Giám sát những giao dịch chứng khoán bất thường
Nếu để các giao dịch bất thường diễn ra liên tục trên thị trường thì nhà đầu tư sẽ coi đó là bình thường
Lần đầu tiên, nghĩa vụ phối hợp với cơ quan chức năng trong hoạt động giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán của hệ thống ngân hàng thương mại và nhà đầu tư được quy định khá chi tiết trong Thông tư 13/2013 về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành cuối tháng 1/2013.
Tuy nhiên, một trong những chủ thể được xem là khá quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giám sát giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư dường như khá thờ ơ trước trách nhiệm này.
Theo định nghĩa tại Thông tư 13/2013/TT-BTC, giao dịch bất thường là các giao dịch rơi vào các tiêu chí cảnh báo bất thường do sở giao dịch chứng khoán quy định. Tiêu chí cảnh báo bất thường là hệ thống tiêu chí giám sát để xác định chứng khoán có giao dịch bất thường do sở giao dịch chứng khoán xây dựng và áp dụng để thực hiện công tác giám sát giao dịch sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy có thể hiểu là các tiêu chí cảnh báo bất thường đối với các giao dịch trên thị trường được xây dựng trên cơ sở khi có sự thay đổi bất thường về giá, khối lượng và phương thức giao dịch của nhà đầu tư.
Trên thực tế, nhà đầu tư có thể không định nghĩa được chính xác giao dịch bất thường là gì, nhưng nếu bảo họ chỉ ra những giao dịch bất thường diễn ra trên thị trường hàng ngày thì quá dễ.
Chỉ có điều là nếu (thực ra là đã, vì giao dịch bất thường đã diễn ra quá nhiều và từ quá lâu rồi...) để các giao dịch bất thường đó diễn ra liên tục và thường xuyên trên thị trường thì nhà đầu tư sẽ coi đó là bình thường và tham gia, sau này khi cơ quan quản lý muốn xử lý và buộc tội cũng khó khiến họ tâm phục khẩu phục.
Một giám đốc môi giới của công ty chứng khoán nhận xét rằng: nói chung, tất cả các hành vi thao túng giá, đội lái, nội gián... đều dẫn đến các hiện tượng giao dịch bất thường, tuy nhiên định nghĩa thế nào là giao dịch bất thường vẫn chưa được công khai bởi nó là những quy chế riêng của các cơ quan điều hành. Các tiêu chí này trên thực tế đã được xây dựng từ rất lâu song chưa được công bố một cách chi tiết.
Cũng tại quy định của Thông tư 13, quy trình giám sát các giao dịch bất thường của các cơ quan điều hành là các sở giao dịch chứng khoán.
Theo đó, khi phát hiện các giao dịch bất thường, sở giao dịch chứng khoán thực hiện kiểm tra theo uỷ quyền bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, yêu cầu thành viên giao dịch, các đối tượng liên quan cung cấp giải trình các thông tin liên quan đến giao dịch đó; kiểm tra tại trụ sở của thành viên giao dịch, tổ chức liên quan đến giao dịch chứng khoán (khi cần thiết).
Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới đối tượng kiểm tra theo ủy quyền ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở chính, chi nhánh và các địa điểm đăng ký hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch theo quy định của pháp luật, căn cứ vào uỷ quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán phải ra quyết định kiểm tra kèm theo đề cương kiểm tra và phải gửi văn bản về kết quả kiểm tra cho đối tượng bị kiểm tra trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra và kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm đối với thành viên giao dịch trong trường hợp vượt thẩm quyền của giao dịch chứng khoán.
Trong năm 2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phát hiện 130 trường hợp tài khoản vi phạm giao dịch mua bán cùng phiên trong đó 87 trường hợp vi phạm trên thị trường niêm yết, 47 trường hợp khác có dấu hiệu bất thường thuộc 39 mã chứng khoán, 276 trường hợp vi phạm của cổ đông lớn/cổ đông nội bộ/người có liên quan và giao dịch cổ phiếu quỹ. Và cùng với việc nâng cấp và tích hợp hệ thống giao dịch có năng lực xử lý giao dịch gấp 20-30 lần hệ thống hiện tại với một số tính năng mới như khớp lệnh trên memory; hỗ trợ đa thị trường, đa tiền tệ, cho phép áp dụng 6 loại lệnh mới..., HNX kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát giao dịch tại các thị trường cổ phiếu niêm yết tại đây.
