Giám đốc Quĩ Dragon Capital: “Vị thế Việt Nam đã khác”
Dominic Scriven, Giám đốc Quĩ Dragon Capital - nói tiếng Việt giọng Bắc rõ ràng, là một nhà đầu tư chứng khoán lớn tại Việt Nam
Dominic Scriven, Giám đốc Quĩ Dragon Capital - nói tiếng Việt giọng Bắc rõ ràng, là một nhà đầu tư chứng khoán lớn tại Việt Nam.
Thế nhưng câu chuyện với người đàn ông 44 tuổi này lại không chỉ có chứng khoán mà còn là môi trường thiên nhiên và bảo vệ động vật hoang dã. Ông nói:
- Tuần qua chỉ số VN-Index đã tăng thêm 108 điểm so với cuối tuần trước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 1.023,05 điểm.
Tôi nghĩ rằng thị trường đang phát triển hơi nóng, xét về mặt trung hạn giá chứng khoán cứ tăng chưa chắc là hay vì thị trường đã vượt qua giá trị thực tế của nó. Nhưng mức thực tế đó ở đâu thì không ai biết chính xác. Mỗi nhà đầu tư nên suy nghĩ, tính toán thật kỹ và phải tự biết điều chỉnh mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận được vì có thể thị trường không thể tăng mãi.
Theo tôi, điều tích cực nhất là dù thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ đi một đoạn ngắn, nhưng đã có nhiều nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khoán.
Theo ông, thị trường chứng khoán sôi động từ nguyên nhân nào?
Nó phản ánh thành tựu Việt Nam. Năm 2006 là một năm Việt Nam có khá nhiều thành tựu. Trong chuỗi sự kiện đó, tôi nghĩ việc tổ chức thành công hội nghị APEC là quan trọng.
Đối với người nước ngoài họ nghĩ: “À, Việt Nam đang ngồi chung một bàn với các nền kinh tế lớn”. Nhưng quan trọng hơn người Việt Nam thấy rằng có nhiều vị khách nước ngoài đến Việt Nam, học thêm về Việt Nam, trao đổi với Việt Nam như một đối tác.
Sẽ xuất hiện làn sóng đầu tư thứ ba, thưa ông?
Vấn đề đặt ra là có bao nhiêu vốn nhàn rỗi trong dân, liệu họ có sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán và những nhà đầu tư hiện nay kỳ vọng gì?
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Từng có làn sóng đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ cách đây 4-5 năm, lúc đó rất nhiều người ngạc nhiên, trong đó có cả chúng tôi, về số vốn mà các công ty này có thể huy động được.
Cái khó là Việt Nam chưa đủ thời gian và dữ liệu để phân tích. Hơn một năm nay chúng tôi đang cố gắng phân tích mức cân đối cung cầu, nhưng thật sự là rất khó.
Ông từng tham gia một số chuyến đi kêu gọi đầu tư tài chính vào Việt Nam. Công việc này có gặp khó khăn gì không?
Các bài trình bày của chúng tôi dựa vào phân tích của quĩ về kinh tế Việt Nam. Trước đây có những người nghe xong bảo: “Các anh nói đẹp như thế, vậy mà sao chúng tôi chẳng nghe những người khác nói như vậy!”.
Nhưng mấy năm gần đây đã có nhiều người nghe hơn, điều này phần rất lớn là do vị thế Việt Nam đã được nâng lên một qui mô khác khi hàng hóa xuất hiện trên nhiều thị trường. Cá ba sa, cá tra đi Mỹ, xe đạp đi châu Âu, gạo Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước...
Đến lúc này thì người ta lại nói “phải đi xem Việt Nam như thế nào?”.
Nghe nói ông còn đầu tư vào du lịch với khu nghỉ mát Mango Bay (Phú Quốc) nằm giữa rừng, không tủ lạnh, tivi, điện thoại, máy lạnh... mà lại khá đông khách?
Tôi cho rằng những gì được bắt đầu từ niềm yêu thích, đam mê thật sự thì sẽ duy trì, phát triển bền lâu hơn. Mango Bay cũng là cách tôi vừa làm vừa học.
