Giảm thuế để giảm giá
Giảm thuế sẽ là một trong những giải pháp trọng tâm trong nhóm giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá "phi mã" hiện nay
Giảm thuế sẽ là một trong những giải pháp trọng tâm trong nhóm giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá "phi mã" hiện nay.
Chiều 3/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết trong 5 tháng cuối năm, Nhà nước sẽ giảm đến khoảng 70% thuế nhập khẩu, đồng thời cũng sẽ giảm thuế sớm hơn lộ trình theo cam kết gia nhập WTO đối với một số mặt hàng, nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá hàng hóa trong nước.
Được giảm thuế trước hết sẽ là nhóm các mặt trọng yếu như lương thực - thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phôi thép và thép. Các mặt hàng này dự kiến sẽ điều chỉnh giảm từ 30 đến 40% thuế suất hiện hành. Các nhóm mặt hàng như sữa, sữa nguyên liệu, sữa thành phẩm sẽ giảm ngay từ 40 đến 50% so với thuế suất hiện hành. Riêng đối với thuế nhập khẩu xăng và dầu hiện nay đã hạ xuống 0%.
Đối với nhóm các mặt hàng hiện đang có mức bảo hộ cao như ôtô, quạt điện, hóa mỹ phẩm, máy khâu, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, Bộ Tài chính sẽ tiến hành tiếp tục rà soát và dự kiến sẽ giảm thuế nhanh hơn khoảng 10% so với lộ trình theo cam kết WTO.
Một biện pháp nữa là sẽ giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu từ 30 ngày lên 90 ngày đối với những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và mặt hàng nguyên liệu nhựa, hóa chất cơ bản...
Ba nhóm giải pháp khác
Ngoài các biện pháp về thuế, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng đã nêu lên 3 nhóm giải pháp cơ bản khác gồm đảo bảo cán cân cung - cầu hàng hóa; điều hành chính sách tài chính tiền tệ; kiểm soát giá và chống đầu cơ giá.
Ở nhóm giải pháp đảm bảo cung - cầu hàng hóa, Bộ trưởng cho rằng, nếu những mặt hàng nào trong nước mà cung thấp hơn cầu thì triển khai nhập khẩu ngay. Ví dụ cho nhập khẩu các loại thịt gia súc, gia cầm và các loại thực phẩm quan trọng, điều hành xuất khẩu gạo hợp lý để tránh xuất khẩu quá mức, gây ra khả năng ảnh hưởng đến giá.
Ở nhóm giải pháp tài chính tiền tệ, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện điều hòa cung cầu tiền tệ, đồng thời theo dõi chặt chẽ tác động của việc tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ để có biện pháp xử lý một cách thích hợp.
Ở nhóm giải pháp kiểm soát giá và chống đầu cơ giá, theo Bộ trưởng, trước mắt tạm thời trong quý 3/2007 tạm thời giữ nguyên giá điện, giá cước vận tải hành khách bằng xe buýt, nước sinh hoạt, dịch vụ bưu chính. Chưa thực hiện điều chỉnh giá bán than cho 4 hộ tiêu thụ lớn là sản xuất điện, giấy, xi măng, phân bón. Hiện nay 4 hộ này vẫn được mua than với giá dưới giá thành.
Tiếp theo là tiếp tục thực hiện lộ trình tạm lùi thời gian điều chỉnh giá bán dầu các loại; giảm giá đối với dịch vụ viễn thông và một số hàng hóa, dịch vụ khác ngay trong tháng 8, thành lập các đoàn công tác kiểm tra liên Bộ để kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về Pháp lệnh giá. Thực hiện kiểm soát yếu tố giá thành với một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá đang có giá tăng cao.
Chiều 3/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết trong 5 tháng cuối năm, Nhà nước sẽ giảm đến khoảng 70% thuế nhập khẩu, đồng thời cũng sẽ giảm thuế sớm hơn lộ trình theo cam kết gia nhập WTO đối với một số mặt hàng, nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá hàng hóa trong nước.
Được giảm thuế trước hết sẽ là nhóm các mặt trọng yếu như lương thực - thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phôi thép và thép. Các mặt hàng này dự kiến sẽ điều chỉnh giảm từ 30 đến 40% thuế suất hiện hành. Các nhóm mặt hàng như sữa, sữa nguyên liệu, sữa thành phẩm sẽ giảm ngay từ 40 đến 50% so với thuế suất hiện hành. Riêng đối với thuế nhập khẩu xăng và dầu hiện nay đã hạ xuống 0%.
Đối với nhóm các mặt hàng hiện đang có mức bảo hộ cao như ôtô, quạt điện, hóa mỹ phẩm, máy khâu, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, Bộ Tài chính sẽ tiến hành tiếp tục rà soát và dự kiến sẽ giảm thuế nhanh hơn khoảng 10% so với lộ trình theo cam kết WTO.
Một biện pháp nữa là sẽ giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu từ 30 ngày lên 90 ngày đối với những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và mặt hàng nguyên liệu nhựa, hóa chất cơ bản...
Ba nhóm giải pháp khác
Ngoài các biện pháp về thuế, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng đã nêu lên 3 nhóm giải pháp cơ bản khác gồm đảo bảo cán cân cung - cầu hàng hóa; điều hành chính sách tài chính tiền tệ; kiểm soát giá và chống đầu cơ giá.
Ở nhóm giải pháp đảm bảo cung - cầu hàng hóa, Bộ trưởng cho rằng, nếu những mặt hàng nào trong nước mà cung thấp hơn cầu thì triển khai nhập khẩu ngay. Ví dụ cho nhập khẩu các loại thịt gia súc, gia cầm và các loại thực phẩm quan trọng, điều hành xuất khẩu gạo hợp lý để tránh xuất khẩu quá mức, gây ra khả năng ảnh hưởng đến giá.
Ở nhóm giải pháp tài chính tiền tệ, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện điều hòa cung cầu tiền tệ, đồng thời theo dõi chặt chẽ tác động của việc tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ để có biện pháp xử lý một cách thích hợp.
Ở nhóm giải pháp kiểm soát giá và chống đầu cơ giá, theo Bộ trưởng, trước mắt tạm thời trong quý 3/2007 tạm thời giữ nguyên giá điện, giá cước vận tải hành khách bằng xe buýt, nước sinh hoạt, dịch vụ bưu chính. Chưa thực hiện điều chỉnh giá bán than cho 4 hộ tiêu thụ lớn là sản xuất điện, giấy, xi măng, phân bón. Hiện nay 4 hộ này vẫn được mua than với giá dưới giá thành.
Tiếp theo là tiếp tục thực hiện lộ trình tạm lùi thời gian điều chỉnh giá bán dầu các loại; giảm giá đối với dịch vụ viễn thông và một số hàng hóa, dịch vụ khác ngay trong tháng 8, thành lập các đoàn công tác kiểm tra liên Bộ để kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về Pháp lệnh giá. Thực hiện kiểm soát yếu tố giá thành với một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá đang có giá tăng cao.