Giới đầu tư quốc tế “ôm” tiền, cổ phiếu đợi 2012
Giới đầu tư quốc tế tăng tỷ lệ tiền mặt lên mức cao nhất trong vòng 1 năm nhằm chuẩn bị đón một năm 2012 nhiều biến động
Trong tháng 12 này, giới đầu tư quốc tế tăng tỷ lệ tiền mặt trong danh mục đầu tư lên mức cao nhất trong vòng một năm nhằm chuẩn bị đón một năm 2012 nhiều biến động, theo kết quả một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters vừa thực hiện. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà đầu tư tranh thủ mức giá cổ phiếu xuống thấp để tăng cường mua vào loại tài sản này.
Reuters cho biết, cuộc thăm dò này được thực hiện với sự tham gia của 56 ngân hàng đầu tư hàng đầu tại Mỹ, châu Âu đại lục, Anh quốc và Nhật Bản. Bình quân, trong tháng 12 này, tiền mặt chiếm tỷ lệ bình quân 6,6% tổng giá trị danh mục của các nhà đầu tư ở các thị trường này, mức cao nhất kể từ tháng 12/2010, và tăng so với mức 6,4% trong tháng 11.
Cùng với đó, cổ phiếu chiếm 51,3% danh mục của các nhà đầu tư tại các thị trường nói trên, mức cao nhất kể từ tháng 7, từ mức 50,6% trong tháng 11. Dẫn đầu sự tăng nắm giữ cổ phiếu này là các nhà đầu tư Mỹ và Nhật Bản. Trái lại, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu trong danh mục giảm xuống mức 34,3%, thấp nhất từ tháng 3, so với mức 35,3%.
“Bất chấp triển vọng đi xuống của tăng trưởng kinh tế trong năm tới, chúng tôi đang có cái nhìn lạc quan về triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán, xét tới mức giá cổ phiếu thấp và năng lực tài chính tương đối mạnh hiện nay của nhiều công ty”, Giám đốc đầu tư Alec Letchfield thuộc công ty quản lý tài sản HSBC Asset Management cho biết.
“Mặc dù vậy, mức độ bất ổn của thị trường có thể gia tăng và những rủi ro suy giảm của thị trường vẫn còn đó xét tới việc cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Eurozone còn có thể leo thang”, ông Letchfield nói thêm.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán toàn cầu từ đầu năm tới nay đã giảm 12% cùng với sự giảm giá của hàng loạt cổ phiếu ở mọi lĩnh vực.
“Giá cổ phiếu tại Mỹ đang rất hấp dẫn. Nhìn vào tất cả các loại tài sản có thể thấy, trái phiếu hiện không đem lại mức lợi suất cao, trong khi mức giá và cổ tức của cổ phiếu lại không tệ chút nào”, ông Steve Bleiberg,Chủ tịch kiêm Giám đốc đầu tư của công ty Legg Mason Global Asset Allocation, nhận xét.
Trong danh mục trái phiếu, giới đầu tư tại Mỹ, châu Âu đại lục, Anh và Nhật đã cắt giảm tỷ lệ nắm giữ nợ công xuống mức 51,3%, thấp nhất trong 1 năm, đồng thời tăng tỷ lệ nắm giữ các loại trái phiếu lợi suất cao lên 14,7%.
Tại Mỹ, giới đầu tư tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trong tháng 12 lên mức cao nhất trong 1 năm do nền kinh tế nước này phát đi những tín hiệu khả quan hơn. Tháng 12 là tháng thứ hai liên tiếp các nhà đầu tư Mỹ tăng tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục, lên mức bình quân 66,8%.
Trong khi đó, tại châu Âu, các nhà đầu tư đang có mức nắm giữ tiền mặt trong danh mục cao nhất kể từ đầu năm, đồng thời cắt giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu. Điều này là dễ hiểu vì giới đầu tư châu Âu muốn bảo vệ danh mục khỏi những rủi ro như vỡ nợ cấp quốc gia hoặc khối Eurozone tan rã.
Tiền mặt hiện chiếm 10,5% tổng giá trị danh mục của giới đầu tư châu Âu đại lục, so với mức 9,9% trong tháng 11, và gần gấp đôi tỷ lệ vào tháng 12/2010. So với tháng 11, tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục của các nhà đầu tư châu Âu giữ nguyên ở mức 44%, đồng thời là mức cao nhất kể từ tháng 7.
Tại Nhật, các nhà đầu tư tăng nắm giữ cổ phiếu nước ngoài lần đầu tiên trong 3 tháng do những hy vọng về sự phục hồi của kinh tế Mỹ, đồng thời cắt giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu. Hiện các nhà đầu tư Nhật nắm 45,6% danh mục là cổ phiếu, từ mức 44,7% trong tháng 11.
