Giá xăng, dầu hồi phục nhưng bất ổn vẫn còn
Giá các mặt hàng xăng, dầu trên thị trường đã hồi phục nhẹ, nhưng giới phân tích tin rằng vẫn còn nhiều bất ổn
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua (11/8), giá dầu thô cùng các chế phẩm từ dầu đã tăng nhẹ trở lại, nhờ một số tín hiệu lạc quan từ kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đà suy giảm của thị trường chưa chấm dứt.
Chốt ngày, giá dầu thô ngọt, nhẹ loại hợp đồng tháng 9 tăng 2,83 USD, tương ứng 3,4%, lên 85,72 USD/thùng trên sàn giao dịch New York, mức đóng cửa tốt nhất của loại dầu này trong gần một tuần qua.
Giá khí đốt tự nhiên giao tháng 9 tăng 10 xu Mỹ, tương ứng 2,6%, lên 4,11 USD. Giá xăng hợp đồng tháng 9 tăng 4 xu Mỹ, tương ứng 1,6%, lên 2,83 USD/gallon. Dầu sưởi giao tháng 9 cũng tăng 3 xu Mỹ, tương ứng 1,2%, lên 2,90 USD/gallon.
Tom Bentz, một quan chức thuộc BNP Paribas ở New York cho biết, các nhà mua dầu đang trở lại thị trường. "Thị trường đã chạm đáy trong vài ngày trước", ông này cho biết khi giá dầu xuống dưới 80 USD/thùng. "Thị trường đã bán tháo quá mức và có thể các nhà giao dịch sẽ tăng mua khi giá ở mức thấp".
Trước đó, trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á, xu hướng săn hàng giá rẻ sau nhiều phiên giảm mạnh trước đó cũng đã nâng giá dầu tăng lên, bất chấp những lo ngại vẫn còn dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công ở cả châu Âu và Mỹ, cùng triển vọng kinh tế ảm đạm trên khắp toàn cầu.
Trên sàn giao dịch Singapore vào chiều 11/8, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 tăng 46 xu lên 83,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 53 xu lên 107,21 USD/thùng.
Hôm qua, thị trường dầu đón nhận một số thông tin hỗ trợ về kinh tế Mỹ. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 6/8 giảm nhẹ 7.000 người xuống còn 395.000 người, ngược với dự báo tăng của giới phân tích.
Đây cũng là nguyên nhân giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại với biên độ trên 4% trong phiên giao dịch 11/8, sau khi cũng để mất hơn 4% trong phiên liền trước do lo ngại khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng sang Pháp.
Hôm qua, các chuyên gia chiến lược thuộc Barclays Capital đã ra lời trấn an thị trường khi cho rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng nợ và những rủi ro liên quan đang tác động mạnh lên các thị trường năng lượng, song các yếu tố cơ bản của thị trường này vẫn được hỗ trợ tốt.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lại cho rằng, xu hướng chủ đạo trên thị trường dầu mỏ vẫn là suy giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu còn chưa sáng sủa.
Ker Chung Yang, nhà phân tích hàng hóa thuộc Phillip Futures có trụ sở tại Singapore, nhận định, hiện tại, các thị trường vẫn đang chịu nhiều sức ép từ các thị trường chứng khoán toàn cầu và tâm lý của giới đầu tư nói chung vẫn còn rất bất ổn trước những gì đang xảy ra ở Mỹ và châu Âu.
Chốt ngày, giá dầu thô ngọt, nhẹ loại hợp đồng tháng 9 tăng 2,83 USD, tương ứng 3,4%, lên 85,72 USD/thùng trên sàn giao dịch New York, mức đóng cửa tốt nhất của loại dầu này trong gần một tuần qua.
Giá khí đốt tự nhiên giao tháng 9 tăng 10 xu Mỹ, tương ứng 2,6%, lên 4,11 USD. Giá xăng hợp đồng tháng 9 tăng 4 xu Mỹ, tương ứng 1,6%, lên 2,83 USD/gallon. Dầu sưởi giao tháng 9 cũng tăng 3 xu Mỹ, tương ứng 1,2%, lên 2,90 USD/gallon.
Tom Bentz, một quan chức thuộc BNP Paribas ở New York cho biết, các nhà mua dầu đang trở lại thị trường. "Thị trường đã chạm đáy trong vài ngày trước", ông này cho biết khi giá dầu xuống dưới 80 USD/thùng. "Thị trường đã bán tháo quá mức và có thể các nhà giao dịch sẽ tăng mua khi giá ở mức thấp".
Trước đó, trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á, xu hướng săn hàng giá rẻ sau nhiều phiên giảm mạnh trước đó cũng đã nâng giá dầu tăng lên, bất chấp những lo ngại vẫn còn dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công ở cả châu Âu và Mỹ, cùng triển vọng kinh tế ảm đạm trên khắp toàn cầu.
Trên sàn giao dịch Singapore vào chiều 11/8, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 tăng 46 xu lên 83,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 53 xu lên 107,21 USD/thùng.
Hôm qua, thị trường dầu đón nhận một số thông tin hỗ trợ về kinh tế Mỹ. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 6/8 giảm nhẹ 7.000 người xuống còn 395.000 người, ngược với dự báo tăng của giới phân tích.
Đây cũng là nguyên nhân giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại với biên độ trên 4% trong phiên giao dịch 11/8, sau khi cũng để mất hơn 4% trong phiên liền trước do lo ngại khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng sang Pháp.
Hôm qua, các chuyên gia chiến lược thuộc Barclays Capital đã ra lời trấn an thị trường khi cho rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng nợ và những rủi ro liên quan đang tác động mạnh lên các thị trường năng lượng, song các yếu tố cơ bản của thị trường này vẫn được hỗ trợ tốt.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lại cho rằng, xu hướng chủ đạo trên thị trường dầu mỏ vẫn là suy giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu còn chưa sáng sủa.
Ker Chung Yang, nhà phân tích hàng hóa thuộc Phillip Futures có trụ sở tại Singapore, nhận định, hiện tại, các thị trường vẫn đang chịu nhiều sức ép từ các thị trường chứng khoán toàn cầu và tâm lý của giới đầu tư nói chung vẫn còn rất bất ổn trước những gì đang xảy ra ở Mỹ và châu Âu.