10:36 06/09/2019

Giấc ngủ giúp nâng cao hệ miễn dịch

Hoài Phương

Giấc ngủ có mối quan hệ rất chặt chẽ đối với khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi ngủ say, hệ thống miễn dịch trong cơ thể được làm việc rất có hiệu quả.


Một nghiên cứu khoa học của các giáo sư đại học US Sandiego so sánh hai bộ não người trong tình huống ngủ đủ giấc và thiếu ngủ. Có một sự thật là trong cơ thể chúng ta cũng có rất nhiều độc tố, không kể việc hàng ngày từ các nguồn ăn uống, các chất hóa học, không khí ô nhiễm... Nếu như các chất độc ấy, giống như những gai nhọn mà đâm vào các tế bào não, điều đó dẫn đến rất nhiều triệu chứng như đau đầu, căng thẳng, chóng mặt, mệt mỏi, không tỉnh táo...Vậy nên quãng thời gian ngủ là vô cùng quan trọng để cho các tế bào được co lại, giúp giải phóng các chất độc khiến cho cơ thể được phục hồi năng lượng để có thể tỉnh táo và làm việc năng suất cao sau giấc ngủ cũng như tránh mắc được rất nhiều bệnh tật. Ngoại trừ những trường hợp người mắc bệnh lí đặc biệt, còn không thì một ngày đều nên ngủ khoảng 7h - 8h. Và phải có cả nghỉ trưa trong khoảng 15 - 30 phút.
Giấc ngủ giúp nâng cao hệ miễn dịch - Ảnh 1.
Nếu có thể được ngủ ngon giấc thì số lượng các tế bào được sinh ra trong cơ thể sẽ tăng lên, từ đó có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sau khi bị cảm cúm, nếu bạn được nằm ngủ nghỉ ngơi tốt thì có thể xoa dịu một số triệu chứng như sốt, đau đầu, ngạt mũi… Ngược lại nếu như bạn vẫn tiếp tục làm việc thì các triệu chứng này sẽ càng nặng hơn.Nếu như cơ thể bị các vi khuẩn có hại xâm nhập hay bị trúng độc thì việc uống thuốc kết hợp với ngủ nghỉ tốt sẽ có hiệu quả chữa trị bệnh rất cao, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tác dụng của giấc ngủ tốt đối với khả năng miễn dịch còn thể hiện ở điểm sau:- Các chất protein miễn dịch kết hợp với việc ngủ điều độ sẽ có thể nâng cao khả năng miễn dịch. Giấc ngủ sẽ sâu hơn dưới tác dụng của các chất protein miễn dịch và từ đó càng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hơn. Vì thế việc ngủ nghỉ sau khi bị bệnh chính là một mắt xích quan trọng để giúp cơ thể khôi phục lại sức lực và sức đề kháng.
Giấc ngủ giúp nâng cao hệ miễn dịch - Ảnh 2.
- Ngủ có thể điều chỉnh sự bài tiết các nhân tố kích thích trong cơ thể. Hệ thống bài tiết trong cơ thể hoạt động trong khi cơ thể trong trạng thái ngủ có hiệu quả lớn nhiều lần so với khi thức, và cơ thể sinh ra nhiều nhân tố kích thích hơn.
- Ngủ có thể tăng cường sự bài tiết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Tác dụng của các vi khuẩn có lợi cho cơ thể đó là nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Các chuyên gia nước ngoài trong khi nghiên cứu so sánh giữa những người mắc chứng mất ngủ và những người bình thường đã phát hiện ra rằng: số lượng các vi khuẩn có lợi trong cơ thể của những người mất ngủ ít hơn so với những người không bị mất ngủ rất nhiều lần, các vi khuẩn này có tác dụng rất quan trọng trong việc tăng cường và nâng cao các chức năng của cơ thể.Tuy nhiên, giấc ngủ có ngon và sâu hay không phụ thuộc khá nhiều vào thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể có mối quan hệ rất chặt chẽ với trạng thái giấc ngủ. Khi nhiệt độ cơ thể ở vào giai đoạn giảm xuống nhiệt độ cơ thể thấp, cơ thể sẽ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Do vậy chúng ta cần phải chú ý quan sát quy luật biến đổi thân nhiệt của chính mình, và dựa vào quy luật đó để sắp xếp và tạo ra cho mình một giấc ngủ hợp lý và có hiệu quả. 
Giấc ngủ giúp nâng cao hệ miễn dịch - Ảnh 3.
Nên chọn lúc thân nhiệt bắt đầu giảm để bắt đầu giấc ngủ, nhưng phải lưu ý rằng không nên đi ngủ khi nhiệt độ cơ thể quá thấp vì như thế sẽ chỉ ngủ được rất ít, thậm chí có những người còn dễ bị tỉnh giấc nữa. Tuyệt đối không nên đi ngủ vào lúc nhiệt độ cơ thể đang tăng vì như vậy không phù hợp với quy luật sinh lý của giấc ngủ, hơn nữa lúc này cũng rất khó ngủ.Khi thân nhiệt bắt đầu giảm chúng ta nên bắt đầu đi ngủ vì lúc này dễ đạt được chất lượng giấc ngủ tốt hơn, hơn nữa cũng nhanh đi vào giấc ngủ hơn.