Mấy năm trước, tôi cùng ba người bạn làm nên resort này với khái niệm du lịch bền vững. Đã có lúc tôi rất thích vì có nhiều người đến nghỉ nhưng cũng bắt đầu lo vì như vậy phải mở rộng thêm khu du lịch, như thế khó mà cân bằng với thiên nhiên.
Tôi băn khoăn, đằng sau khu nghỉ mát còn khu rừng, sau vài năm chim quay về nhưng nếu có nhiều người đến ở thì chim có ở nữa không? Tôi thấy Mango Bay nhỏ có chất lượng, còn hơn là lớn mà không giữ được ước mơ của mình.
Và ông còn lập tổ chức bảo vệ động vật hoang dã?
Chúng tôi lập Wildlife at Risk (Cuộc sống hoang dã trước nguy cơ bị tổn hại - WAR) đặt trụ sở tại Tp.HCM với mục tiêu bảo vệ môi trường thiên nhiên hoang dã tại các tỉnh miền Nam. WAR xuất phát từ sự quan tâm của tôi đối với thiên nhiên, muốn đóng góp trở lại để bảo vệ thiên nhiên. WAR cũng là một quá trình vừa làm vừa học.
Tôi đã mất một khoảng thời gian để tính toán xem mình có thể làm được gì hiệu quả nhất và gần đây cùng với ngành kiểm lâm thành lập một trạm nuôi dưỡng thú trước khi thả về thiên nhiên đặt ở Củ Chi (Tp.HCM), dự án hỗ trợ thông tin với học sinh trong trường học để các em không trở thành người “tiêu thụ” thú rừng sau này, hỗ trợ bảo tồn rừng quốc gia ở Phú Quốc.
WAR chỉ là tổ chức nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không có nhiều tham vọng và sẽ học từ từ.
* “Tôi đến Việt Nam vì bị ấn tượng về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử thế kỷ 20 và vì phong cảnh, thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú. Chuyến đi đầu tiên của tôi là từ Bắc vào Nam. Hồi đó Mỹ còn cấm vận, Ngân hàng Thế giới, Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng không hợp tác với Việt Nam nhưng người Việt Nam nói “chúng tôi muốn làm bạn với tất cả các nước”…
Tôi đến và thấy đúng là người Việt Nam muốn làm bạn, rất mến khách, con người Việt Nam nghĩ về tương lai và không bị áp lực của lịch sử níu kéo. Tôi đoán nơi này sẽ có cơ hội...” (Ông Dominic Scriven)
Thế nhưng câu chuyện với người đàn ông 44 tuổi này lại không chỉ có chứng khoán mà còn là môi trường thiên nhiên và bảo vệ động vật hoang dã. Ông nói:
- Tuần qua chỉ số VN-Index đã tăng thêm 108 điểm so với cuối tuần trước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 1.023,05 điểm.
Tôi nghĩ rằng thị trường đang phát triển hơi nóng, xét về mặt trung hạn giá chứng khoán cứ tăng chưa chắc là hay vì thị trường đã vượt qua giá trị thực tế của nó. Nhưng mức thực tế đó ở đâu thì không ai biết chính xác. Mỗi nhà đầu tư nên suy nghĩ, tính toán thật kỹ và phải tự biết điều chỉnh mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận được vì có thể thị trường không thể tăng mãi.
Theo tôi, điều tích cực nhất là dù thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ đi một đoạn ngắn, nhưng đã có nhiều nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khoán.
Theo ông, thị trường chứng khoán sôi động từ nguyên nhân nào?
Nó phản ánh thành tựu Việt Nam. Năm 2006 là một năm Việt Nam có khá nhiều thành tựu. Trong chuỗi sự kiện đó, tôi nghĩ việc tổ chức thành công hội nghị APEC là quan trọng.
Đối với người nước ngoài họ nghĩ: “À, Việt Nam đang ngồi chung một bàn với các nền kinh tế lớn”. Nhưng quan trọng hơn người Việt Nam thấy rằng có nhiều vị khách nước ngoài đến Việt Nam, học thêm về Việt Nam, trao đổi với Việt Nam như một đối tác.
Sẽ xuất hiện làn sóng đầu tư thứ ba, thưa ông?
Vấn đề đặt ra là có bao nhiêu vốn nhàn rỗi trong dân, liệu họ có sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán và những nhà đầu tư hiện nay kỳ vọng gì?
