 cent, tương ứng với mức tăng 0,8%, lên chốt tuần ở mức giá 109 USD mỗi thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 0,1%.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên 7/3, giá xăng giao tháng 4 tăng được gần 3 cent, tương ứng với mức 1%, lên 2,97 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn đóng cửa ở mức giá 3,01 USD mỗi gallon tăng 3 cent, tương ứng với mức 1%. Tính chung cả tuần, giá xăng và giá dầu sưởi loại này đều giảm khoảng 0,1% so với cuối tuần trước.
Ngược dòng với xu thế chung, chốt phiên cuối tuần, giá khí đốt giảm hơn 4 cent, tương ứng với mức giảm 0,9%, xuống còn 4,62 USD/ triệu BTU. Tuy nhiên, mức giá chốt tuần này lại cao hơn 0,2% so với cuối tuần trước.