Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
Giá bán lẻ các loại xăng dầu trong nước tăng từ 2.000-2.800 đồng/lít, bắt đầu từ 22h ngày 29/3, theo quyết định của Bộ Tài chính
Giá bán lẻ các loại xăng dầu trong nước tăng từ 2.000-2.800 đồng/lít, bắt đầu từ 22h ngày 29/3, theo quyết định của Bộ Tài chính.
Cụ thể, giá xăng A92 tăng 2.000 đồng, từ 19.300 đồng hiện nay lên 21.300 đồng/lít. Dầu diezen tăng 2.800 đồng, lên mức 21.100 đồng một lít. Dầu hoả tăng 2.600 đồng, từ 18.200 đồng lên 20.800 đồng/lít. Dầu mazut tăng 2.000 đồng từ 14.800 đồng lên 16.800 đồng/kg.
Giải thích về đợt tăng giá mới nhất này, Bộ Tài chính cho biết xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Giá xăng dầu thế giới kể từ sau lần gần nhất các doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 24/2) đến nay luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Bộ này cũng cho biết đã áp dụng hết các giải pháp về tài chính khác (thuế nhập khẩu đã giảm về mức 0% và quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết), vì vậy cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh giá để giảm bao cấp một bước về giá xăng dầu và để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu.
Tại thị trường trong nước, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại đang tạm dừng hoạt động, dự kiến trong hai tuần, bắt đầu từ ngày 23/3 vừa qua. Theo lãnh đạo Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn, trong giai đoạn dừng hoạt động nhà máy, thị trường xăng dầu dự kiến sẽ thiếu khoảng 400.000 tấn sản phẩm các loại, nên trong giai đoạn này các đối tác ký hợp đồng mua sản phẩm của nhà máy cần chủ động tìm nguồn cung ứng bên ngoài.
Mới cách đây hơn một tháng, vào ngày 24/2, giá xăng dầu trong nước cũng đã chứng kiến một đợt tăng mạnh, trong đó riêng giá xăng A92 có "bước nhảy" kỷ lục tới 2.900 đồng, lên mức 19.300 đồng/lít.
Cụ thể, giá xăng A92 tăng 2.000 đồng, từ 19.300 đồng hiện nay lên 21.300 đồng/lít. Dầu diezen tăng 2.800 đồng, lên mức 21.100 đồng một lít. Dầu hoả tăng 2.600 đồng, từ 18.200 đồng lên 20.800 đồng/lít. Dầu mazut tăng 2.000 đồng từ 14.800 đồng lên 16.800 đồng/kg.
Giải thích về đợt tăng giá mới nhất này, Bộ Tài chính cho biết xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Giá xăng dầu thế giới kể từ sau lần gần nhất các doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 24/2) đến nay luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Bộ này cũng cho biết đã áp dụng hết các giải pháp về tài chính khác (thuế nhập khẩu đã giảm về mức 0% và quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết), vì vậy cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh giá để giảm bao cấp một bước về giá xăng dầu và để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu.
Tại thị trường trong nước, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại đang tạm dừng hoạt động, dự kiến trong hai tuần, bắt đầu từ ngày 23/3 vừa qua. Theo lãnh đạo Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn, trong giai đoạn dừng hoạt động nhà máy, thị trường xăng dầu dự kiến sẽ thiếu khoảng 400.000 tấn sản phẩm các loại, nên trong giai đoạn này các đối tác ký hợp đồng mua sản phẩm của nhà máy cần chủ động tìm nguồn cung ứng bên ngoài.
Mới cách đây hơn một tháng, vào ngày 24/2, giá xăng dầu trong nước cũng đã chứng kiến một đợt tăng mạnh, trong đó riêng giá xăng A92 có "bước nhảy" kỷ lục tới 2.900 đồng, lên mức 19.300 đồng/lít.