Trong khi đó, tại Anh, giới đầu tư tăng nắm giữ tiền mặt và cắt giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu do lo ngại về khả năng leo thang của khủng hoảng nợ châu Âu.
Cũng theo kết quả điều tra của Reuters, tính trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của giới đầu tư trong tháng 12 này là 10,4% tổng giá trị danh mục, tăng hơn 1 điểm phần trăm so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn 1 năm.
Reuters cho biết, cuộc thăm dò này được thực hiện với sự tham gia của 56 ngân hàng đầu tư hàng đầu tại Mỹ, châu Âu đại lục, Anh quốc và Nhật Bản. Bình quân, trong tháng 12 này, tiền mặt chiếm tỷ lệ bình quân 6,6% tổng giá trị danh mục của các nhà đầu tư ở các thị trường này, mức cao nhất kể từ tháng 12/2010, và tăng so với mức 6,4% trong tháng 11.
Cùng với đó, cổ phiếu chiếm 51,3% danh mục của các nhà đầu tư tại các thị trường nói trên, mức cao nhất kể từ tháng 7, từ mức 50,6% trong tháng 11. Dẫn đầu sự tăng nắm giữ cổ phiếu này là các nhà đầu tư Mỹ và Nhật Bản. Trái lại, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu trong danh mục giảm xuống mức 34,3%, thấp nhất từ tháng 3, so với mức 35,3%.
“Bất chấp triển vọng đi xuống của tăng trưởng kinh tế trong năm tới, chúng tôi đang có cái nhìn lạc quan về triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán, xét tới mức giá cổ phiếu thấp và năng lực tài chính tương đối mạnh hiện nay của nhiều công ty”, Giám đốc đầu tư Alec Letchfield thuộc công ty quản lý tài sản HSBC Asset Management cho biết.
“Mặc dù vậy, mức độ bất ổn của thị trường có thể gia tăng và những rủi ro suy giảm của thị trường vẫn còn đó xét tới việc cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Eurozone còn có thể leo thang”, ông Letchfield nói thêm.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán toàn cầu từ đầu năm tới nay đã giảm 12% cùng với sự giảm giá của hàng loạt cổ phiếu ở mọi lĩnh vực.
“Giá cổ phiếu tại Mỹ đang rất hấp dẫn. Nhìn vào tất cả các loại tài sản có thể thấy, trái phiếu hiện không đem lại mức lợi suất cao, trong khi mức giá và cổ tức của cổ phiếu lại không tệ chút nào”, ông Steve Bleiberg,Chủ tịch kiêm Giám đốc đầu tư của công ty Legg Mason Global Asset Allocation, nhận xét.
Trong danh mục trái phiếu, giới đầu tư tại Mỹ, châu Âu đại lục, Anh và Nhật đã cắt giảm tỷ lệ nắm giữ nợ công xuống mức 51,3%, thấp nhất trong 1 năm, đồng thời tăng tỷ lệ nắm giữ các loại trái phiếu lợi suất cao lên 14,7%.
Tại Mỹ, giới đầu tư tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trong tháng 12 lên mức cao nhất trong 1 năm do nền kinh tế nước này phát đi những tín hiệu khả quan hơn. Tháng 12 là tháng thứ hai liên tiếp các nhà đầu tư Mỹ tăng tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục, lên mức bình quân 66,8%.
Trong khi đó, tại châu Âu, các nhà đầu tư đang có mức nắm giữ tiền mặt trong danh mục cao nhất kể từ đầu năm, đồng thời cắt giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu. Điều này là dễ hiểu vì giới đầu tư châu Âu muốn bảo vệ danh mục khỏi những rủi ro như vỡ nợ cấp quốc gia hoặc khối Eurozone tan rã.
Tiền mặt hiện chiếm 10,5% tổng giá trị danh mục của giới đầu tư châu Âu đại lục, so với mức 9,9% trong tháng 11, và gần gấp đôi tỷ lệ vào tháng 12/2010. So với tháng 11, tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục của các nhà đầu tư châu Âu giữ nguyên ở mức 44%, đồng thời là mức cao nhất kể từ tháng 7.
Tại Nhật, các nhà đầu tư tăng nắm giữ cổ phiếu nước ngoài lần đầu tiên trong 3 tháng do những hy vọng về sự phục hồi của kinh tế Mỹ, đồng thời cắt giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu. Hiện các nhà đầu tư Nhật nắm 45,6% danh mục là cổ phiếu, từ mức 44,7% trong tháng 11.
Trong khi đó, tại Anh, giới đầu tư tăng nắm giữ tiền mặt và cắt giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu do lo ngại về khả năng leo thang của khủng hoảng nợ châu Âu.
Cũng theo kết quả điều tra của Reuters, tính trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của giới đầu tư trong tháng 12 này là 10,4% tổng giá trị danh mục, tăng hơn 1 điểm phần trăm so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn 1 năm.