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Từng có làn sóng đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ cách đây 4-5 năm, lúc đó rất nhiều người ngạc nhiên, trong đó có cả chúng tôi, về số vốn mà các công ty này có thể huy động được.
Cái khó là Việt Nam chưa đủ thời gian và dữ liệu để phân tích. Hơn một năm nay chúng tôi đang cố gắng phân tích mức cân đối cung cầu, nhưng thật sự là rất khó.
Ông từng tham gia một số chuyến đi kêu gọi đầu tư tài chính vào Việt Nam. Công việc này có gặp khó khăn gì không?
Các bài trình bày của chúng tôi dựa vào phân tích của quĩ về kinh tế Việt Nam. Trước đây có những người nghe xong bảo: “Các anh nói đẹp như thế, vậy mà sao chúng tôi chẳng nghe những người khác nói như vậy!”.
Nhưng mấy năm gần đây đã có nhiều người nghe hơn, điều này phần rất lớn là do vị thế Việt Nam đã được nâng lên một qui mô khác khi hàng hóa xuất hiện trên nhiều thị trường. Cá ba sa, cá tra đi Mỹ, xe đạp đi châu Âu, gạo Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước...
Đến lúc này thì người ta lại nói “phải đi xem Việt Nam như thế nào?”.
Nghe nói ông còn đầu tư vào du lịch với khu nghỉ mát Mango Bay (Phú Quốc) nằm giữa rừng, không tủ lạnh, tivi, điện thoại, máy lạnh... mà lại khá đông khách?
Tôi cho rằng những gì được bắt đầu từ niềm yêu thích, đam mê thật sự thì sẽ duy trì, phát triển bền lâu hơn. Mango Bay cũng là cách tôi vừa làm vừa học.
Mấy năm trước, tôi cùng ba người bạn làm nên resort này với khái niệm du lịch bền vững. Đã có lúc tôi rất thích vì có nhiều người đến nghỉ nhưng cũng bắt đầu lo vì như vậy phải mở rộng thêm khu du lịch, như thế khó mà cân bằng với thiên nhiên.
Tôi băn khoăn, đằng sau khu nghỉ mát còn khu rừng, sau vài năm chim quay về nhưng nếu có nhiều người đến ở thì chim có ở nữa không? Tôi thấy Mango Bay nhỏ có chất lượng, còn hơn là lớn mà không giữ được ước mơ của mình.
Và ông còn lập tổ chức bảo vệ động vật hoang dã?
Chúng tôi lập Wildlife at Risk (Cuộc sống hoang dã trước nguy cơ bị tổn hại - WAR) đặt trụ sở tại Tp.HCM với mục tiêu bảo vệ môi trường thiên nhiên hoang dã tại các tỉnh miền Nam. WAR xuất phát từ sự quan tâm của tôi đối với thiên nhiên, muốn đóng góp trở lại để bảo vệ thiên nhiên. WAR cũng là một quá trình vừa làm vừa học.
Tôi đã mất một khoảng thời gian để tính toán xem mình có thể làm được gì hiệu quả nhất và gần đây cùng với ngành kiểm lâm thành lập một trạm nuôi dưỡng thú trước khi thả về thiên nhiên đặt ở Củ Chi (Tp.HCM), dự án hỗ trợ thông tin với học sinh trong trường học để các em không trở thành người “tiêu thụ” thú rừng sau này, hỗ trợ bảo tồn rừng quốc gia ở Phú Quốc.
WAR chỉ là tổ chức nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không có nhiều tham vọng và sẽ học từ từ.
* “Tôi đến Việt Nam vì bị ấn tượng về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử thế kỷ 20 và vì phong cảnh, thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú. Chuyến đi đầu tiên của tôi là từ Bắc vào Nam. Hồi đó Mỹ còn cấm vận, Ngân hàng Thế giới, Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng không hợp tác với Việt Nam nhưng người Việt Nam nói “chúng tôi muốn làm bạn với tất cả các nước”…
Tôi đến và thấy đúng là người Việt Nam muốn làm bạn, rất mến khách, con người Việt Nam nghĩ về tương lai và không bị áp lực của lịch sử níu kéo. Tôi đoán nơi này sẽ có cơ hội...” (Ông Dominic Scriven)