Tuy nhiên, một trong những chủ thể được xem là khá quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giám sát giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư dường như khá thờ ơ trước trách nhiệm này.
Theo định nghĩa tại Thông tư 13/2013/TT-BTC, giao dịch bất thường là các giao dịch rơi vào các tiêu chí cảnh báo bất thường do sở giao dịch chứng khoán quy định. Tiêu chí cảnh báo bất thường là hệ thống tiêu chí giám sát để xác định chứng khoán có giao dịch bất thường do sở giao dịch chứng khoán xây dựng và áp dụng để thực hiện công tác giám sát giao dịch sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy có thể hiểu là các tiêu chí cảnh báo bất thường đối với các giao dịch trên thị trường được xây dựng trên cơ sở khi có sự thay đổi bất thường về giá, khối lượng và phương thức giao dịch của nhà đầu tư.
Trên thực tế, nhà đầu tư có thể không định nghĩa được chính xác giao dịch bất thường là gì, nhưng nếu bảo họ chỉ ra những giao dịch bất thường diễn ra trên thị trường hàng ngày thì quá dễ.
Chỉ có điều là nếu (thực ra là đã, vì giao dịch bất thường đã diễn ra quá nhiều và từ quá lâu rồi...) để các giao dịch bất thường đó diễn ra liên tục và thường xuyên trên thị trường thì nhà đầu tư sẽ coi đó là bình thường và tham gia, sau này khi cơ quan quản lý muốn xử lý và buộc tội cũng khó khiến họ tâm phục khẩu phục.
Một giám đốc môi giới của công ty chứng khoán nhận xét rằng: nói chung, tất cả các hành vi thao túng giá, đội lái, nội gián... đều dẫn đến các hiện tượng giao dịch bất thường, tuy nhiên định nghĩa thế nào là giao dịch bất thường vẫn chưa được công khai bởi nó là những quy chế riêng của các cơ quan điều hành. Các tiêu chí này trên thực tế đã được xây dựng từ rất lâu song chưa được công bố một cách chi tiết.
Cũng tại quy định của Thông tư 13, quy trình giám sát các giao dịch bất thường của các cơ quan điều hành là các sở giao dịch chứng khoán.
Theo đó, khi phát hiện các giao dịch bất thường, sở giao dịch chứng khoán thực hiện kiểm tra theo uỷ quyền bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, yêu cầu thành viên giao dịch, các đối tượng liên quan cung cấp giải trình các thông tin liên quan đến giao dịch đó; kiểm tra tại trụ sở của thành viên giao dịch, tổ chức liên quan đến giao dịch chứng khoán (khi cần thiết).
Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới đối tượng kiểm tra theo ủy quyền ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở chính, chi nhánh và các địa điểm đăng ký hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch theo quy định của pháp luật, căn cứ vào uỷ quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán phải ra quyết định kiểm tra kèm theo đề cương kiểm tra và phải gửi văn bản về kết quả kiểm tra cho đối tượng bị kiểm tra trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra và kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm đối với thành viên giao dịch trong trường hợp vượt thẩm quyền của giao dịch chứng khoán.
Trong năm 2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phát hiện 130 trường hợp tài khoản vi phạm giao dịch mua bán cùng phiên trong đó 87 trường hợp vi phạm trên thị trường niêm yết, 47 trường hợp khác có dấu hiệu bất thường thuộc 39 mã chứng khoán, 276 trường hợp vi phạm của cổ đông lớn/cổ đông nội bộ/người có liên quan và giao dịch cổ phiếu quỹ. Và cùng với việc nâng cấp và tích hợp hệ thống giao dịch có năng lực xử lý giao dịch gấp 20-30 lần hệ thống hiện tại với một số tính năng mới như khớp lệnh trên memory; hỗ trợ đa thị trường, đa tiền tệ, cho phép áp dụng 6 loại lệnh mới..., HNX kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát giao dịch tại các thị trường cổ phiếu niêm yết tại đây.